Doanh nghiệp dược châu Âu kêu gọi chính phủ các nước dự trữ thuốc
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổng Giám đốc Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm châu Âu – ông Adrian van den Hoven cho biết các nhà sản xuất dược phẩm châu Âu đã hối thúc chính phủ các nước dự trữ những loại thuốc quan trọng để đề phòng nguy cơ bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đợt hai, trong bối cảnh kho dự trữ đã cạn kiệt trong những tháng qua.
Thuốc được bán tại hiệu thuốc ở Winnipeg, Canada. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của báo giới, ông Van den Hoven cho biết ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu thực sự lưu tâm và yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) cùng tất cả các quốc gia thành viên lên kế hoạch để đối phó với làn sóng bùng phát thứ hai của dịch COVID-19. Ông đồng thời nhấn mạnh ngành công nghiệp dược phẩm châu Âu yêu cầu chính phủ các nước dự trữ và mua bổ sung thuốc cho các đơn vị chăm sóc tích cực.
Theo Tổng Giám đốc Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm châu Âu, nhiều loại thuốc đang được sử dụng trong điều trị tích cực chỉ được sản xuất khi có nhu cầu cụ thể và dự trữ hầu như cạn kiệt khi các chuyên gia chăm sóc y tế đã sử dụng để điều trị cho bệnh nhân trong đợt đại dịch đầu tiên. Việc xây dựng kho dự trữ sẽ mất ít nhất 3 tháng, do đó cần phải bắt đầu càng sớm càng tốt.
Ông Adrian van den Hoven cảnh báo hiện các doanh nghiệp dược không còn sản phẩm dự trữ nữa, do đó nếu muốn bổ sung, họ cần đầu tư lớn và quá trình sản xuất phụ thuộc vào việc đầu tư này. Một khoản đầu tư như vậy sẽ là một gánh nặng đáng kể đối với ngân sách các quốc gia vốn đã rất căng thẳng vì các biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên, các công ty dược phẩm không thể bắt đầu bổ sung kho dự trữ mà không có yêu cầu rõ ràng từ phía các chính phủ cũng như tín hiệu về số lượng thuốc mà mỗi quốc gia cần.
Theo ông, ngành dược sẽ phải tự tính toán kịch bản bùng phát đợt dịch thứ hai theo 3 mức nguy cơ: thấp, trung bình và cao, tiếp đó sẽ cung cấp thông tin cho các chính phủ và đề nghị lên kế hoạch ứng phó với những mức độ nguy cơ này. Ông cho rằng đợt bùng phát thứ hai rất có thể xảy ra khi châu Âu bắt đầu mở cửa biên giới cho du lịch, dự kiến vào cuối mùa Hè sắp tới.
Video đang HOT
EU đã bắt đầu xúc tiến thiết lập một kho dự trữ chung về thiết bị y tế để có thể phân phối cho các quốc gia thành viên khi cần. Sáng kiến này, được gọi là kho dự trữ rescEU, trong đó có máy thở và khẩu trang.
Cũng liên quan tình hình y tế phòng dịch, 6 xe tải chở hơn 70 tấn thiết bị y tế do Chính phủ Ba Lan tài trợ để giúp chống đại dịch COVID-19 đã khởi hành từ thủ đô Vácsava của Ba Lan tới khu vực Tây Balkan ngày 26/5.
Các thiết bị viện trợ bao gồm quần áo bảo hộ y tế, mặt nạ phẫu thuật và dung dịch khử trùng, sẽ được chuyển đến Albania, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Kosovo, Bắc Macedonia và Serbia. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Szymon Szynkowski vel Sk, viện trợ này là một minh chứng cho sự đoàn kết quốc tế.
Mỹ cảnh báo hai cuộc chiến thương mại tiếp theo
Thuế kỹ thuật số của Pháp đã làm thổi bùng lên sự tức giận của người Mỹ, cảnh báo cuộc chiến thương mại mới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin mới đây đã cảnh báo các quốc gia châu Âu đang chuẩn bị áp thuế kỹ thuật số sẽ có thể trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh thương mại mới.
