Doanh nghiệp đón cơ hội bật dậy
Dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu làm đứt gẫy chuỗi sản xuất, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Trong khó khăn chung cả nước “Chống dịch như chống giặc”, nhiều doanh nghiệp đã tự lực tìm kiếm thị trường, sản phẩm mới, cách làm mới để duy trì, ổn định sản xuất, đón đợi cơ hội bật dậy.
Phóng viên TTXVN đã ghi nhận chia sẻ của một số doanh nghiệp về các gian nan để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội – một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
* Ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Bù đắp thiếu hụt
Dịch COVID-19 đang khiến thu nhập của 3 triệu lao động ngành dệt may bị ảnh hưởng nặng nề. Tại châu Âu và Mỹ bước đầu đã vượt qua được giai đoạn căng thẳng nhất của dịch. Tuy nhiên, những đơn hàng bị hoãn phần lớn là cho dịp Xuân – Hè và dự kiến hết dịch thì thời tiết đã sang Thu. Vì vậy, khả năng cao đơn hàng dừng hoãn sẽ trở thành đơn hàng bị hủy.
Thời gian hoãn hợp đồng cũng kéo dài lên đến 3 – 6 tháng. Chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu bị gián đoạn dẫn đến doanh nghiệp không thể tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, chi phí gia tăng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp dệt may trong nước cũng như toàn cầu là dòng tiền đang dừng lại, đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp.
Theo ông Hiếu, trước việc phải duy trì việc làm cho người lao động, Vinatex đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để bù đắp phần thiếu hụt của các sản phẩm truyền thống. Việc sản xuất khẩu trang giúp tập đoàn giải quyết việc làm cho 20% số lao động bị thiếu việc.
Tập đoàn cũng đang xúc tiến xuất khẩu khẩu trang vải 3 lớp chống giọt bắn, kháng khuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế sang một số quốc gia châu Âu và Mỹ như Cộng hòa Séc, Hungary, Canada, Mỹ nhằm bù đắp một phần đơn hàng may mặc bị thiếu hụt.
Tuy nhiên, theo ông Hiếu, đây chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp duy trì việc làm cho người lao động, chưa thể coi là mặt hàng chiến lược khi nhu cầu khẩu trang chỉ mang tính thời điểm.
Trong giai đoạn dịch COVID-19, Vinatex đã đưa ra một số kịch bản gồm: Tập trung giải quyết nhanh, gọn các đơn hàng chưa bị hủy, tìm kiếm các đơn hàng phục vụ thị trường nội địa, sản xuất các mặt hàng phòng dịch. Đồng thời có những kiến nghị Chính phủ đề nghị hỗ trợ nguồn tài chính để trả lương cho người lao động, miễn, giảm, hoãn bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, thuế thu nhập doanh nghiệp 2019, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất năm 2020.
Video đang HOT
Tập đoàn cũng đề nghị ngân hàng ân hạn khoản vay dài hạn đến hạn, kéo dài thời gian vay vốn lưu động, giảm lãi suất, không hạ loại tín dụng, xin ân hạn khoản vay ADB của tập đoàn và một số đơn vị thành viên tham gia dự án. Đồng thời, kêu gọi cổ đông chia sẻ giải pháp tài chính giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động.
* Bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm: Quay về thị trường nội
Dịch COVID-19 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm qua, công ty đã tái cơ cấu cho phù hợp thị trường, tối ưu kinh doanh, nhưng từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 đã đặt doanh nghiệp về mốc xuất phát ban đầu.
Theo bà Ty, doanh nghiệp không chỉ khó khăn về đơn hàng trước mắt mà về lâu dài không thể dự báo được xa do dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Mặc dù doanh nghiệp áp dụng một số giải pháp giảm giờ làm, giảm lương, kể cả với khối văn phòng cũng được áp dụng, doanh nghiệp rà soát, siết toàn bộ chi phí, thậm chí đến mức “ngạt thở”.
Quay về thị trường nội địa là cách lựa chọn của nhiều doanh nghiệp trong ngành; trong đó, có May Hồ Gươm. Tuy nhiên, sức cầu trong nước suy giảm mạnh khiến các doanh nghiệp đều gặp khó.
Theo bà Ninh Thị Ty, người lao động càng đồng lòng giảm lương, càng chia sẻ thì áp lực cho ban lãnh đạo càng lớn hơn. Tháng 3/2020, May Hồ Gươm đã vượt qua được, nhưng giờ là câu hỏi, làm gì để vượt qua hết tháng 5 – 6 tới khi đơn hàng giảm.
