Doanh nghiệp dân doanh thừa nhận đang phải trả chi phí ngoài thuế cao nhất
Việc áp dụng thuế điện tử đã giúp hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và cán bộ giải quyết thủ tục hành chính nhưng khảo sát cho thấy, việc phát sinh chi phí ngoài vẫn tồn tại, tập trung ở các bộ phận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, kê khai và kế toán thuế.
Đây là nội dung chính mà Nhóm nghiên cứu Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố thông qua Báo cáo đánh giá hài lòng của doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính thuế, được khảo sát độc lập lần thứ ba sau đợt khảo sát năm 2014 và 2016. Điều này phản ánh tín hiệu cải thiện ở nhiều nhóm lĩnh vực phản ánh mức độ hài lòng người nộp thuế trong 5 năm qua.
Báo cáo kết quả khảo sát các doanh nghiệp về sự phổ biến của chi phí ngoài quy định cho thấy 64% doanh nghiệp nói “Không”, chỉ có 9% thẳng thắn thừa nhận có phải bỏ ra chi phí ngoài quy định và 27% doanh nghiệp lựa chọn không trả lời.
Doanh nghiệp dân doanh thừa nhận đang phải trả chi phí ngoài thuế cao nhất
Trong các doanh nghiệp khảo sát, nếu phân loại theo khu vực kinh tế, tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh thừa nhận đang chi trả chi phí ngoài cao nhất (9%). Chỉ 7% doanh nghiệp FDI và 2% doanh nghiệp nhà nước khi được hỏi thừa nhận đã chi các khoản chi phí ngoài. Trong trường hợp phân loại theo tuổi đời hoạt động, các doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm có tỷ lệ trả chi phí ngoài quy định cao nhất (xấp xỉ 10%), tỷ lệ này ở nhóm doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm là 9,2%.
Theo VCCI, áp dụng thuế điện tử đã giúp hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và cán bộ giải quyết thủ tục hành chính, từ đó giảm phiền hà và các khoản chi phí không chính thức khi thực hiện thủ tục hành chính. Tuy nhiên, các khoàn chi phí ngoài vẫn tồn tại, tập trung ở các bộ phận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, kê khai và kế toán thuế, kết quả khảo sát cho hay.
Video đang HOT
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng là điểm cần cải thiện. VCCI cho rằng cần tránh tình trạng thanh kiểm tra trùng lặp và hiện tượng cán bộ áp dụng quy định về thuế theo hướng suy diễn bất lợi cho doanh nghiệp.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế thừa nhận còn những điểm hạn chế cần điều chỉnh. Ông Phi Vân Tuấn – Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội khẳng định, một trong các giải pháp mà cơ quan này sẽ tập trung thực hiện thời gian tới là tăng cường kỷ cương kỷ luật công chức thuế thông qua việc triển khai nhật ký thanh kiểm tra, giám sát việc xử lý kết quả sau thanh kiểm tra và xử lý hoàn thuế cho doanh nghiệp.
Một số điểm có thể cải thiện khác khi thực hiện thủ tục hành chính thuế hiện nay là phải làm sao để đơn giản, dễ hiểu và thống nhất cách hiểu thông tin hướng dẫn về thủ tục hành chính thuế như thủ tục miễn giảm và hoàn thuế với dự án đầu tư mở rộng. Nhiều doanh nghiệp phản ánh quy trình tương đối phức tạp chưa thống nhất giữa cơ quan thuế với nhau và với các bên liên quan.
Bên cạnh những điểm còn tồn tại trên, cuộc khảo sát lần này cũng cho thấy điểm sáng khá rõ từ cải thiện trong việc thông tin về chính sách, pháp luật và thủ tục hành chính thuế đã dễ tiếp cận hơn. Dịch vụ thuế điện tử đã trở nên phổ biến với các doanh nghiệp hiện nay. Số liệu thống kê của Cơ quan thuế cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế điện tử đến 10/2019 đã đạt 99%.
Thống kê riêng trong nhóm doanh nghiệp mà VCCI khảo sát, 98,4% doanh nghiệp đã khai thuế điện tử, 96,8% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử và thực tế tỷ lệ đã nộp thuế điện tử cũng lên tới 92%. Bộ phận nhỏ không dùng thuế điện tử do thói quen hoặc chưa phát sinh thuế phải nộp, cũng có trường hợp doanh nghiệp nghi ngại về bảo mật.
