Doanh nghiệp địa ốc kêu trời vì bị “hành” giấy phép dự án
Xin giấy phép dự án mất sáu tháng hoặc cả năm trời, nhiều tầng nấc thẩm tra, kiểm định khiến doanh nghiệp địa ốc lâm cảnh “một cổ đa tròng”. Thủ tục hành chính xây dựng dù đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa thật sự “cởi trói” như kỳ vọng.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc bên trong dự án Bắc Rạch Chiếc hàng chục năm chưa có giấy phép dự án
“Trần ai” giấy phép dự án
Tại buổi đối thoại giữa Sở Xây dựng TP.HCM và các DN địa ốc được tổ chức gần đây, hầu hết DN đều than phiền về việc cấp phép các dự án vẫn rất “trần ai”. Xin được một giấy phép mất gần cả năm trời, DN phải gồng mình gánh chi phí lao động. Dự án đủ điều kiện khởi công thì lỡ mất thời cơ thị trường. “Trước đây chúng tôi ôm hồ sơ đi hết cơ quan này đến cơ quan khác, 6 tháng chưa lo xong giấy phép. Từ khi sở áp dụng mô hình một cửa một dấu, tình hình có được cải thiện nhiều hơn nhưng vẫn chưa như kỳ vọng” – đại diện công ty Lê Thành nói.
Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Nguyễn Văn Đực cho rằng, sở nên linh động trong việc cấp phép dự án. Cụ thể, nên chia làm nhiều giai đoạn. Trong đó, tách riêng giấy phép thi công móng, vì thời gian xây móng của dự án địa ốc mất từ 6 tháng đến một năm, tùy quy mô. Nếu chờ đợi giấy phép cả dự án thì DN phải ngâm nhân công, vật lực chờ đợi rất tốn kém.
Nhiêu khê nhất là khối các dự án chuyển đổi chủ đầu tư, hàng loạt DN kêu khổ khi bị neo giấy phép. Ông Dương Quốc Hùng, đại diện Công ty CP Địa ốc Thảo Điền, thuật lại hành trình 9 năm xin giấy phép để triển khai dự án nhà ở xã hội (chung cư cao tầng Nam Lý tại phường Phước Bình, quận 9) mới được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư. Tiếp đó, khi doanh nghiệp (DN) chờ quyết định giao đất để thực hiện các thủ tục tiếp theo thì bị ngưng để thanh tra về đất đai. Ông Hùng cho biết đất làm dự án là của DN, nằm trong dự án Bắc Rạch Chiếc do Công ty CP Địa ốc 10 xây dựng hạ tầng kỹ thuật trục chính. Tuy nhiên, Công ty CP Địa ốc 10 không có đủ năng lực nên DN đã xin tách dự án ra, nhưng vẫn bị dính thanh tra theo nhà đầu tư chính.
Cũng liên quan đến dự án Bắc Rạch Chiếc, đại diện Công ty CP Him Lam cho biết một dự án có quy mô khoảng 3 ha của công ty tại đây còn lâu hơn, từ năm 2002, và cũng bị đình trệ. Nguyên nhân là nhà đầu tư chính không đủ năng lực để hoàn thiện hạ tầng trục chính bàn giao lại cho TP, để TP bàn giao cho các nhà đầu tư thứ cấp.
Video đang HOT
Khổ vì kiểm tra, thẩm định
Đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Sài Gòn cho rằng có bất cập lớn trong việc kiểm tra thẩm định dự án. Luật quy định dự án cấp 1 thì thẩm quyền này thuộc Bộ Xây dựng. Dự án 24 tầng trở lên được coi là dự án cấp 1. Hầu hết các dự án chung cư tại TP.HCM đều thuộc dạng này. Việc chờ đợi kiểm tra thẩm định mất rất nhiều thời gian.
“Có những dự án phải nghiệm thu phê duyệt từng giai đoạn. Nói thật, mỗi lần như vậy chủ đầu tư phải đón cán bộ từ bộ vào, lo nơi ăn chốn ở và chi phí đi lại, tốn kém và phiền hà vô cùng” – vị đại diện này thẳng thắn. Theo ông, năng lực thẩm tra của cơ quan chức năng sở tại hoàn toàn có thể đáp ứng được với các dự án nên cần phân cấp cho địa phương để bớt khổ cho DN.
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục, gỡ khó cho từng dự án bất động sản cụ thể và toàn thị trường
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho rằng, tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, nhân lực tại chỗ hoàn toàn có thể đáp ứng tốt việc thẩm tra, kiểm định đối với dự án. Trước đây, Bộ còn quy định dự án 20 tầng trở lên thì thuộc nhóm 1. Sau khi hiệp hội đề xuất nhiều lần thì mới nâng lên thành 24 tầng. “Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ phân cấp mạnh mẽ hơn trong việc kiểm tra, thẩm định dự án. Tùy đặc thù của địa phương để phân cấp. Nếu để tình trạng này kéo dài thì dự án bị ùn ứ, khổ sở rất nhiều” – ông Châu nói.