Việc chuyển sang may khẩu trang cũng chỉ như muối bỏ biển khi một dây chuyền 50 người làm được mấy chục nghìn chiếc một ngày. Số lao động hàng nghìn người còn lại làm gì là câu hỏi đặt ra với chủ doanh nghiệp.
* Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH vật liệu Tầm nhìn Việt: Tìm kiếm thị trường mới
Dich COVID-19 đa tac đông nhiêu đên cac nên kinh tê va doanh nghiêp. Trong thơi gian qua, vi nguôn nguyên liêu bi đưt đoan, cac thi trương xuât khâu cung dưng nhâp hang do thưc hiên cach ly va đong cưa tai cac quôc gia, vung lanh thô nên doanh nghiêp chuyên sản xuất mặt hàng cơ khí đa bi căt đưt khoang 80% đơn hang. Điều này khiên doanh thu của doanh nghiệp cung bi sut giam hơn 80%.
Tinh hinh dich bênh trên thê giơi vân diên biên phưc tap, thi trương xuât khâu tai Anh tiêp tuc đong cưa đên hêt thang 5/2020, thi trương Nhât Bản va nôi đia đang co tin hiêu khôi phuc trơ lai.
Đê hô trơ doanh nghiêp, Chinh phu đa co nhiêu giai phap vê thuê, phi, vay vôn ưu đai, song hâu như doanh nghiêp đêu kho tiêp cân. Nhiêu chinh sach hô trơ doanh nghiêp thưc sư thiêu thông tin, hương dân. Vơi vôn vay ngân hang, doanh nghiêp thiêu tai san đam bao, nên không thê vay đươc, du cac con sô vê tai chinh la ôn.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, hiên nay tinh hinh chông dich tai Viêt Nam la rât tôt so vơi cac nươc, do vây triên vong trong tương lai và cơ hôi la kha ro rang. Tuy nhiên, doanh nghiêp nho va vưa noi chung va doanh nghiêp Tầm nhìn Việt noi riêng cung rât mong muôn cac ngân hang co chinh sach thông thoang hơn, dê tiêp cân vôn vay. Hiên cac đơn vi cho thuê tai chinh bên ngoai co hương tiêp cân vôn đơn gian hơn, du lai suât cao hơn cua cac ngân hang. Doanh nghiêp co thê cho vay băng chinh tai san dư kiên đâu tư.
Trong khi chờ đợi các gói hỗ trợ, đê vươt qua giai đoạn kho khăn, doanh nghiệp tiêp tuc tim kiêm cac thi trương mơi ngoai thi trương truyên thông la Anh, Nhât Bản va nôi đia. Hiên tai, doanh nghiêp đang tăng cương xuc tiên thương mai va lam viêc vơi phia đôi tac đê ky kêt cac hơp đông mơi, đa dang hơn nưa nguôn nguyên liêu đâu vao la san phâm nhôm.
Ngoai ra, Công ty TNHH vật liệu Tâm nhin Viêt cung se xây dưng thêm nha may sơn xư ly bê măt tinh điên đê nâng cao năng lưc canh tranh, mơ rông hơn nưa quy mô san xuât đê co thê thưc hiên, đap ưng nhiêu hơn nưa nhu câu cua khach hang.
* Ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Woodsland: Dồn sức cho những đơn hàng có khách
Trong suốt thời gian dịch COVID-19, với doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến gỗ nói chung và công ty nói riêng khó khăn không xuất phát từ việc phải giãn cách xã hội mà là các đơn hàng bất ngờ bị hủy, nhất là thị trường Mỹ và EU. Có thị trường nhập khẩu dừng hoàn toàn, có thị trường vẫn duy trì lượng nhỏ.
Ban đầu, doanh nghiệp gần như dừng sản xuất, nhưng có một số sản phẩm vẫn có thể xuất được như đồ gỗ nội thất đi Mỹ, Canada, Nhật Bản… Vì một số sản phẩm vẫn có đơn hàng nên doanh nghiệp đều dồn sức để làm các đơn hàng này. Bên cạnh đó, cùng với những đơn hàng đã đặt, doanh nghiệp cũng điều chỉnh lại sản xuất một số sản phẩm để đưa vào lưu kho và chờ hết dịch, xuất khẩu trở lại. Tuy nhiên, việc lưu kho cũng không thể chứa hết được lượng hàng cũng như kéo theo khó khăn về vốn.