Khảo sát cũng cho thấy độ chính xác tương đối tốt của việc lựa chọn đơn vị thanh kiểm tra. Khi được tự đánh giá về mức độ rủi ro thuế ngành lĩnh vực của doanh nghiệp đang hoạt động, ngành có mức độ rủi ro cao cũng chính là ngành thường được cơ quan thuế kiểm tra.
Nguyễn Hưng
Theo Petrotimes.vn
Động lực tăng giá cổ phiếu DGW đến từ đâu?
Theo các chuyên gia tài chính, mã cổ phiếu DGW của CTCP Thế giới số đang có mức định giá hấp dẫn trong ngắn hạn và trung hạn.
DGW đang được giao dịch tại P/E kế hoạch 2019 là 7,5x (EPS tương ứng là 3.264 VND).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, DGW ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.378 tỷ đồng, tăng trưởng 27,9% và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 61 tỷ đồng, tăng trưởng 45,9% so với cùng kỳ năm 2018.
DGW ghi nhận tăng trưởng doanh thu tích cực ở hầu hết các nhóm ngành trong nửa đầu năm nay nhờ các hợp đồng ký kết với các nhãn hàng mới như Nestlé, Nokia trong 2018. Bên cạnh đó, công ty cũng được hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi số và số lượng các doanh nghiệp FDI tăng nhanh chóng.
Mảng máy tính xách tay (MTXT) và máy tính bảng (MTB) tăng trưởng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái; mảng điện thoại di động (ĐTDĐ) tăng trưởng 28,8%; mảng thiết bị văn phòng tăng trưởng 21,7% và mảng hàng tiêu dùng - sức khỏe tăng trưởng mạnh 169,8%.
Năm 2019, DGW đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 7.150 tỷ đồng và 137 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 19% và 24.5% so với năm 2018. Như vậy, DGW đã hoàn thành hơn 47% kế hoạch doanh thu và 44,5% kế hoạch lợi nhuận.
DGW đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong 5 năm tới lần lượt ở mức 15,7% và 22,1%. Trong đó, doanh thu của mảng MTXT & MTB, ĐTDĐ và thiết bị văn phòng sẽ tăng trưởng lần lượt với mức 4%, 10% và 25%. Còn đối với mảng hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe, tăng trưởng doanh thu dự kiến sẽ ở mức 98%/năm.
Hiện DGW đang đối mặt với một số rủi ro. Thứ nhất, thị trường phân phối, bán lẻ hàng công nghệ điện tử đang dần tiến tới bão hòa. Thứ hai, rủi ro pha loãng cổ phiếu khi công ty dự kiến sẽ phát hành trái phiếu kèm chứng quyền với số cổ phiếu phát hành thêm tối đa là 7,5 triệu cổ phiếu. Thứ ba, ngoài hợp đồng với Xiaomi là phân phối độc quyền thì mối quan hệ hợp tác giữa DGW với Nokia, Nestle, PNKids... đều chỉ dừng lại ở mức phân phối chiến lược. Khi sản phẩm thâm nhập được thị trường đến một mức độ nhất định, nhà sản xuất sẽ có xu hướng nâng số nhà phân phối lên, điều này khiến lợi ích của DGW sẽ bị giảm thiểu đáng kể.
Theo ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc nghiên cứu và phân tích của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, mức Stock Rating của DGW ở mức 82 điểm, cho thấy cổ phiếu này đang trong chu kỳ tăng trưởng bền vững.
" Trong ngắn hạn, đồ thị giá đã vượt mức kháng cự 24.500đ/cp với khối lượng giao dịch tăng đột biến trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng từ mức giảm lên tăng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở vùng giá hiện tại", ông Minh cho biết.
Trong khi theo BVSC, giá trị hợp lý của cổ phiếu DGW bằng phương pháp so sánh ngang với hai chỉ số P/E và P/S với tỷ trọng như nhau. Trong đó, áp dụng mức P/E và P/S 2019 mục tiêu lần lượt là 8,2 lần và 0,16 lần để xác định giá cổ phiếu mục tiêu. Theo đó, giá mục tiêu năm 2019 đối với cổ phiếu này là 28.700 đồng/ cổ phần, ứng với tiềm năng tăng giá là 22% và mức P/E 2019 hợp lý là 8,0 lần.
Diễm Ngọc
Theo Enternews.vn
Vốn FDI đổ dồn dập, bất động sản công nghiệp lên ngôi 6 tháng trở lại đây, nguồn vốn FDI đổ vào xây dựng nhà máy đã kéo theo sự lên ngôi của bất động sản công nghiệp. Navigos Group, tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam, cho biết 6 tháng trở lại trở lại đây, do nguồn vốn FDI đổ vào xây dựng nhà máy đã kéo...