Doanh nghiệp của Shark Hưng lãi 500 tỷ, nguồn thu lớn nhất từ đâu?
Kết thúc năm 2019, CenLand báo lãi trước thuế 500,5 tỷ đồng, cao hơn 25% so với năm trước.
ng Phạm Thanh Hưng hay Shark Hưng được biết đến với vai trò rót vốn cho các startup trên chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Việt Nam (Thương vụ bạc tỉ).
Trên thị trường chứng khoán, ông Hưng được giới đầu tư biết đến trên cương vị là Phó Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland, mã: CRE).
Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Cenland
Mới đây, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019.
Kết quả kinh doanh quý IV của Cenland ghi nhận doanh thu thuần 704 tỷ đồng, nâng con số cả năm lên 2.317 tỷ đồng, tăng 37% so với năm trước.
Hoạt động môi giới vẫn là trụ cột của Cenland với đóng góp 1.304 tỷ đồng doanh thu, chiếm 56% cơ cấu. Tuy nhiên tăng trưởng ở mảng này chỉ đạt 12% so với năm 2018.
Doanh thu đầu tư bất động sản xếp thứ hai mang về hơn 980 tỷ đồng, gấp đôi năm 2018.
Video đang HOT
Thời gian qua, ngoài ngành cốt lõi là môi giới với hệ thống 10.000 môi giới đến từ siêu thị dự án bất động sản (STDA) và hệ thống gần 500 sàn liên kết, các đại lý ủy quyền, Cenland đã dần chuyển hướng đầu tư dự án tại nhiều địa phương trên cả nước như dự án Vườn Sen Bắc Ninh, The Central Thanh Hóa, Làng Việt Kiều Hải Phòng…
Hiện CenLand đang có hơn 100 dự án đủ điều kiện bán, bởi vậy danh mục dự án của đơn vị này là nhiều nhất trên thị trường và lượng hàng có thể bán cũng là nhiều nhất.
Kết thúc năm 2019, CenLand lãi trước thuế 500,5 tỷ đồng, cao hơn 25% so với năm trước.
Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng tương đương lên 394 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng từ 3.880 đồng lên 4.925 đồng.
Tổng tài sản ở mức 2.680 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 65% với hơn 167 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Công ty chỉ vay nợ tài chính gần 83 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến nay đạt gần 809 tỷ đồng, bên cạnh thặng dư vốn cổ phần hơn 150 tỷ đồng và quỹ đầu tư phát triển gần 67 tỷ đồng.
Hoàng Mai
Theo nguoiduatin.vn
Dù "phân tán" đẩy mạnh bán dự án thứ cấp, đội môi giới của Shark Hưng vẫn mang về 100 tỷ doanh thu hàng tháng
Theo ban lãnh đạo, với vai trò là trung gian giữa hai bên cung cầu, không chỉ đối mặt với rủi ro thanh toán, Cenland còn bị phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung bất động sản từ phía các nhà phát triển bất động sản.
Công ty bất động sản Cenland do Shark Hưng làm Phó Chủ tịch ghi nhận thu về 935 tỷ đồng riêng dịch vụ môi giới sau 9 tháng đầu năm, tương đương khoảng hơn 100 tỷ đồng mỗi tháng, tăng 18% so với cùng kỳ.
Xuất phát điểm là dịch vụ môi giới dự án từ năm 2002, Cenland hiện đã phát triển một mạng lưới bán hàng đa dạng từ trực tiếp, trực tuyến đến kênh doanh nghiệp, khách hàng nước ngoài, sàn liên kết.
Trong đó, bán hàng trực tiếp Cenland thông qua STDA với hàng ngàn nhân viên môi giới. Kênh doanh nghiệp, CenLand cũng tiếp cận tới các doanh nghiệp để giới thiệu trực tiếp sản phẩm tới các nhóm khách hàng tiềm năng. Công ty cũng làm đại lý ủy quyền và sàn liên kết với số lượng lên đến hàng ngàn đơn vị cùng tham gia bán hàng cho CenLand. Số lượng nhân viên tính đến cuối năm 2018 của Cenland lên đến 2.021 người.
Nguồn: BCTN 2018 Cenland.
