Doanh nghiệp dệt may tận dụng cơ hội từ các FTA

Theo dõi VGT trên

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, các đơn hàng bị hủy, giãn tiến độ nhưng với sự nhạy bén, chuyển đổi mặt hàng sản xuất, ngành dệt may Việt Nam (DMVN) từng bước vượt khó, đạt kim ngạch xuất khẩu 35 tỷ USD trong năm 2020. Theo dự báo, ngành dệt may sẽ tiếp tục đối diện nhiều thách thức trong thời gian tới, khi giá gia công giảm sâu, nguồn vốn gặp khó,…

Doanh nghiệp dệt may tận dụng cơ hội từ các FTA - Hình 1

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty cổ phần Đồng Tiến, TP Biên Hòa (Đồng Nai).

Nhiều khó khăn
Trong tháng 1 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành DMVN đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, một số sản phẩm có mức tăng cao từ 9,3 đến 35,6% cho thấy tín hiệu tăng trưởng xuất khẩu khả quan của ngành trong năm mới và hướng đến cán đích 39 tỷ USD vào cuối năm. Tuy nhiên, điều khiến các doanh nghiệp (DN) không khỏi lo lắng là tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, nếu không sớm kiểm soát được dịch sẽ tác động rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh do bị “đói” dòng tiền, sản phẩm sản xuất không có đầu ra,… Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) Nguyễn Xuân Dương khẳng định, các DN dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, nhất là về nguồn hàng để bảo đảm việc làm, duy trì hoạt động sản xuất. Năm nay còn khó khăn hơn năm trước, bởi không còn có những đơn hàng cũ, nguồn tiền dự phòng giảm dần. Riêng với Hugaco, tổng doanh thu năm qua đạt 2.600 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng lợi nhuận bị giảm tới 20%, chỉ đạt 300 tỷ đồng do đơn hàng, giá gia công ngày càng giảm. Mục tiêu trước mắt, DN sẽ tiếp tục tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường nhằm bảo đảm việc làm cho người lao động và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Tương tự, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết, trước tác động của dịch Covid-19, nhiều thị trường xuất khẩu bị “đông cứng”, các đơn hàng bị hủy, giãn tiến độ giao hàng. Trước tình hình nêu trên, May 10 đã đưa ra chiến lược sản xuất các đơn hàng có lợi thế cạnh tranh như khẩu trang vải, khẩu trang y tế, bộ quần áo phòng, chống dịch, hàng dệt kim cùng các đơn hàng nhỏ lẻ, giá trị cao và thời gian sản xuất ngắn. Ngoài ra, công ty tập trung vào công tác nghiên cứu và tổ chức sản xuất, nhất là trong giai đoạn chuyển dịch, sản xuất các đơn hàng mới, khó tại các đơn vị trực thuộc và các công ty vệ tinh. Qua đó, giúp tổng doanh thu toàn Tổng công ty đạt 3.507 tỷ đồng, tăng 29,9% so với kế hoạch, tăng 3,7% so với năm 2019. Năm 2021, May 10 phấn đấu đạt tổng doanh thu 3.636 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 82 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng. Để hoàn thành mục tiêu, May 10 sẽ tập trung nghiên cứu thị trường, lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp nguồn lực thiết bị, tay nghề công nhân, tăng năng suất lao động. Tiếp tục duy trì khách hàng truyền thống kết hợp mở rộng tìm kiếm khách hàng mới phù hợp năng lực sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh,…
Đánh giá về khó khăn của ngành DMVN trong năm qua, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường khẳng định, lần đầu sau 25 năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm 10,5%, năm 2020 chỉ đạt 35 tỷ USD so với 39 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu thế giới giảm hơn 22%, từ 740 tỷ USD giảm xuống 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15 đến 20%, thậm chí gần 30% nếu bị giãn cách xã hội dài đã chứng minh sự nỗ lực rất lớn của các DN. Nhờ không bị gián đoạn sản xuất, thị phần của hàng DMVN vẫn tiếp tục tăng trưởng, lần đầu đạt 20% tại thị trường Mỹ, trong đó nhiều tháng đứng ở vị trí số 1 về thị phần. Các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (EVFTA) tuy không thể bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch nhưng cũng đã có những tác dụng đáng kể trong việc giảm thiếu hụt đơn hàng. Riêng với Vinatex, tuy kim ngạch xuất khẩu giảm 10%, lợi nhuận giảm 15%, nhưng tiền lương chỉ giảm 4,5%, đạt trung bình 8,05 triệu đồng/người/tháng; giữ đủ việc làm cho 150 nghìn lao động; giảm giờ làm hơn 12%, tiền lương thực tế theo giờ tăng hơn 8%; và đáng chú ý là chưa phải nhận các khoản trợ cấp cho lao động để giữ được vị thế của DN trong chuỗi cung ứng.
Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA
