Doanh nghiệp Hàn Quốc phàn nàn về thủ tục, Chủ tịch TPHCM nói gì?
Đối thoại với lãnh đạo UBND TPHCM, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng, các thủ tục hành chính như phát triển dự án, thành lập thêm pháp nhân, giấy phép chuyển đổi pháp nhân, thủ tục mua đất cho các dự án nước ngoài chưa rõ ràng và phức tạp, gây khó khăn cho việc thực hiện đầu tư…
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong
Ngày 25/3, UBND TP.HCM và Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc phối hợp tổ chức buổi ‘Đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp Hàn Quốc’.
Tại buổi đối thoại, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chia sẻ về những vướng mắc, khó khăn khi làm ăn tại TP.HCM, cũng như ở cả nước. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh hạn chế sở hữu nước ngoài trong kinh doanh vận tải; hỗ trợ vốn tín dụng; đơn giản hóa thủ tục đăng ký mới và gia hạn giấy phép tại Việt Nam…
Đơn cử như Công ty TNHH CJ Vina Agri (một trong những công ty chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi trực thuộc tập đoàn CJ – Hàn Quốc), cho biết đơn vị đang gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm phù hợp để thành lập một nhà máy giết mổ/chế biến hiện đại ở khu vực phía Bắc của TP.HCM (Hóc Môn/Củ Chi).
Video đang HOT
Doanh nghiệp này kiến nghị UBND TP.HCM hỗ trợ tìm kiếm địa điểm xây dựng và hỗ trợ cấp phép sớm.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc bày tỏ nhiều ý kiến bức xúc về thũ tục, thuế tại buổi đối thoại với lãnh đạo UBND TPHCM
Về cải cách thủ tục hành chính, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) Kim Heung Soo cho rằng, các thủ tục hành chính như phát triển dự án, thành lập thêm pháp nhân, giấy phép chuyển đổi pháp nhân, thủ tục chuyển nhượng đất cho các dự án nước ngoài của các công ty FDI đã đầu tư còn chưa rõ ràng và phức tạp, các thủ tục này bị trì hoàn gây khó khăn cho việc thực hiện đầu tư…
Ông Kim Heung Soo còn cho biết, các doanh nghiệp kiến nghị về việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định quản lý thuế mới, như tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hằng quý hiện nay tính đến quý 3 nếu không đạt 75% số thuế thực tế tính theo quyết toán cả năm, thì phải nộp phạt chậm nộp. Điều này có nghĩa để nộp hơn 75% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế hằng năm theo quy định, cần phải dự đoán tổng số thuế cả năm. Nhưng việc này là không thể trong bối cảnh dịch bệnh, môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
“Có sự bất hợp lý trong quy định nộp phạt theo dự đoán số thuế tương lai không chắc chắn, do đó, các doanh nghiệp kiến nghị sửa đổi căn cứ để tính số tiền thuế dự kiến phải nộp, dựa trên tổng số thuế đã nộp của năm trước hoặc theo doanh số thực tế của các quý trong năm đã được khai báo” – ông Kim Heung Soo đề xuất.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh hạn chế sở hữu nước ngoài trong kinh doanh vận tải; hỗ trợ vốn tín dụng; đơn giản hóa thủ tục đăng ký mới và gia hạn giấy phép tại Việt Nam…
Trả lời các doanh nghiệp, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, hiện nay theo quy định, TP.HCM thu hút đầu tư các dự án thân thiện với môi trường, không thâm dụng lao động, nên trước mỗi trường hợp phải xin ý kiến của Sở Khoa học – công nghệ và các sở ngành khác để có hướng dẫn nên thời gian còn bị chậm.
“Thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, TPHCM sẽ thực hiện cơ hế phối hợp sở ngành để làm sao giải quyết cho nhanh nhất cho các nhà đầu tư” – bà Mai cam kết.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, tính đến tháng 2, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại thành phố với 1.892 dự án (chiếm gần 19% tổng số dự án nước ngoài) và tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỷ USD (chiếm 10,8% tỷ lệ vốn đầu tư). Tuy nhiên, những con số này vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác phát triển của hai nước.
Ghi nhận tất cả những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc và những đề xuất cần cải thiện, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết: Sau sự kiện này, Tổ công tác đầu tư và Tổng Công ty đối ngoại hợp tác quốc tế sẽ tăng cường trao đổi với các doanh nghiệp Hàn Quốc để từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đang gặp phải để sớm có phản hồi, hướng dẫn cụ thể cho từng doanh nghiệp.
“Tôi mời gọi cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc cùng hợp sức với TP.HCM vừa phục hồi sản xuất kinh doanh vừa ứng phó hiệu quả với đại dịch. TP.HCM cam kết sẽ làm tốt hơn nữa các cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư đã đề ra, đồng thời kiên trì các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để TP.HCM luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài”, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở ban ngành tiếp tục nghiên cứu giải quyết những vướng mắc, kiến nghị và sớm có phản hồi, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp; thông tin đến từng doanh nghiệp kết quả giải quyết của chính quyền TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, chính quyền TP.HCM mong muốn lắng nghe và ghi nhận từ thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc những khó khăn, kiến nghị và các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác kinh tế TP.HCM – Hàn Quốc trước những tác động của đại dịch để TP.HCM thực sự là điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy với các nhà đầu tư.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng mạnh
Trong tháng 2, kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh tháng 2 ước đạt 131,23 triệu USD, tăng 94% so với tháng trước và tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh ước đạt 198,86 triệu USD. Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 2 tháng đầu năm gồm: Sản phẩm mây tre lá, cà phê, sản phẩm gỗ, thuốc lá điếu, hàng thủy sản, hàng dệt may và tàu biển.
Thép nhập khẩu qua cảng Cam Ranh.
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 58,69 triệu USD, tăng 5,77% so với tháng trước và tăng 23,67% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu thuộc về nguyên liệu thủy sản, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và máy móc, thiết bị ...
Tập đoàn AVG của Nga đầu tư khu chế biến thịt lợn 1,4 tỷ USD tại Thanh Hóa Dự án tổ hợp chế biến thịt lợn tại khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá có quy mô trang trại chăn nuôi lợn 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000ha và tổng vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD. Tập đoàn AVG của Nga đầu tư khu chế biến thịt lợn 1,4 tỷ USD tại Thanh Hóa (ảnh minh họa)...