Doanh nghiệp dệt may gấp gáp tái sản xuất sau COVID-19
Sau thời gian dài hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp dệt may bắt đầu thúc đẩy trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những ngày này, không khí sản xuất tại Giovanni Group (Hà Nội) khá khẩn trương, gấp gáp, dù doanh nghiệp này vẫn hoạt động trong dịp COVID-19 bùng phát và thời điểm Việt Nam thực hiện cách ly xã hội. Nhiều công nhân tâm sự, có cảm giác thoải mái, bớt hoang mang, lo lắng khi đại dịch cơ bản được kiểm soát. doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại bình thường, dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn sau những tác động lớn.
Trong những ngày dịch bùng phát, Giovanni Group thực hiện việc chia ca chéo cho công nhân để tránh tập trung đông người. Mặc dù nguồn nguyên liệu bị hạn chế do chủ yếu nhập khẩu từ Italy, thị trường trong nước cũng bị sụt giảm nghiêm trọng nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, đặc biệt chuyển hướng sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn, kháng giọt bắn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, phục vụ cuộc chiến phòng ngừa dịch.
Khi COVID-19 cơ bản được kiềm chế, tuy vẫn duy trì sản xuất khẩu trang nhưng doanh nghiệp thời điểm này bắt đầu ưu tiên cho việc sản xuất mặt hàng chủ lực là thời trang cao cấp. Theo lãnh đạo của Giovanni, đây thực sự là “cuộc chạy đua nước rút” để vượt khó khăn, hồi phục sản xuất.
Hình ảnh bên trong xưởng sản xuất của Giovanni Group những ngày đầu sau khi hết cách ly xã hội:
Qua giai đoạn dịch bệnh bùng phát, các xưởng sản xuất của Giovanni Group đã quay trở lại hoạt động với 100% năng lực sản xuất. Tuy nhiên, Giovanni Group vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19. Công nhân được yêu cầu đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào ca và luôn sử dụng khẩu trang trong suốt quá trình làm việc. Thực hiện ăn trưa theo ca, mỗi ca cách nhau 30 phút.
Để có sức bền hồi phục sản xuất, Giovanni vạch kế hoạch phát triển chi tiết. Trước mắt tập trung sản xuất cho kịp tiến độ, tiếp tục phát triển thị trường trong nước. Ngoài ra, để nâng cao thu nhập cho người lao động, Giovanni cũng nhận sản xuất đơn hàng cho các đơn vị khác.
Hiện các xưởng vải, xưởng da đều có đơn hàng ít nhất cho hết quý 3/2020. Cụ thể, xưởng vải sẽ sản xuất hơn 50.000 sản phẩm cho các dòng áo sơ mi, Polo, quần nam.
Video đang HOT
Hiện các sản phẩm của Giovanni mới chỉ có ở thị trường trong nước nhưng doanh nghiệp cũng đang đàm phán tìm kiếm đối tác nước ngoài để hướng đến xuất khẩu.
Ngoài sản phẩm may mặc, doanh nghiệp cũng phát triển hơn 10 sản phẩm thời trang cho các dòng cặp, túi, ví, đây lưng nam -nữ được làm thủ công kết hợp công nghệ máy móc hiện đại của Italy, Nhật Bản.
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp thời trang sở hữu sẵn xưởng may mặc khác, Giovanni Group thực hiện chuyển đổi gấp các dây chuyền may có sẵn sang mục đích sản xuất khẩu trang, trong thời điểm COVID-19 bùng phát. Giovanni đã đầu tư thêm nhiều máy móc và nguyên liệu cao cấp cho hoạt động sản xuất khẩu trang.
Hiện ngoài cung cấp khẩu trang trong nước, Giovanni cũng xuất khẩu và viện trợ khẩu trang cho nhiều nước. Tuy nhiên, đây được xác định chỉ là một sản phẩm phụ trong thời gian dịch bệnh bùng phát, sẽ tiết chế giảm dần tùy theo tình hình dịch bệnh.
KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến
Nhiều doanh nghiệp ngành dược, vật tư y tế báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ.
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều đã công bố kết quả kinh doanh quý 1 - quý có nhiều biến động do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh lan rộng, giãn cách xã hội... đã ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề kinh doanh.
Trên thực tế, tâm lý mọi người đều nghĩ ngành dược là ngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong lúc dịch bệnh. Tuy nhiên kết quả kinh doanh quý 1 vừa qua của các doanh nghiệp ngành dược, vật tư y tế lại không phản ánh rõ được điều đó, dù có khá nhiều doanh nghiệp ngành dược vẫn báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh quý 1/2019
Dược Hậu Giang (DHG) đạt 859 tỷ đồng doanh thu quý 1, tăng 12% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng gần 31% lên mức 177 tỷ đồng. Trong số đó, doanh thu tài chính trong quý cũng tăng 41% lên 36,6 tỷ đồng.