Theo các dự báo, phải đến quý II – 2022 hoặc chậm nhất là quý IV – 2023, thị trường dệt may mới phục hồi cầu về ngưỡng năm 2019. Năm nay, giá gia công sẽ giảm sâu, xu hướng hàng hóa đơn giản thay thế hàng thời trang dẫn tới năng lực sản xuất dư thừa nhưng năng lực mới lại thiếu hụt,… Muốn hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 39 tỷ USD đề ra, DN phải tìm kiếm, mở rộng thị trường, trong đó các FTA được coi là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Phó Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho biết, muốn tận dụng lợi ích về cắt giảm thuế quan từ các FTA, DN phải chứng minh được nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam hoặc các nước nội khối trong hiệp định từ khâu sợi trở đi đối với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), từ vải trở đi với EVFTA,… Thực tế cho thấy, các đơn hàng của Việt Nam phần lớn may theo hình thức gia công, nguồn vải chủ yếu nhập khẩu cho nên việc đáp ứng yêu cầu về xuất xứ từ sợi trở đi là khá khó khăn. Dù CPTPP có một số ngoại lệ cho phép không cần theo quy tắc về xuất xứ mà vẫn có thể hưởng ưu đãi về thuế, tuy nhiên khả năng khai thác các ngoại lệ trong quy tắc xuất xứ bị hạn chế do các loại sợi, vải quy định trong danh sách nguồn cung thiếu hụt khá đặc biệt, đầy tính kỹ thuật, ít dùng cho sản xuất các loại quần áo đại trà. Trong CPTPP, chỉ có ba nhóm hàng được áp dụng quy tắc cắt may, không bắt buộc phải có nguyên liệu là vải hay sợi ở nước sở tại, gồm: va-li, túi xách; áo ngực phụ nữ và quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp nhưng những mặt hàng này lại không phải mặt hàng thế mạnh của DMVN.
Đối với EVFTA, yêu cầu về nguyên liệu sản phẩm rất khắt khe, trong khi nguồn nguyên liệu dệt may do Việt Nam sản xuất đạt chất lượng cao hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của các DN. Mặc dù các DN có thể “tạm thời” sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu ngoại khối từ các thị trường được EVFTA chấp nhận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ,… nhưng đây lại là bài toán “cân não” với DN vì chi phí cho nguyên liệu chênh lệch lớn. Do đó, về lâu dài chúng ta phải tự chủ được nguồn nguyên phụ liệu, đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo “bệ đỡ” để DMVN phát triển. Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang, bên cạnh hai hiệp định nêu trên, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực, cơ hội để DN đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được và đang ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành. RCEP sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam có một thị trường rộng mở hơn thị trường Trung Quốc, đồng thời Nhật Bản là một thị trường tiềm năng khi các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong ngành dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Theo Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường, dự kiến đến giữa hoặc cuối năm 2023, thị trường dệt may mới quay lại ngưỡng của năm 2019. Do đó, giai đoạn 2021 – 2023 sẽ là giai đoạn quyết định DN có thể phục hồi, đổi mới năng lực cạnh tranh, vươn tới vị thế bền vững hơn hoặc DN có thể tụt hậu và bị bỏ rơi dần khỏi cuộc chơi. Như vậy, năm nay sẽ là năm khởi đầu giai đoạn mang tính then chốt, quyết định cả hướng đi và tốc độ phát triển của DN. Từ thực tiễn đó, Vinatex chú trọng thực hiện năm giải pháp trọng tâm như nâng cao năng lực sản xuất theo mô hình OEM (sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài), chuyển đổi số cho toàn bộ quá trình hoạt động của DN mà trước hết là quá trình quản trị sản xuất – tồn kho – logistics, đào tạo lại nhân lực trong điều kiện mới, bảo đảm an toàn tài chính để phát triển dài hạn, đáp ứng các yêu cầu mới về môi trường và lao động. Tiếp tục các giải pháp xúc tiến thị trường, thay đổi phương thức xuất khẩu từ gia công cắt may thuê sang FOB (mua nguyên liệu – sản xuất – bán thành phẩm), ODM (thiết kế – sản xuất – bán thành phẩm), tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, giải pháp liên kết chuỗi trong nội bộ tập đoàn, kêu gọi đầu tư vào những mắt xích DMVN còn yếu,…
Có thể thấy, bên cạnh sự nỗ lực của các DN, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA. Có chính sách cụ thể cho phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may, kể cả không gian phát triển và các điều kiện kích thích phát triển. Các địa phương ủng hộ ngành dệt may phát triển trên nguyên tắc bền vững, sản xuất sạch mà mỗi DN dệt may phải tuân thủ theo quy ước toàn cầu của chuỗi cung ứng. Tiếp tục chỉ đạo tiết giảm được chi phí ngoài sản xuất, nhất là các chi phí logistics thông qua quy hoạch mạng lưới logistics quốc gia, cùng các chi phí thuế quan khác,…

