Doanh nghiệp đầu tiên được vay gói hỗ trợ Covid-19
Chiều 27.11, Ngân hàng CSXH huyện Bình Sơn tổ chức ký kết hợp đồng tín dụng với người sử dụng lao động để giải ngân cho vay trả lương ngừng việc cho người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.
Theo đó, Ngân hàng CSXH huyện Bình Sơn đã tổ chức giải ngân cho doanh nghiệp đầu tiên được vay gói hỗ trợ này là Công ty TNHH Đức Long Dung Quất để trả lương ngừng việc cho 45 người lao động do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, với số tiền hơn 77 triệu đồng, lãi suất là 0%.
Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh, ông Trần Duy Cường cho biết, thời gian đến, ngân hàng tiếp tục tạo mọi điều kiện, hỗ trợ cho doanh nghiệp khó khăn về tài chính, có nhu cầu vay vốn được tiếp cận kịp thời nguồn vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Việc giải ngân cho vay đến hết ngày 31.1.2021.
Video đang HOT
Ngân hàng CSXH huyện Bình Sơn ký kết hợp đồng cho vay với Công ty Đức Long Dung Quất
Ngân hàng cũng phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, tránh tình trạng lợi dụng để trục lợi chính sách.
Nguồn vốn mà ngân hàng triển khai cho vay nằm trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng, từ nguốn tái cấp vốn của NHNN được Chính phủ giao cho Ngân hàng CSXH triển khai cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho người lao động do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42 và Nghị quyết số 154 của Chính phủ.
Chính sách cho vay trả lương ngừng việc đối với người lao động do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là chủ trương của Đảng, Nhà nước, thể hiện tính nhân văn, sự quan tâm, tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính để trả lương ngừng việc cho người lao động, sớm ổn định, khôi phục phát triển hoạt động kinh doanh sau thời gian bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Trung bình mỗi tháng xử lý được khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng nợ xấu
Thông tin về tỉnh hình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại họp báo Chính phủ chiều nay (30/10), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, tính từ cuối năm 2018 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 361,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Từ cuối năm 2018 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 361,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Ảnh minh hoạ: tapchitaichinh
Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khẳng định, xử lý nợ xấu là vấn đề được Đảng và Chính phủ quan tâm. Thời gian qua thực hiện hiệu quả, khắc phục nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại.
Tính từ cuối năm 2018 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 361,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó, nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 307,96 nghìn tỷ đồng (chiếm 85,26%); Nợ xấu bán cho VAMC là 48,52 nghìn tỷ đồng (chiếm 13,43%); Nợ xấu bán cho tổ chức, cá nhân khác là 4,72 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,3%).
Về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 (thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD), lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 293,88 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Như vậy tính ra, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý trong giai đoạn này đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012 - 2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 121,4 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 40,1% tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết số 42 đã xử lý), cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 là khoảng 22,8%.
Bà Hồng cho biết, kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 bằng hình thức khách hàng trả nợ tăng mạnh, phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện. Khách hàng chủ động và hợp tác hơn trong việc trả nợ TCTD, hạn chế tình trạng chủ tài sản cố ý chây ỳ, chống đối nhằm kéo dài thời gian xử lý.
Lý giải nguyên nhân nợ xấu của một số ngân hàng 9 tháng qua tăng, Phó Thống đốc NHNN cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, chất lượng tín dụng toàn ngành có xu hướng suy giảm, nợ xấu đang gia tăng nhanh trong 5 tháng đầu năm 2020, trích lập dự phòng tăng, có thể tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các TCTD trong năm 2020. Nhu cầu tín dụng trong thời gian dịch bệnh cũng giảm nên tính toán kỹ thuật giữa mức cung và lượng nợ xấu của các TCTD cũng tăng làm tăng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống.
Để giải quyết, NHNN đã ban hành các thông tư hướng dẫn và chỉ đạo, đôn đốc NHNN chi nhánh 28 tỉnh, thành phố ven biển và các ngân hàng thương mại đẩy mạnh triển khai thực hiện một số biện pháp tháo gỡ khi các doanh nghiệp - khách hàng của các TCTD bị hạn chế hoạt động do dịch.
Doanh nghiệp 'than' gói vay trả lương quá khắt khe Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, điều kiện giải ngân quá khắt khe khiến doanh nghiệp chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay gói 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0% để chi trả lương trong bối cảnh đại dịch COVID-19. COVID-19 khiến các doanh nghiệp kiệt quệ vì vậy việc được tiếp cận gói vay lãi suất 0% để chi trả...