Doanh nghiệp được hỗ trợ để duy trì việc làm cho người lao động
Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng.
Cụ thể, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm khi có đủ 4 điều kiện.
Cụ thể, điều kiện đầu tiên là đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Việc làm liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động nếu người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng đó.
Doanh nghiệp được xác định là găp kho khăn do suy giam kinh tê hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 300 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động với thời hạn dưới 3 tháng.
Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.
Những trường hợp được coi là bất khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại.
Doanh nghiệp không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế.
Video đang HOT
Sau cùng, doanh nghiệp cần có phương an đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy tri viêc lam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Những người sử dụng lao động khi đủ các điều kiện trên sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 6 tháng.
Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 1 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Đối vơi khoá đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.
P.Thảo
Theo Dantri
Năm 2014, 630 người chết vì tai nạn lao động
"Năm 2014, toàn quốc xảy ra 6.709 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 6.941 người bị nạn, trong đó có 630 người chết. So với năm 2013, số vụ TNLĐ tăng 14 vụ, tăng 56 nạn nhân. Đặc biệt, số vụ có từ 2 nạn nhân tăng 46%. TP HCM có số TNLĐ tăng tới 42%".
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết thông tin về tình hình TNLĐ năm 2014 tại buổi giới thiệu Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) lần thứ 17 năm 2015. Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức sáng 3/3 tại Hà Nội.
Theo đó, mức thiệt hại vật chất từ các vụ TNLĐ năm 2014 là 90,78 tỉ đồng, thiệt hại về tài sản là 7,76 tỉ đồng. TNLĐ còn gây ra 80.944 ngày nghỉ việc.
Bộ LĐ-TB&XH thống kê, một số địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người tà TPHCM, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Đồng Nai...Trong đó, Đồng Nai có báo cáo về số vụ TNLĐ nhiều nhất, TPHCM có số vụ TNLĐ dẫn đến chết người nhiều nhất.
Các lĩnh vực, ngành nghề xảy ra nhiều TNLĐ chết người là khai thác khoáng sản, xây dựng, kinh doanh điện, cơ khí và chế tạo. Tai nạn ngã từ trên cao vẫn là loại hình chiếm tỉ lệ cao nhất với 30,8% tổng số người chết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, năm nào Bộ LĐ-TB&XH cũng tổ chức Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN, nhưng kết quả số vụ TNLĐ không có chiều hướng giảm và liệu có đi vào "lối mòn", Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thừa nhận số liệu về TNLĐ và người chết vẫn không giảm. Nhưng ông cho rằng giữa mong muốn giảm số TNLĐ và thực tế lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác.
"Theo báo cáo cho thấy, khoảng 72% nguyên nhân gây ra TNLĐ chết người là do người sử dụng lao động. Ngoài ra, hơn 13 % nguyên nhân là do người lao động. Phần còn lại là do các nguyên nhân khác" - Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.
Năm 2014, TNLĐ tăng 14 vụ so với năm 2013 (ảnh minh họa)
Nhấn mạnh tới yếu tố tuyên truyền, nâng cao ý thức từ phía người sử dụng lao động, người lao động của Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng công tác tổ chức Tuần lễ ATVSLĐ không đi vào "lối mòn", ngược lại hiệu quả của công tác tuyên truyền đã đạt các mục tiêu đề ra.
Theo đó, chương trình ATVSLĐ trên toàn quốc năm 2014 đã làm giảm 3% tần suất TNLĐ chết người tại một số lĩnh vực có nguy cơ cao, tăng 3% số cơ sở khám chữa bệnh, 3% số người được khám phát hiện bệnh định kỳ, tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả mô hình công tác quản lý ATVSLĐ...
Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng thừa nhận, công tác thống kê TNLĐ chết người còn chậm và thấp hơn so với thực tế. Năm 2014, toàn quốc thống kê có 592 vụ TNLĐ làm chết người nhưng Bộ LĐ-TB&XH mới nhận được 202 biên bản điều tra, 19.780/269.554 doanh nghiệp (chiếm 6,9%) có báo cáo về tình hình TNLĐ, số biên bản gửi về Bộ LĐ-TB&XH chỉ chiếm 34% tổng số vụ TNLĐ chết người. Trường hợp cá biệt, TP Cần Thơ có tới 5.769 doanh nghiệp nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp gửi báo cáo về Sở LĐ-TB&XH Cần Thơ về tình hình TNLĐ...
Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, sự phối hợp chưa tốt trong việc giải quyết các vụ TNLĐ chết người theo Thông tư liên tịch giữa Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công An, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cũng khiến cho tiến độ điều tra các vụ TNLĐ chết người còn chậm so với quy định. Ngoài ra, chế độ báo cáo chưa được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm của người sử dụng lao động và các cơ quan quản lý cũng chưa được quy định nghiêm túc trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp hy vọng, dự án Luật ATVSLĐ khi được Quốc hội xem xét và thông qua trong năm 2015 sẽ là cơ sở để khắc phục hạn chế này: "Dự án luật ATVSLĐ đã đưa quy định về chế độ thông tin báo cáo, lập biên bản hồ sơ khi có TNLĐ đối với chủ sử dụng lao động, công đoàn, chính quyền địa phương, thanh tra lao động địa phương...Khi các quy định này đi vào hiện thực, số liệu thống kê sẽ chính xác hơn, trên cơ sở đó hình thành các chính sách, kế hoạch sát với thực tế hơn".
Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 sẽ được tổ chức từ ngày 15-21/3 tại Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chủ đề của Tuần lễ ANTVSLĐ -PCCN lần thứ 17 là "Mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ mình, doanh nghiệp và xã hội". Tuần lễ sẽ bao gồm nhiều hoạt động như Hội thảo về phòng ngừa TNLĐ-PCCN, hội thảo ATLĐ trong các ngành có nguy cơ cao, cuộc thi an toàn vệ sinh viên giỏi tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tổ chức lập tập huấn ANTVSLĐ, diễn tập các phương án phòng chữa cháy...
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Ưu tiên những công dân tốt nghiệp đại học nhập ngũ 2015 Nét mới công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm nay là chú trọng ưu tiên những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề và công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng xây dựng quân đội trong tình hình mới. Để góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng tuyển...