Doanh nghiệp dệt may nào lãi cao nhất 6 tháng?
Bảng xếp hạng lợi nhuận doanh nghiệp dệt may niêm yết khẳng định vị trí số 1 của May Sông Hồng cả ở doanh thu và lợi nhuận.
Báo cáo tài chính những doanh nghiệp dệt may niêm yết vừa công bố hé lộ phần nào bức tranh hoạt động của ngành này trong nửa đầu năm nay. Trong khi nhiều doanh nghiệp tiếp tục “ăn nên làm ra” thì một số rơi vào sa sút, giảm mạnh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
Công ty Cổ phần May Sông Hồng (May Sông Hồng, mã MSH) nằm trong số ít doanh nghiệp dệt may niêm yết có sự tăng trưởng ở cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Theo đó, MSH đạt doanh thu thuần gần 2.165 tỷ đồng và lãi ròng hơn 219 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt gần 24% và 52% so với cùng kỳ năm trước.
May Sông Hồng tăng trưởng mạnh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận nhờ mở rộng thị trường và sản phẩm chất lượng. (Ảnh: MSH)
Tính riêng quý II, doanh thu thuần của May Sông Hồng đạt trên 1.164 tỷ đồng, tăng 20,1% so với quý 2 năm ngoái. Trong đó, doanh thu tài chính tăng hơn 7 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt 13,1 tỷ đồng chủ yếu do tăng lãi tiền gửi và lãi chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó chi phí tài chính giảm được gần 10 tỷ đồng, còn 7,6 tỷ đồng chủ yếu do giảm lãi tiền gửi và lỗ tỷ giá chưa thực hiện. Lợi nhuận sau thuế quý II đạt 133 tỷ đồng, tăng 38,8% so cùng kỳ 2018.
Xếp ngay sau May Sông Hồng là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 43,59%. Theo đó, báo cáo tài chính bán niên đã soát xét của TDT cho thấy doanh nghiệp đạt doanh thu thuần 158,4 tỷ đồng, tăng 46,2%. Doanh nghiệp may có trụ sở tại Thái Nguyên đạt lãi ròng 7,9 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm, tương đương tăng trưởng 43,59% so cùng kỳ 2018.
Video đang HOT
Vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng lợi nhuận doanh nghiệp dệt may niêm yết là Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG). Báo cáo tài chính mới nhất cho thấy 6 tháng đầu năm, TNG đạt 2.042,6 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 37% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 93 tỷ đồng tăng 39%.
Ngoài ra, TNG cùng ghi điểm khi đạt mức tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận suốt từ 2014 – 2018. Năm 2019 kế hoạch của công ty với doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt 4.153,8 tỷ đồng và 208,2 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước.
TNG đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng bình quân 15%/năm. Đồng thời, đến năm 2024, dự kiến doanh thu và lợi nhuận ròng cán mốc 8.354,8 tỷ và 418,7 tỷ đồng. Hiện EU là thị trường lớn nhất của TNG đóng góp 50% cơ cấu doanh thu. Theo sau là thị trường Mỹ với 31%, CPTPP 11%, Nga – Belarus 7% và thị trường Châu Á – Hàn Quốc 1%.
Không được như MSH,TDT, TNG, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đức Quân (FTM) thể hiện sự yếu kém về hoạt động kinh doanh khi đứng bét bảng về lợi nhuận. Nửa đầu 2019, FTM báo lỗ ròng 31 tỷ đồng trong khi mục tiêu kinh doanh năm 2019 có lãi 22,5 tỷ đồng.
Đây cũng đã là quý thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp này kinh doanh lỗ.
Thị trường đầu ra Trung Quốc khó khăn khiến Công ty cổ phần Damsan (mã ADS) báo lãi quý II giảm mạnh 76%. Tính chung 6 tháng đầu năm, ADS ghi nhận doanh thu thuần gần 942 tỷ đồng, tăng 15%. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại tăng mạnh khiến cho lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bị bào mòn, kết quả sau khi giảm trừ các khoản chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế giảm 85% xuống chỉ còn hơn 6 tỷ đồng.
