Doanh nghiệp du lịch chung sức vượt qua khủng hoảng
Chiều ngày 24/9, Tọa đàm “Kích cầu du lịch nội địa- Trải nghiệm Việt Nam an toàn, hấp dẫn” do Tổng cục Du lịch phối hợp với báo điện tử VnExpress tổ chức thu hút sự tham gia của các tập đoàn, DN kinh doanh du lịch lớn.
Nói về việc kích cầu du lịch thời gian tới theo ông Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, mục tiêu cao nhất vẫn là đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Sau đó các địa phương mới tính tới yếu tố hấp dẫn, ra mắt các sản phẩm mới.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phát biểu tại Hội nghị.
Được biết, trong việc bàn giải pháp kích cầu du lịch lần này vai trò của các DN hàng không rất lớn. Ông Dương Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air hi vọng, du lịch nội địa đã có khởi sắc tốt. Ngày 30/9, Vietjet Air sẽ khai thác lại đường bay quốc tế, từ Seoul về Việt Nam.
Video đang HOT
Đại diện hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, thời gian qua, Bamboo Airways đã đưa ra những sản phẩm mới, đường bay mới như đến Côn Đảo góp phần kích cầu du lịch.
Nêu các giải pháp thúc đẩy du lịch, bà Trần Thị Nguyện, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn SunWorld cho rằng, các cơ sở cần làm mới các sản phẩm, tổ chức liên kết các điểm ở vùng, miền thu hút khách du lịch.
Bà Nguyện đề xuất chọn Phú Quốc, Kiên Giang là điểm đến kích cầu phát triển thời gian tới vì đây là miền nắng ấm, an toàn, được nhiều tập đoàn lớn đầu tư.
Về phía Tập đoàn Vingroup, ông Đặng Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc cho biết, Tập đoàn đã đưa ra sản phẩm có chi phí hợp lý, chất lượng 5 sao, phù hợp với đa dạng khách hàng.
Có thể kể đến các gói combo ưu đãi cho khách du lịch gồm vé máy bay, khách sạn, vé trải nghiệm tại các khu vui chơi giải trí trên toàn hệ thống Vingroup.
Tập đoàn cũng giảm giá vào khu vui chơi đặc biệt là các khu vui chơi trọng điểm ở miền Tây, miền Trung, Tây Nguyên.
Ngoài mức giá hợp lý được điều chỉnh, Tập đoàn gia tăng trải nghiệm của du khách ở các điểm đến được yêu thích như Nha Trang, Phú Quốc, Nam Hội An bằng sản phẩm mới, đẳng cấp được ra mắt đúng thời điểm dịch bệnh lần một giảm bớt.
Là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch vừa qua, theo ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, TP sẽ tập trung cho dòng sản phẩm về nội địa như: du lịch thể thao, đính hôn, chương trình liên quan đến snh thái, hướng về tự nhiên… với đối tượng là nhóm gia đình nhỏ.
Thời điểm vàng phá băng ngành du lịch
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch cho biết, trước bối cảnh đất nước dần trở lại bình thường, Tổng cục Du lịch nhận thấy đây là thời điểm vàng để phá băng du lịch. Việc kích cầu hiện nay giúp các doanh nghiệp du lịch vượt qua khủng hoảng bởi COVID-19.
Tại Hội nghị "Giới thiệu thời điểm vàng để khám phá du lịch Việt Nam" diễn ra chiều 16/5 tại Sầm Sơn với nhiều lãnh đạo địa phương, Bộ Văn hoá - Thể thao du lịch, Tổng Cục du lịch, ông Khánh cho rằng, nhìn lại những tháng đầu năm, từ tháng 3, Việt Nam đã hạn chế các đường bay quốc tế, giảm 18,1% so với cùng kỳ 2019. Việc tạm ngừng các hoạt động du lịch không chỉ tác động nặng nề tới người lao động trong ngành du lịch mà còn ở tất cả các ngành.
Theo đó, Tổng cục đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp, hãng hàng không, vận tải du lịch cùng hợp tác kích cầu để khôi phục du lịch nội địa. Từng doanh nghiệp cùng chung tay kích cầu du lịch. Hội nghị phát động chương trình Người Việt Nam du lịch Việt Nam, thông tin rộng rãi tới các địa phương, vận động các doanh nghiệp tham gia... xây dựng các chương trình kích cầu khuyến mại, cung cấp thông tin về dịch vụ giá cả khuyến mại, đồng thời xây dựng sản phẩm du lịch mới, các hãng hàng không doanh nghiệp vận tải cùng giảm giá vé cùng các doanh nghiệp, điểm đến giảm giá vé. Thời gian tới quảng bá các sản phẩm để chương trình đạt thành công.
Bà Emily Nguyễn - đại diện Google châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ, COVID-19 đã khiến nhu cầu du lịch đến các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 8,6% so với năm ngoái. Tuy nhiên, chúng ta bắt đầu thấy có sự phục hồi về nhu cầu du lịch ở Việt Nam từ giữa tháng 4 đến nay khi giãn cách xã hội được nới lỏng. Sự phục hồi này đa phần nhờ vào nhu cầu du lịch nội địa. Tìm kiếm liên quan đến chuyến bay nội địa chiếm 85% trong 30 ngày vừa qua và tăng 85% trong thời gian cùng kỳ. Các điểm đến được nhiều người tìm kiếm nhất trong 30 ngày qua lần lượt là TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang, Huế, Quy Nhơn...
Đại diện địa phương, ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay, trong Q1/2020, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh giảm 72%, trong đó khách quốc tế giảm 70%, khách nội địa giảm 75%. Tổng thu từ du lịch trong Q1/2020 giảm 72% so với cùng kỳ năm 2019. Quảng Ninh xác định du lịch là một ngành mũi nhọn, như năm ngoái đóng góp 12,5% GDP. Riêng Hạ Long, trong Q1/2020 khách du lịch đến chỉ đạt 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về chính sách cho du lịch, ông Huy cho biết: "Cách đây 4 ngày Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã họp ban hành nghị quyết hỗ trợ kích cầu với rất nhiều ưu đãi, như miễn giảm lệ phí với tất cả khách đến tham quan Hạ Long, khu du tích Yên Tử, bảo tàng... Chúng tôi nhận tuyến xe buýt từ cảng hàng không Vân Đồn đến Uông Bí, trước đó xe chỉ đến Hạ Long. Tổng số tiền miễn hỗ trợ lên đến hơn 200 tỷ đồng".
Còn đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế , ông Phan Thiên Định chia sẻ: "Ngay khi đại dịch có xu hướng giảm, chúng tôi đã triển khai một đề án kích cầu du lịch. Để phát triển du lịch nội địa nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, tôi nghĩ cần phải tạo ra hệ sinh thái là các nhà hàng, dịch vụ, khách sạn. Trong giai đoạn đầu, trước lễ 30/4 tới 7/5, chúng tôi đã miễn phí vé thăm quan Đại Nội. Sau đó, chúng tôi tiếp tục đề nghị Hội đồng nhân dân giảm 50% phí tham quan từ ngày 8/5 đến 8/7. Sau đó, Ủy ban nhân dân tỉnh được pháp chủ động giảm phí tham quan.
Vietjet Air lập công ty làm ví điện tử HĐQT Vietjet Air vừa phê duyệt chủ trương thành lập công ty con có vốn điều lệ 50 tỷ đồng với ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Theo đó, Vietjet Air sẽ nắm 51% vốn điều lệ tại doanh nghiệp mới này. HĐQT của Vietjet Air cũng giao bà Hồ Ngọc Yến Phương,...