Tại buổi đối thoại, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP khẳng định sẽ tiếp thu từng ý kiến từ DN, kiểm tra từng thông tin liên quan đến dự án cụ thể và tình hình chung. Nếu ách tắc do khâu thủ tục hành chính thì phải cố gắng cải thiện. Sở sẽ đề xuất với UBND thành phố hoặc Bộ Xây dựng tùy thẩm quyền để gỡ khó cho từng dự án cụ thể. Về thủ tục cấp phép dự án theo thẩm quyền địa phương, Sở sẽ đẩy mạnh mô hình một cửa một dấu đã áp dụng thành công trong thời gian qua nhằm tạo điều kiện hết sức cho DN.
“Nói đi thì cũng phải nói lại, nhiều chủ đầu tư bán căn hộ khi chưa làm móng, pháp lý chưa xong nhưng đã thu 95% giá trị… Đến khi người mua phát hiện, đòi quyền lợi hết sức khó khăn. Cần công khai thông tin pháp lý các dự án tại một đầu mối để khách hàng được biết, tránh việc chủ đầu tư giấu các thông tin bất lợi” – bà Trịnh Thị Hiên, đại diện công ty Nam Linh nói. Tương tự, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành cho rằng khảo sát các dự án bất động sản sẽ thấy rõ ở giai đoạn sốt giá, khách hàng tranh nhau mua, ít quan tâm đến pháp lý. Nhưng khi thị trường đảo chiều thì tranh chấp xảy ra hàng loạt, khi đó câu chuyện pháp lý mới được đưa ra. Do đó, Sở Xây dựng nên đưa ra khuyến cáo từ đầu để tránh các hệ lụy về sau.
Theo Danviet
Nhiều chung cư đang mặc sức biến hình
Nhiều người đã không khỏi bức xúc khi chung cư mình đang ở bỗng dưng xây thêm tầng, làm nứt tường, trái với cam kết ban đầu. Nhưng những phản ứng của người dân chừng như vô vọng.
Coi thường cam kết
Ít nhất là từ đầu năm đến nay, hơn 150 khách hàng mua căn hộ dự án Tân Bình Apartment, 32 Hoàng Bật Đạt, P.15, Q. Tân Bình, do công ty TNHH đầu tư bất động sản Tân Bình làm chủ đầu tư, phải đứng ngồi không yên khi phát hiện chủ đầu tư tự ý cơi thêm hai tầng.
Dự án Tân Bình Apartment suốt hơn hai tháng thi công trái phép nhưng không bị thanh tra xây dựng phát hiện.
Ban đầu, dự án gồm hai block cao 16 tầng với 168 căn hộ. Tiền thân chúng là nhà ở thương mại, nhưng do thị trường khó khăn nên chủ đầu tư chuyển đổi thành nhà ở xã hội, được phép nâng chỉ tiêu quy hoạch gấp 1,5 lần. Nhưng chủ đầu tư lén cơi thêm hai tầng trên cao và bảy căn penthouse. "Chúng tôi đã cầu cứu khắp nơi, vì như vậy là sai cam kết, gây nguy hại đến kết cấu nhưng tới nay việc xử lý cứ chây ỳ", ông Thanh, một khách hàng mua căn hộ, nói. Theo ông, móng được thiết kế 16 tầng, mà xây dựng thành 18 tầng thì sao chịu nổi. Ai dám ở?
Cả tháng qua, cứ đến chung cư Phúc Yên, đường Phan Huy Ích, Q. Tân Bình, TP.HCM, gặp bất kỳ ai, là lập tức nhận được lời ta thán việc chủ đầu tư chung cư xây thêm một tầng (tầng 18), dù cuộc sống của người dân nơi đây đã ổn định hơn hai năm. Họ kể: tháng 5.2015, gần 200 người được bàn giao căn hộ vào sinh sống, chung cư chỉ 17 tầng và sân thượng. Vậy mà, đầu tháng 7.2017, người dân lại thấy trên sân thượng tiến hành xây dựng mà không nhận được thông báo nào từ chủ đầu tư. Trong khi đó, hợp đồng ghi rõ "khi mua căn hộ, chủ đầu tư có nhiệm vụ thông báo mọi hoạt động thay đổi quy hoạch của chung cư". "Hiện sân thượng bị bịt kín lối lên xuống, gây nguy hiểm nếu xảy ra sự cố. Chưa kể, một vài vách tường ở tầng 17 đã nứt, nếu xây tầng 18 thì khả năng nứt sẽ lan rộng. "La làng cả tháng nay nhưng không ăn thua, vì nghe đâu chủ đầu tư đã "lén lút" hợp thức hoá việc này. Nếu thật vậy thì quả là rất nguy hiểm", một hộ dân ở tầng 17 chung cư Phúc Yên, nói.