Dược Hậu Giang cho biết doanh thu và lợi nhuận quý 1 tăng cao chủ yếu do công ty đã tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực của công ty, triển khai tốt dự án tăng năng suất và hiệu quả sản xuất giúp tiết kiệm chi phí, nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong tình hình dịch bệnh Covid 19 đặc biệt là các sản phẩm tăng sức đề kháng.
Tuy vậy, nếu so với quý 4/2019 ngay trước đó, lợi nhuận quý 1/2020 của Dược Hậu Giang giảm khoảng 13%. Và có xu hướng đi ngang so với lợi nhuận đạt được trong quý 2 và quý 3 năm 2019.
Thậm chí 2 doanh nghiệp lớn thuộc ngành dược khác là Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN), và Traphaco (TRA) còn có lợi nhuận giảm sút trong quý 1 với mức giảm 54% đối với DVN và 9% đối với Traphaco. Cả Dược phẩm Agimexpharm (AGP), Dược Bến Tre (DBT) đều báo cáo lợi nhuận giảm sút so với cùng kỳ.
Tuy vậy không thể phủ nhận, vẫn có nhiều doanh nghiệp ngành dược có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ như Dược phẩm OPC báo lãi quý 1 hơn 32,4 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với quý 1 năm ngoái. Còn Dược Hà Tây (DHT) báo lãi sau thuế 32,2 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ.
Dược phẩm Cửu Long (DCL) có lẽ lại là doanh nghiệp ngành dược có mức tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất quý 1 vừa qua khi báo lãi 7,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 2,6 tỷ đồng. Tuy vậy nếu so với quý 4/2019 số lãi quý 1 vừa qua chỉ chưa bằng 1/10. Quý 4/2019 Dược phẩm Cửu Long lãi sau thuế 86,7 tỷ đồng - song có đến 76,1 tỷ đồng là lãi thoái vốn.
Các doanh nghiệp liên quan vật tư y tế
Các doanh nghiệp thuộc ngành vật tư y tế đang được quan tâm hơn cả các doanh nghiệp dược đơn thuần. Việc sản xuất, cung cấp các trang thiết bị y tế, các dụng cụ bảo hộ trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra mang lại khoản doanh thu không hề nhỏ cho doanh nghiệp.
Trước đó CTCP SXKD Dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV) báo cáo đạt gần 105 tỷ đồng doanh thu, tăng 13,7% so với quý 1 năm ngoái. Trong khi đó chi phí giá vốn ngược lại giảm 20,7% nên lợi nhuận gộp thu về gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 55 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 52,4%. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 52 tỷ đồng, tăng trưởng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2020, Y tế Việt Mỹ dự kiến đẩy mạnh triển khai bán hàng, liên kết thiết bị y tế và đầu tư trung tâm xét nghiệp. AMV cũng đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tổng doanh thu 750 tỷ đồng, tăng 45% so với doanh thu đạt được năm 2019 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 245 tỷ đồng, tăng trưởng 10%. Như vậy kết thúc quý 1 AMV đã hoàn thành trên 21% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Trong khi CTCP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (DBD) cũng báo lãi sau thuế 41 tỷ đồng - tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.
Dè dặt trong kế hoạch kinh doanh năm 2020
Kế hoạch kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp trong ngành cũng tăng trưởng so với năm trước đó, tuy vậy các doanh nghiệp cũng đều dè dặt với mức tăng trưởng không phải đột biến.
Traphaco (TRA) đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm 2020 đạt 17%, và lãi tăng 5% lên 180 tỷ đồng. Công ty sẽ tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm tân dược trong giai đoạn 2020-2025. Năm 2020, Công ty tiếp nhận chuyển giao công nghệ đối với 10-15 sản phẩm mới từ đối tác Daewoong, đồng thời tiếp tục tìm kiếm, mở rộng các đối tác chiến lược để nhận chuyển giao, đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ chiến lược phát triển sản phẩm tân dược.
AMV cho biết sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án bán hàng, liên kết thiết bị y tế và đầu tư trung tâm xét nghiệm. Mục tiêu cụ thể là tổng doanh thu 750 tỷ đồng, tăng 45% so với doanh thu đạt được năm 2019 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 245 tỷ đồng, tăng trưởng 10%.
Còn Dược Hậu Giang (DHG) tỏ ra thận trọng khi đặt kế hoạch lãi 720 tỷ đồng gần như đi ngang trong năm 2020.
BSC: Vĩ mô Việt Nam kỳ vọng được cải thiện trong tháng 5, VN-Index biến động quanh mốc 750 điểm Trường hợp tích cực, BSC cho rằng VN-Index giữ trên 750 điểm và vận động phân hóa theo những chủ đề lơn liên quan đến đầu tư công và sản xuất hôi phục. CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa công bố báo cáo với nhiều cập nhật về tình hình vĩ mô cũng như triển vọng TTCK...