Kiên quyết không để dịch COVID-19 lan rộng

Chính phủ yêu cầu các địa phương ưu tiên thực hiện phương châm 4 tại chỗ, rà soát kỹ các trường hợp đi về từ vùng dịch; mở rộng xét nghiệm, phát hiện sớm ca lây nhiễm để khoanh vùng, dập dịch kịp thời...

Video đang HOT

Kiên quyết không để dịch COVID-19 lan rộng - Hình 1

Người dân và du khách tham quan đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) được đo thân nhiệt kĩ càng. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 1-2021 với nhiều nội dung quan trọng.

Theo dõi sát tình hình dịch COVID-19

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, tình huống, chuẩn bị mọi phương án và các biện pháp phù hợp để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phát hiện nhanh, hành động quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian ngắn nhất, kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập, lan rộng.

Các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/2021 và Thông báo 22/2021 của Văn phòng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Kiên quyết không để dịch COVID-19 lan rộng - Hình 2
Người dân tại khu phong tỏa Mả Lạng (TP.HCM) đợi nhận quà của các mạnh thường quân. Ảnh: MINH TÂM

Các địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị trong công tác phòng, chống dịch, chịu trách nhiệm về công tác này trên địa bàn. Trong đó ưu tiên thực hiện phương châm 4 tại chỗ, chủ động các phương án ứng phó với các cấp độ của dịch; rà soát kỹ các trường hợp đi về từ vùng dịch; mở rộng xét nghiệm, phát hiện sớm ca lây nhiễm để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, không để lây lan trên diện rộng; bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng; không tập trung đông người.

Chính phủ cũng giao các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Công Thương và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn thực hiện nghiêm việc cách ly y tế; tăng cường năng lực lấy mẫu, xét nghiệm nhanh; kiểm soát các tuyến biên giới đường bộ, đường thủy, đường biển, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, ngăn chặn nhập cảnh trái phép...; tạm dừng lễ hội, sự kiện đông người không cần thiết; thực hiện nghiêm túc khai báo y tế bắt buộc đối với người đến từ vùng dịch và đẩy mạnh khai báo y tế toàn dân...

Bộ Y tế khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phương án mua vaccine phòng, chống dịch COVID-19 của nước ngoài phù hợp với điều kiện của Việt Nam để người dân sớm tiếp cận trong quý I-2021; tiếp tục đẩy nhanh nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trong nước, ưu tiên sử dụng vaccine trong nước nếu bảo đảm yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả.

Các Bộ TT&TT, Y tế, các cơ quan thông tấn, báo chí, UBND cấp tỉnh tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh kịp thời, chính xác để người dân đề cao cảnh giác nhưng cũng không hoang mang, lo lắng; khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế; xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là không đeo khẩu trang nơi công cộng...

Bảo đảm điều kiện để mọi gia đình đều có Tết

Nghị quyết nêu rõ, các Bộ, cơ quan địa phương cần kết hợp vừa phòng chống dịch vừa bảo đảm các điều kiện để người dân đón Tết với tinh thần không để ai thiếu Tết, mọi gia đình đều có Tết, đặc biệt là những đối tượng chính sách, người nghèo.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương chủ động chỉ đạo chấn chỉnh việc tổ chức lễ hội và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.

Trong thời gian nghỉ Tết, yêu cầu các Bộ, cơ quan địa phương thường xuyên nắm tình hình, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo hàng ngày theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để báo cáo thường trực Chính phủ tình hình Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021 vào ngày 17-2.

Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, không dùng ngân sách nhà nước, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi. Triển khai công việc ngay sau Tết, không để công việc bị gián đoạn, đình trệ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó
12:25:40 15/11/2024
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn
10:05:15 15/11/2024
Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"
12:34:57 15/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024

Tin đang nóng

Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Khánh Thi khoe giảm 10kg, Phan Hiển đã vội để lại dòng tin nhắn khen vợ mùi mẫn
06:56:40 17/11/2024
Netizen rần rần danh tính sao nữ bị tình cũ vạch trần nói dối và "cắm sừng" bạn trai
07:18:41 17/11/2024
Thông gia tự dưng gọi điện bảo mẹ tôi nấu đồ ăn gửi sang rồi đưa ra đề nghị khiến 2 bên gia đình sứt mẻ
07:49:02 17/11/2024
Vừa xây xong căn nhà 2 tỷ, chồng đã bảo em gái đưa con đến ở cùng vì lý do "chị dâu cũng thương em mà" khiến tôi mất ăn mất ngủ
07:53:09 17/11/2024
Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ
07:57:40 17/11/2024

Tin mới nhất

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Voọc bất ngờ lao xuống phố tấn công người đi đường

12:23:29 15/11/2024
Một cá thể voọc đã tấn công người đi đường ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng chức năng đang triển khai phương án đưa cá thể voọc trở lại rừng.

Bão Usagi khả năng vào Biển Đông hôm nay, trở thành bão số 9

12:18:50 15/11/2024
Bão Usagi sẽ vượt qua đảo Lu Dông (Philippines) vào Biển Đông, nhưng sau đó quay ngược ra, ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện

10:07:01 15/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 14-11, tại Km113+600 thuộc cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã xảy ra va chạm giữa xe container và xe tải.

Có thể bạn quan tâm

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

Thế giới

08:36:44 17/11/2024
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (USCDC) cho hay có 55 khách và 15 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Coral Princess nhiễm norovirus, với các triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy.

Tàu biển Bắc Hải lần đầu đưa hơn 1.100 khách du lịch Trung Quốc đến Hạ Long

Du lịch

08:32:50 17/11/2024
Sáng 16/11, chuyến tàu biển đầu tiên từ TP Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và đưa hơn 1.100 khách tới tham quan Quảng Ninh.

Quản lý chặt và nghiêm trị hành vi mua bán, sử dụng trái phép xyanua

Pháp luật

08:25:20 17/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân, việc siết chặt quản lý đồng thời xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến xyanua là vô cùng cần thiết.

Nhan sắc xinh đẹp của người đẹp được dự đoán đăng quang Miss Universe 2024

Người đẹp

08:19:54 17/11/2024
Người đẹp Tatiana Calmell đến từ Peru, sở hữu nhan sắc nổi bật, phong thái tự tin và kỹ năng trình diễn ấn tượng, được dự đoán sẽ đăng quang Miss Universe 2024.

Bạn gái hớn hở nhận lời cầu hôn với nhẫn kim cương của tôi, nhưng vừa biết mức lương hàng tháng thì quay ngoắt 360 độ

Góc tâm tình

08:06:34 17/11/2024
Bạn gái cứ hỏi về lương. Tôi cố tình nói dối để thử lòng cô ấy và cái kết khó đỡ. Tôi yêu Vi được hơn nửa năm nay. Công việc bận rộn nên chúng tôi nói chuyện qua điện thoại là chủ yếu.

'Nữ hoàng nhạc dance' lấy chồng Tây, U50 đi hát không phải để mưu sinh

Sao việt

08:04:23 17/11/2024
Nữ hoàng nhạc dance Thu Minh hiện chỉ hát để thỏa đam mê, gặp gỡ khán giả và lan tỏa năng lượng tích cực, đồng thời nhẹ nhàng vượt qua những khó khăn.

MONO lo sợ khi hát cùng Tùng Dương

Nhạc việt

07:57:12 17/11/2024
Tùng Dương với MONO thể hiện Tín hiệu vũ trụ - bài hát diễn tả khát khao của con người vừa muốn thấy được vũ trụ bao la ngoài kia, vừa nhìn thấu được vào trong chính tâm hồn mình.

Hôn nhân viên mãn của hai nam diễn viên vào vai công an phim "Độc đạo"

Hậu trường phim

07:48:43 17/11/2024
Ở nhiều phân cảnh, tương tác của 2 diễn viên được đánh giá tự nhiên. Ngoài đời, điểm chung của họ là có hôn nhân viên mãn.

Cái kết của nam thần tượng bị đuổi khỏi nhóm bằng 1000 vòng hoa tang

Nhạc quốc tế

07:33:07 17/11/2024
Rời RIIZE nhưng Seunghan vẫn là một nghệ sĩ của SM. Đến sáng 15/11, công ty này thông báo sẽ cho Seunghan debut solo.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

Sức khỏe

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

Nữ ca sĩ bị quay lưng, mất hết quan hệ vì làm mẹ đơn thân, đi hát với cát xê 20 nghìn là ai?

Tv show

07:13:39 17/11/2024
Mới đây, chương trình Người kể chuyện tình đã lên sóng, với khách mời là ca sĩ Hiền Anh. Tại đây, nữ ca sĩ chia sẻ về sự nghiệp gian truân của mình.