Doanh nghiệp dè chừng trước diễn biến tỷ giá
Kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số lạm phát trong kế hoạch đề ra, năm 2019 còn là năm tỷ giá đồng nội tệ của Việt Nam ổn định so với USD, điều này giúp doanh nghiệp có một năm làm ăn thuận lợi. Nhưng sang năm 2020, những diễn biến bất ngờ khiến các doanh nghiệp phải dè chừng.
Các doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn biến tỷ giá để có những giải pháp linh hoạt.
Vay USD bớt gánh chênh tỷ giá
Lần đầu tiên kể từ khi thành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 3 (Genco3, mã PGV) không còn ghi nhận chênh lệch tỷ giá – khoản mục có thời điểm từng “ăn mòn” đến hơn 3.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này. Đây là các khoản lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản một số công trình điện trước đây và do đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả dài hạn gốc ngoại tệ, Genco 3 trừ trước trực tiếp vào vốn chủ sở hữu, sau đó mới phân bổ một phần vào các khoản chi phí trong năm.
Hai nguyên nhân giúp xóa toàn bộ khoản lỗ gần 1.100 tỷ đồng (thời điểm cuối năm 2018) ngoài việc đến từ nội lực doanh nghiệp, còn có yếu tố khách quan là sự ổn định của tỷ giá.
So với USD, nội tệ của Việt Nam gần như đi ngang, thậm chí lên giá nhẹ vào cuối năm. Tại Vietcombank, tỷ giá bán ra được yết ở mức 23.230 đồng/USD, giảm 15 đồng so với năm trước. Riêng trong quý IV/2019, Genco 3 lãi sau thuế 467 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 853 tỷ đồng nhờ không còn ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá và doanh thu tăng 15%.
Không riêng Genco 3 hưởng lợi khi đánh giá chênh lệch tỷ giá trên khối nợ xấp xỉ 2 tỷ USD của mình, nhiều doanh nghiệp đang vay nợ bằng USD cũng không còn bị “phập phù” theo biến động tỷ giá sau một năm tiền đồng giữ vững tỷ giá so với USD. Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power, mã POW) cũng giảm được 240 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá. Doanh nghiệp điện này đang vay hơn 8.500 tỷ đồng bằng USD, chiếm 62,7% tổng vốn vay ngân hàng.
Biến động tỷ giá một số đồng tiền so với USD trong năm 2019.
Video đang HOT
Ứng biến trước thay đổi
Ngoài việc giữ vững tỷ giá so với USD, đồng nội tệ cũng lên giá đáng kể bởi nhiều ngoại tệ khác trượt giá. Điều này khiến một số doanh nghiệp xuất khẩu chịu ảnh hưởng vì đối thủ từ các quốc gia khác hưởng lợi thế khi đồng tiền của họ bị phá giá.
CTCP Vĩnh Hoàn, đơn vị đang nắm thị phần lớn trong xuất khẩu cá tra, báo lãi chưa đến 200 tỷ đồng trong quý IV/2019. Đây là mức thấp nhất trong 7 quý gần đây. Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn cho biết, một số đối thủ đã giảm giá bán khi đồng tiền nước họ phá giá so với USD, vì thế, doanh nghiệp Việt cũng phải giảm theo để cạnh tranh. Giá bán giảm trong kỳ này là nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh trong quý IV của Vĩnh Hoàn giảm tới hơn một nửa. Cả năm 2019, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 7.895 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước.
Cũng phụ thuộc phần lớn vào doanh thu xuất khẩu, nhưng năm 2019 lại là năm thắng lợi của CTCP Vicostone (mã VCS). Đối thủ từ Trung Quốc trong mảng kinh doanh sản phẩm đá thạch anh nhân tạo trên thị trường Mỹ, dù có lợi thế khi đồng nhân dân tệ có thời điểm mất giá tới hơn 4% so với USD, nhưng cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh áp thuế của Mỹ trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Đối với quốc gia có độ mở thị trường cao và kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến 500 tỷ USD như Việt Nam, điều lợi hơn cả khi tỷ giá giữa đồng nội tệ với USD – đồng tiền chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong giao dịch thương mại được duy trì là sự ổn định. Đây không phải điều nhiều quốc gia làm được trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung trong năm qua.