Pháp đã định đánh thuế kỹ thuật số nhưng đối mặt chiến tranh thương mại với Mỹ và buộc phải trì hoãn.
Cụ thể, ông Mnuchin ca ngợi việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đồng ý hoãn ban hành thuế kỹ thuật số - một động thái được cho là nhằm đến các công ty công nghệ Mỹ - cho đến cuối năm nay. Bộ trưởng Mỹ đồng thời kêu gọi Ý và Anh cũng nên noi gương Pháp trước khi thực sự có một cuộc chiến thương mại nổ ra.
Theo ông Mnuchin, việc trì hoãn thuế kỹ thuật số ở Pháp như là việc khởi đầu của giai đoạn giải quyết tranh chấp thương mại.
Ngoài Ý và Anh được đề cập trực tiếp bởi ông Mnuchin, Cộng hòa Séc cũng được cho là nằm trong tầm ngắm của Washington. Theo tờ báo địa phương Hospodá"5;ské noviny, Chính phủ nước này đang có kế hoạch phê duyệt một loại thuế tương tự thuế kỹ thuật số của Pháp từ cuối năm 2019. Các quan chức Mỹ đã cảnh báo Cộng hòa Séc về những thiệt hại nghiêm trọng, sẽ mất hàng tỷ USD nếu thực hiện động thái như vậy.
Hơn nữa, việc áp thuế kỹ thuật số có thể sẽ được áp dụng ở toàn châu Âu chứ không phải ở một nước đơn lẻ. Điều này sẽ khiến các nỗ lực đe dọa, gây sức ép của Mỹ với từng thành viên EU không còn giá trị.
Mới đây, Cao ủy châu Âu về vấn đề thị trường nội địa Thierry Breton khẳng định rằng thuế kỹ thuật số sẽ sớm áp dụng không phải ở từng nước đơn lẻ mà ở cấp độ toàn châu Âu. Dẫu vậy, ông Breton không tiết lộ thời điểm thuế này được ban hành.
Thuế kỹ thuật số được cho sẽ trở thành xu hướng trên thế giới do tính phức tạp từ loại hình cung cấp Internet hiện tại. Tại Pháp, loại thuế này được gọi là GAFA - viết tắt từ tên các tập đoàn Google, Apple, Facebook và Amazon. Đây là những tập đoàn Mỹ lớn nhất về vốn hóa, chỉ đứng sau mỗi Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia dẫn đầu thế giới. Pháp quyết định áp thuế 3% đối với doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số của các công ty ở Pháp.
Sau các đe dọa đánh thuế hàng nhập khẩu Pháp vào Mỹ trị giá 2,4 tỷ USD, hôm 20/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất trí hoãn cuộc chiến thuế quan đến cuối năm 2020 và tiếp tục đàm phán tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về thuế dịch vụ kỹ thuật số trong giai đoạn tới.
Một quan chức ngoại giao Pháp ngày 20/1 chia sẻ với hãng tin Reuters: "Họ đã nhất trí cho các cuộc đàm phán một cơ hội đến cuối năm nay. Trong thời gian đó, sẽ không có các đòn thuế ăn miếng trả miếng".
Nhà Trắng cũng xác nhận thông tin trên trong thông báo cùng ngày.
Việc trì hoãn thuế kỹ thuật số với Pháp chưa rõ có thể tác động đến các nước châu Âu khác hay không song Washington vẫn gửi đi cảnh báo trước. Ý, Anh, Cộng hòa Séc hay bất cứ quốc gia châu Âu nào cũng đều có thể nằm trong tầm ngắm.
Hải Lâm
Theo baodatviet.vn
Iran sẽ không bao giờ tìm cách trang bị vũ khí hạt nhân Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng: "... dù có hay không có thỏa thuận hạt nhân, chúng tôi sẽ không bao giờ tìm cách trang bị vũ khí hạt nhân." Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại cuộc họp ở Tehran ngày 15/1/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN) Reuters đưa tin Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 22/1 tuyên bố, Iran sẽ không bao...