Với mục tiêu đạt được 2.000 tỷ đồng doanh thu và 68 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, kết thúc nửa đầu năm Damsan mới hoàn thành được 47% kế hoạch doanh thu và 11% kế hoạch lợi nhuận.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Diễn biến "lạ" trên thị trường vàng miếng
Gần đây, giá vàng miếng SJC thường xuyên thấp hơn giá thế giới, thậm chí thấp hơn cả vàng trang sức, nhẫn trơn các loại...
Ngày cuối tuần 25-8, giá vàng miếng SJC tại TP HCM được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 42 triệu đồng/lượng, bán ra 42,3 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 100.000 đồng/lượng so với ngày trước.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC được giao dịch ở mức cao hơn, 42 triệu đồng/lượng mua vào, 42,6 triệu đồng/lượng bán ra, không thay đổi so với phiên trước.
Trên thị trường, giá vàng thế giới đóng cửa cuối tuần ở mức 1.526 USD/ounce, tương đương 42,7 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng SJC.
Đây là diễn biến khá "lạ" của giá vàng miếng SJC thời gian qua, trong bối cảnh giá vàng trong nước đang ở mức cao nhất hơn 6 năm qua, và giá vàng bắt đầu "sốt" từ đầu tháng 6 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bởi những đợt sốt giá trước đây, giá vàng SJC thường xuyên cao hơn giá thế giới, thậm chí nhiều thời điểm cao hơn cả 1-2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tăng mạnh nhưng người đi bán nhiều hơn. Ảnh: Linh Anh
Ghi nhận từ các công ty vàng, dù giá vàng trong nước tăng mạnh nhưng lực mua trên thị trường lại khá yếu, thậm chí xu hướng bán vàng ra từ người dân nhiều hơn. Đại diện một công ty vàng phân tích, khác với những đợt tăng giá mạnh nhiều năm trước là xu hướng người dân đổ xô mua vàng hoặc nhu cầu mua vào tăng mạnh, lần này, sức mua vàng từ thị trường khá yếu.
"Người dân chủ yếu bán ra, khiến các công ty vàng phải cần lượng tiền mặt lớn để chi trả. Áp lực tiền mặt lớn buộc một số công ty phải giãn rộng biên độ chênh lệch giá mua vào - bán ra để phòng ngừa rủi ro, hạn chế nhu cầu bán vàng của khách hàng" - vị đại diện công ty này phân tích.
Trong khi đó, với lượng vàng miếng SJC mua được, các công ty sẽ chuyển thành vàng trang sức, nhẫn trơn các loại... Do đó, giá nhẫn trơn, trang sức có thời điểm cao hơn giá vàng miếng SJC là chi phí vốn của doanh nghiệp đã bỏ ra trước đó cao hơn. Đồng thời, lực mua vàng miếng từ thị trường không cao cũng khiến giá vàng SJC giảm nhanh hoặc giảm sâu hơn giá thế giới.
Dưới góc độ quản lý, Ngân hàng Nhà nước cũng đang lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Theo đó, hiện thị trường vàng đã chuyển biến tích cực, doanh số giao dịch vàng miếng toàn hệ thống và sức mua vàng trong dân giảm. Do đó, cơ quan soạn thảo đã chủ trương giảm nhiều quy định về hồ sơ, thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thái Phương
Theo nld.com.vn
Doanh nghiệp BĐS niêm yết huy động hơn 8.300 tỷ đồng trái phiếu trong 7 tháng 9 doanh nghiệp phát hành hơn 8.300 tỷ đồng trái phiếu trong 7 tháng. Lãi suất cao nhất 14,45%/năm, thấp nhất 7,2%/năm. Thời gian phát hành nhiều nhất trong tháng 3 và 6. Ngân hàng, tổ chức tài chính, quỹ đầu tư mua trái phiếu. Trong 6 tháng đầu năm, tổng mức phát hành trái phiếu doanh nghiệp toàn thị trường là 116.085...