Trong năm 2020, dù nhiều dự báo kỳ vọng về một năm ổn định tiếp theo của tỷ giá, nhưng yếu tố bất ngờ và chưa thể nắm rõ tác động xảy ra mới đây là sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp từ chủng virus mới Corona (nCov-2019) có thể tác động đến cung – cầu ngoại tệ. Cùng với đó, những chuyển động trong xung đột giữa các quốc gia vẫn tiếp tục là yếu tố khó lường. Câu chuyện ổn định tỷ giá cũng như nhiều câu chuyện khác của nền kinh tế càng trở nên khó đoán định.
Tỷ giá VND/USD chỉ trong hai ngày giao dịch trở lại sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán đã tăng 60 đồng/USD. Các doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn biến tỷ giá để có những giải pháp linh hoạt.
Thanh Thủy
Theo baodautu.v
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/2
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 04/2 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* SFI: Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch HĐQT CTCP Đại lý vận tải Safi (SFI - HOSE) đã ra 512.000 cổ phiếu SFI từ ngày 30/12/2019 đến 30/1/2020 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Hoàng Anh đã giảm sở hữu tại SFI xuống còn hơn 2,38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,79%.
* CMX: CTCP Camimex Group (CMX - HOSE) đã thông qua phương án chào bán 13,2 triệu cổ phiếu. tỷ lệ thực hiện quyền 1:1 (1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua, 1 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới). Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng thu dự kiến 132 tỷ đồng.
* PC1: CTCP Xây lặp điện 1 (PC1 - HOSE) đã công bố Báo cáo tài chính quý IV/2019 với 1.568 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 4,1% so với quý IV/2018, nhưng lợi nhuận sau thuế hơn 57 tỷ đồng giảm 8,2%. Lũy kế cả năm 2019, PC1 đạt 5.842 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 15% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 375 tỷ đồng, giảm 23,7%.
* VJC: Ông Lưu Đức Khánh, Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc điều hành CTCP Hàng không Vietjet (VJC - HOSE) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu VJC từ ngày 6/2 đến 6/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Khánh sẽ nâng sở hữu tại VJC lên hơn 1,55 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,29%.
* HVH: Ông Trần Hữu Đông, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC (HVH - HOSE) đăng ký mua 300.000 cổ phiếu HVH từ ngày 06/2 đến 05/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Đông sẽ nâng sở hữu tại HVH lên hơn 4,64 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 23,83%.
* VNM: Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC), tổ chức có liên quan đến bà Đặng Thị Thu Hà - Thành viên HĐQT CTCP Sữa Việt Nam (VNM - HOSE) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu VNM từ ngày 06/2 đến 06/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, SCIC chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VNM nào.
* VDS: CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS - HOSE) thông qua đợt phát hành 400.000 trái phiếu không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, giá phát hành 1 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị theo mệnh giá là 400 tỷ đồng. Kỳ hạn trái phiếu 01 năm, lãi suất cố định, tối đa không quá 9,5%/năm. Thời gian thực hiện dự kiến từ nay cho đến 30/4/2020.
* VFG: Ngày 14/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2019 của CTCP Khử trùng Việt Nam (VFG - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 17/2. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 03/3/2020.
* HAX: CTCP Dịch vụ Ôtô Hàng Xanh (HAX - HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh IV/2019 với doanh thu 1.517 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 7 tỷ đồng, giảm 80%. Lũy kế cả năm 2019, HAX đạt doanh thu 5.153 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế 51 tỷ đồng, giảm 48%.
* VCS: Ngày 21/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 3 năm 0219 của CTCP Vicostone (VCS - HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 24/2. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 20%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/3/2020.
* CX8: Ngày 07/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018 của CTCP Contrexim số 8 (CX8 - HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 10/2. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3,5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/3/2020.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
EPTC EVN mua chịu ngàn tỷ chưa thanh toán, PV Power trích dự phòng gần 400 tỷ đồng Dù hoạt động kinh doanh chính tăng trưởng, kết quả kinh doanh quý IV/2019 của PV Power vẫn giảm 12% do bất ngờ ghi nhận khoản chi phí dự phòng do một khoản doanh thu tiền điện đang bị Công ty mua bán điện EPTC EVN đơn phương giữ lại. PV Power báo lãi vượt 25% kế hoạch dù phải trích lập dự...