Theo ông Vũ Hải Bằng, doanh nghiệp cố gắng khôi phục sản xuất, nhưng các đơn hàng cũng chưa thấy về nhiều, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chính như EU, Mỹ… Doanh nghiệp đã hoạt động được 50 – 60% công suất. Một số nước đã mở cửa trở lại, nhưng vẫn chưa đủ để khách hàng đặt hàng.
Ông Vũ Hải Bằng nhận định, sự khôi phục sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến gỗ nói chung và Công ty cổ phần Woodsland nói riêng phụ thuộc chính vào các đơn đặt hàng của khách hàng. Tình hình quý 2 có thể sẽ không có nhiều thay đổi. Doanh nghiệp hi vọng sang quý 3 tình hình dịch sẽ được kiểm soát tốt và việc phát triển sản xuất sẽ tốt hơn. Nhưng nếu tình hình này kéo dài vài tháng nữa thì các doanh nghiệp cũng khó có thể duy trì, phát triển sản xuất.
Sản xuất khẩu trang vải là "giải pháp tình thế" hữu hiệu của DN dệt may
Việc chuyển hướng, sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải là giải pháp khả thi giúp doanh nghiệp dệt may giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 630 triệu m2 vải dệt từ sợi tự nhiên; 1,2 tỷ m2 vải dệt từ sợi nhân tạo, tổng 2 loại vải đạt 5 triệu m2/ngày.
Nếu tính trung bình, 1m2 sản xuất được 20 khẩu trang vải, thì 1 ngày Việt Nam có thể sản xuất được lượng vải tương đương 100 triệu khẩu trang các loại.
Ngoài ra, lượng vải còn tồn lại khá lớn, chưa kể nguồn vải từ Trung Quốc đã bắt đầu được nhập về. Do vậy có thể khẳng định, Việt Nam không thiếu vải để may khẩu trang vải.
Sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải là giải pháp khả thi giúp doanh nghiệp dệt may giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Còn theo đánh giá của Bộ Công Thương, về năng lực sản xuất khẩu trang vải, mỗi tháng Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có thể sản xuất được 50 triệu khẩu trang vải. Toàn ngành có thể sản xuất khoảng 150 - 200 triệu khẩu trang vải mỗi tháng. Năng lực sản xuất khẩu trang vải có thể tăng thêm, tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong tháng 4, Tổng công ty sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp đã có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đặt mua 2 triệu khẩu trang vải.
Ông Việt cũng nhấn mạnh, việc sản xuất, xuất khẩu khẩu trang vải là giải pháp tình thế hữu hiệu cho các doanh nghiệp dệt may hiện nay.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, hiện nay nhu cầu khẩu trang trên thế giới vẫn tăng cao do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Việt Nam lại là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu dệt may nên chuyển sang sản xuất khẩu trang sẽ giúp doanh nghiệp cầm cự qua mùa dịch và phần nào giảm bớt khó khăn trong bối cảnh hiện nay.
Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu cũng đánh giá, các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nhanh nhạy khi sản xuất được khẩu trang vải thông thường, sử dụng vải kháng khuẩn, không thấm nước, chống giọt bắn, thậm chí là tránh được tia UV.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu trang và các đồ bảo hộ y tế sẽ gặp những khó khăn nhất định, chủ yếu nằm ở đầu ra. Thời điểm này dịch đang căng thẳng, nhu cầu khẩu trang thế giới là rất lớn, thế nhưng, doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được hàng lại không biết bán ở đâu.
Hiện nay, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác để thực hiện rà soát, xây dựng, đề xuất các cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất khẩu trang vải.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ đã đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài và cũng đang chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương tìm kiếm đối tác mua sản phẩm khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn của Việt Nam.
Nhu cầu khẩu trang có thể kéo dài đến hết năm, nhưng sẽ giảm dần. Sản xuất khẩu trang là mặt hàng chỉ mang tính thời điểm. Về lâu dài, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải chú trọng vào các sản phẩm dệt may truyền thống./.
Chung Thủy
Doanh nghiệp chú trọng thị trường trong nước Việt Nam đang trong quá trình tái khởi động nền kinh tế sau dịch bệnh, đây là cơ hội để các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang phải "lao đao" vì bị tạm hoãn hoặc hủy đơn hàng, thị trường nội địa...