Doanh nghiệp đang lo ngại những nguy cơ bảo mật nào nhất?
Các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý công ty cho rằng, các mối lo ngại về ransomeware, tấn công có chủ đích hay rò rỉ dữ liệu là những nguy cơ lớn với tổ chức của họ.
Các lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á lo lắng nhất về 3 mối nguy cơ bảo mật, gồm: Rò rỉ dữ liệu, tấn công có chủ đích (APT), và ransomware. Mức độ lo lắng của nhóm doanh nghiệp trong khu vực cao hơn trung bình toàn cầu.
Nghiên cứu do Kaspersky thực hiện trên 900 nhà quản lý không chuyên về CNTT (chẳng hạn như CEO, phó giám đốc, và các cấp độ quản lý), trong đó có 100 nhà quản lý trong khu vực Đông Nam Á, và hoàn thành vào tháng 4/2022.
Cụ thể, các lãnh đạo Đông Nam Á lo ngại nhất vấn đề đánh cắp dữ liệu hoặc rò rỉ dữ liệu (chiếm 77%). Điều này không khó giải thích khi nhiều trường hợp doanh nghiệp bị rò rỉ dữ liệu đã được thông tin rộng rãi, trong đó có đủ các công ty ở nhiều lĩnh vực từ thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ số, chuỗi khách sạn, công ty bảo hiểm và sức khoẻ, và thậm chí là cơ quan chính phủ.
Mối lo thứ hai đến từ tấn công APT (75%). Tấn công APT sử dụng thủ pháp tấn công liên tục và tinh vi để lấy được quyền truy cập vào hệ thống và ở lại đó một thời gian với mục đích phá huỷ. Vì đầu tư quá nhiều công sức cho loại tấn công này, các nhóm APT thường nhắm vào những mục tiêu cấp cao, có giá trị, chẳng hạn như các tổ chức quốc gia và công ty lớn, nhằm đánh cắp thông tin trong một khoảng thời gian dài.
Video đang HOT
Xếp thứ 3 trong các mối nguy hiểm được giới quản lý doanh nghiệp nhắc đến là tấn công ransomware (73%). Ransomware, là phần mềm độc hại được thiết kế để chặn quyền truy cập vào hệ thống máy tính hoặc mã hoá dữ liệu trên máy tính cho đến khi một khoản tiền chuộc được chi trả. Nhiều cá nhân và tập đoàn đã và đang là mục tiêu của các cuộc tấn công này.
Tỷ lệ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á cho rằng khả năng tổ chức của họ phải đối mặt với các 3 loại tấn công trên đều cao hơn so với toàn cầu.
Mức độ lo lắng bị tấn công của doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á cao hơn trung bình toàn cầu. (Nguồn: Kaspersky)
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tiết lộ, trong khi phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng, họ có thể là nạn nhân của ransomware, thì 65% trong số họ lại tin rằng, “khả năng doanh nghiệp của mình phải đối mặt với tấn công mã độc dạng này là rất nhỏ, không cần bận tâm”.
Phần lớn (81%) nhà quản lý không chuyên về CNTT trong khu vực Đông Nam Á cũng tin rằng các biện pháp bảo mật họ đang có đã đủ bảo vệ họ trước tấn công ransomware.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á đánh giá việc lãnh đạo doanh nghiệp tự tin về bảo mật tại công ty đã đủ để bảo vệ họ trước tổn thất do các cuộc tấn công gây ra là tín hiệu đáng mừng. Song các doanh nghiệp cũng cần phải cẩn trọng, đừng để sự tự tin sinh ra tự mãn vì thực tế đe doạ về ransomware ngày càng gia tăng và không ngừng phát triển.
Từ năm 2020, các chuyên gia đã cảnh báo về “Ransomware 2.0″ – “phần mềm tống tiền có mục tiêu”. Loại tấn công này không dừng lại ở việc đánh cắp dữ liệu. Các nhóm tội phạm mạng đánh vào danh tiếng của doanh nghiệp để ép nạn nhân trả tiền, chứ không chỉ nhắm vào tầm quan trọng của dữ liệu đánh cắp.
Tính đến 2020, đã có ít nhất 61 tổ chức trong khu vực bị các nhóm tin tặc dạng này tấn công có chủ đích, từ ngành công nghiệp nhẹ – sản xuất quần áo, giày dép, nội thất, thiết bị điện tử gia dụng; dịch vụ công, công nghệ và truyền thông, ngành công nghiệp nặng – khai thác dầu, đóng tàu, sản xuất thép, hoá chất, máy móc; tài chính và logistic.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu: Tiền mã hóa 'vô giá trị' và nên bị quản lý
Bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, đưa ra bình luận trong bối cảnh tiền mã hóa đang gặp vô số thách thức và biến động.
Theo bà Lagarde, các loại tiền mã hóa "không dựa trên gì cả" và nên bị quản lý để tránh được nguy cơ mọi người đổ hết tài sản tiết kiệm vào chúng. Trả lời trên một kênh truyền hình Hà Lan, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) bày tỏ lo lắng đối với "những người không hiểu gì về rủi ro, những người sẽ mất tất cả và những người sẽ tuyệt vọng", đó là lý do vì sao bà tin tiền mã hóa nên bị quản lý.
Bình luận được bà đưa ra vào thời điểm trồi sụt của thị trường tiền số, với các đồng nổi tiếng như Bitcoin hay Ether đã giảm 50% giá trị từ đỉnh. Cùng lúc này, tiền mã hóa đang bị giám sát chặt chẽ hơn từ các nhà quản lý toàn cầu do lo ngại chúng sẽ đe dọa đến hệ thống tài chính chung.
(Ảnh: Bloomberg)
Bà Lagarde hoài nghi về giá trị của tiền mã hóa, so sánh nó với đồng EUR kỹ thuật số của ECB. Bà cho rằng tiền mã hóa "không có giá trị, không dựa trên gì cả và không có tài sản đảm bảo hoạt động như một mỏ neo an toàn". Ngày mà các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương ra mắt, ngân hàng trung ương sẽ hậu thuẫn nó và khác biệt hoàn toàn so với các đồng tiền mã hóa hiện nay.
Các quan chức ECB khác cũng từng lên tiếng quan ngại. Chẳng hạn, vào tháng 4, thành viên hội đồng quản trị Fabio Panetta nói rằng, tài sản tiền mã hóa "đang tạo ra thế giới hoang dã mới". Bản thân bà Lagarde không nắm giữ bất kỳ tài sản tiền mã hóa nào nhưng bà theo dõi nó sát sao vì một trong các con trai của bà đã đầu tư vào nó, bất chấp lời khuyên của mẹ.
Công nghệ thực phẩm giải bài toán an ninh lương thực châu Á Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng cũng như khí hậu khắc nghiệt đã đẩy giá thực phẩm tăng vọt, tiềm ẩn nguy cơ một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực kéo dài tại châu Á. Năm ngoái, khu vực này cũng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Gemini sắp có mặt trên các thiết bị sử dụng hằng ngày