Tình trạng "cơi nới" không phải chỉ xảy ra ở hai trường hợp nêu trên, mà nó xảy ra đều khắp ở các dự án căn hộ thương mại. Nào là ở Tân Phú có chung cư Khang Gia Tân Hương, khi khách hàng bỏ tiền mua căn hộ thì hợp đồng nêu chỉ có 338 căn, nhưng chủ đầu tư đã cố tình "đẻ" thêm 61 căn...
Hậu quả của việc mặc sức biến hình chung cư, ngoài việc cư dân lo lắng chất lượng chung cư nhanh xuống cấp, thì việc cấp sổ hồng cho tầng cư dân như cam kết ngày càng trở nên xa vời, gây khó, gây khổ mọi bề.
Khó hiểu!
Tân Bình Apartment suốt hơn hai tháng thi công trái phép nhưng không bị thanh tra xây dựng phát hiện. Mãi cho đến khi khách hàng đi kiểm tra tiến độ dự án mới nhận ra và gửi đơn cầu cứu, cơ quan chức năng mới vào cuộc và tới nay vẫn chưa xử lý dứt khoát. "Phải chăng có ai đó chống lưng cho chủ đầu tư... làm liều!", ông Thanh, khách hàng mua căn hộ ở đây nghi ngờ.
Trong khi đó, tại Khang Gia Tân Hương, nhiều người phản ứng thì UBND Q. Tân Phú cho rằng căn hộ đã bán, có người vào ở rồi; quận đang phối hợp các cơ quan chức năng giải quyết cách tốt nhất. Thế là, những cư dân nơi đây dù ở nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa có chủ quyền. "Khi phát hiện họ "đẻ" thêm căn hộ, chúng tôi đã gửi đơn đến các cấp chính quyền, nhưng họ vẫn xây và lừa bán cho dân. Bây giờ, khi sự việc đổ bể vì người dân thưa kiện, họ lại đổ lỗi cho nhau. Thật khó hiểu!," ông Cường, một cư dân chung cư Khang Gia Tân Hương, thắc mắc.
Nói về việc chung cư Phúc Yên xây thêm tầng, sở Xây dựng TP.HCM cho rằng quan điểm của sở là phải 100% khách hàng đồng ý cho chủ đầu tư thay đổi quy hoạch thì mới thay đổi để tránh tình trạng khiếu nại, tố cáo. "Nếu chủ đầu tư cố chấp xây dựng tiếp tục, khi khách hàng kiện ra toà thì phần thua thuộc về chủ đầu tư. Giải pháp tốt nhất là phải thương lượng", lãnh đạo sở Xây dựng, phân tích.
Vì sao các công trình nhà ở nhỏ lẻ, chủ nhà chỉ cần đổ đống cát là đã có ngành chức năng xuống kiểm tra, trong khi các dự án lớn lại xây công khai mà không ngăn chặn sớm? Lãnh đạo sở Xây dựng cho rằng có hai nguyên nhân. Một là, lực lượng thanh tra ít nên không bao quát hết hoặc phát hiện, nhưng đang trong quá trình xử lý thì chủ đầu tư cố chấp xây nhanh, xây vội. Hai là, không loại trừ phát sinh tiêu cực bằng cách đơn giản: làm lơ cho công trình triển khai. "Sở Xây dựng không chống lưng cho dự án nào và tuyệt đối không hợp thức hoá sai phạm. Sai thì phải đóng phạt và phải cưỡng chế. Nếu phát hiện dự án nào xây dựng sai mà thanh tra không báo cáo thì sẽ cách chức, kể cả chánh thanh tra sở",lãnh đạo sở Xây dựng khẳng định.
Nhưng liệu những câu khẳng định mang tính quyết liệt của lãnh đạo sở Xây dựng TP.HCM có được thực thi (!?).
Theo Giang Thanh - Hải Phong (Thế Giới Tiếp Thị)
Thị trường địa ốc khó lường, doanh nghiệp "chùn tay" Thị trường địa ốc TP.HCM đang chứng kiến sự khó lường của phân khúc căn hộ cao cấp. Sự chững lại về thanh khoản và giao dịch khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc không dám bung hàng. Hầu hết đều nhận định, thị trường đang diễn biến rất khó lường. Thị trường địa ốc TP.HCM đang diễn biến rất khó lường Găm hàng,...