Với dịch vụ này, CenLand sẽ ký hợp đồng môi giới với chủ đầu tư để phân phối sản phẩm. Hợp đồng có thể trên cơ sở độc quyền hoặc không độc quyền và CenLand có thể sẽ phải nộp một khoản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và cam kết của mình.
Tính đến hiện tại, mảng môi giới vẫn chiếm phần lớn tỷ trọng doanh thu Cenland với khoảng 58%, tuy nhiên con số này đang thiên giảm khá mạnh so với cùng kỳ, nhường chỗ cho đầu tư thứ cấp.
Đây là định hướng mới doanh nghiệp hướng đến từ những năm 2017-2018, song song là tỷ trọng đóng góp mảng môi giới liên tục sụt giảm. Ghi nhận, mảng môi giới chiếm hơn 97% tổng doanh thu Công ty từ cuối năm 2017, đã giảm mạnh về dưới con số 70% vào năm sau. Đặt kế hoạch cho năm 2019, môi giới dự chỉ chiếm khoảng 52% tổng doanh thu.
Ngược lại, bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2018, mảng đầu tư dự án nhanh chóng tăng thị phần tổng doanh thu, từ mức 27% cả năm 2018 lên mức 43% - theo kế hoạch cho năm 2019. Tính riêng 9 tháng đầu năm, mảng thứ cấp đã mang về 40% doanh thu cho Công ty.
Theo ban lãnh đạo, với vai trò là trung gian giữa hai bên cung cầu, không chỉ đối mặt với rủi ro thanh toán, Cenland còn bị phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung bất động sản từ phía các nhà phát triển bất động sản. Với các dự án bất động sản có vị trí thuận lợi và thu hút được các khách hàng, nhà phát triển bất động sản có thể tự phân phối các sản phẩm mà không cần thông qua đơn vị trung gian như CenLand. Tuy nhiên với các dự án còn ở giai đoạn tiềm năng hoặc có vị trí chưa thực sự hấp dẫn, việc phân phối dựa vào thế mạnh của CenLand là một lựa chọn hoàn toàn chính xác.
Để giảm thiểu các rủi ro này, ban lãnh đạo CenLand bắt đầu có kế hoạch phát triển kinh doanh theo hướng thực hiện bao tiêu sản phẩm và/hoặc tự doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tận dụng hệ thống mạng lưới phân phối và khả năng tài chính lành mạnh của Công ty.
Với lợi thế là đầu mối dự án, sau khi thẩm định tính khả thi của dự án, CenLand có thể chọn đầu tư với tiền tự có của Công ty và các hình thức huy động vốn ngắn và trung hạn. Theo đó, Công ty sẽ mua các sản phẩm bất động sản từ chủ đầu tư và sau đó bán lại ở thị trường thứ cấp.
Đây là một hoạt động cần nhiều vốn, nhiều rủi ro và cũng mang lại lợi nhuận cao. Cuối năm 2018 đầu năm nay, Công ty tiến hành tăng vốn lên 800 tỷ đồng, với sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược của VinaCapital và Dragon Capital, CenLand đã tận dụng được nguồn vốn bằng việc tăng cường hoạt động mua thứ cấp và đặt cọc bao tiêu. Ngoài ra ban lãnh đạo CenLand cũng thúc đẩy hợp tác được với nhiều chủ đầu tư lớn như Trung Nam Group, VABIS Group, Khai Sơn... để gia tăng kho hàng.
Hoạt động này đã đem lại được lợi nhuận lớn cho CenLand, chiếm tới 27% tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ.
Năm 2019, CenLand đặt mục tiêu doanh thu 2.562 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 563 tỷ đồng. Sau 9 tháng, Công ty đã thực hiện 63% cả 2 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Thảo Anh
Theo Trí thức trẻ
Đầu tư lớn vào nhà máy nhôm kính trị giá hàng triệu đô, Shark Hưng tham vọng điều gì? Riêng nhà máy mới, giai đoạn 1 SADO quyết định đầu tư với vốn dự kiến khoảng 20 triệu USD, trước mắt công bố giá trị 12 triệu USD - tương đương khoảng 60%. Nhà máy đặt mục tiêu đạt 4.000 USD doanh thu trong vòng 2 năm tới, sòn Shark Hưng cho rằng còn quá khiêm tốn, bản thân 'cá mập' mong...