Apple khuyên người dùng iPhone xóa trình duyệt Chrome

Windows Maps của Microsoft sắp bị 'khai tử'

TSMC xác nhận mẫu iPhone đầu tiên trang bị chip 1,4nm

Tiết kiệm 122 tiếng đồng hồ mỗi năm nhờ sử dụng AI

Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Google Chrome đáng giá 50 tỷ USD

Người dùng có thể thay thế trợ lý ảo Siri trên mọi iPhone bằng ứng dụng mới

Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Có thể bạn quan tâm

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em
Sức khỏe
13:58:48 28/04/2025
Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi
Tin nổi bật
13:54:35 28/04/2025
Gil Lê phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao việt
13:54:22 28/04/2025
Trời nóng mà có món này, cả nhà "vét sạch" mâm cơm
Ẩm thực
13:49:19 28/04/2025
Chủ tịch Triều Tiên cam kết xây tượng đài tưởng nhớ các binh sĩ đã hy sinh ở Nga
Thế giới
13:48:37 28/04/2025
Hot: G-Dragon lộ hint "yêu lại" mỹ nữ nóng bỏng nhất showbiz, còn ở chung nhà?
Sao châu á
13:27:19 28/04/2025
Thí sinh 'Tân binh toàn năng' bị Kay Trần, Tóc Tiên chấn chỉnh thái độ
Tv show
12:59:11 28/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Mẹ lần đầu gọi điện cho Việt sau 20 năm
Phim việt
12:48:04 28/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc
Trắc nghiệm
12:09:59 28/04/2025
Chồng chém vợ tại phòng trọ rồi lẩn trốn
Pháp luật
12:07:39 28/04/2025