Doanh nghiệp công nghệ ‘lên ngôi’ trong mùa dịch COVID -19
Nhờ kết quả kinh doanh tích cực, các quỹ ngoại cũng liên tiếp gom vào cổ phiếu của các hãng công nghệ và trở thành cổ đông lớn của những doanh nghiệp này.
Một phiên giao dịch tại HOSE. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp đang phải “gồng mình” để duy trì sản xuất kinh doanh do những tác động tiêu cực từ COVID-19 thì nhóm doanh nghiệp ngành công nghệ lại có kết quả kinh doanh rất khả quan với doanh thu, lợi nhuận quý 2 và nửa đầu năm tăng mạnh.
Biến thách thức thành cơ hội
Có thể kể đến doanh nghiệp đầu ngành công nghệ là Công ty cổ phần FPT (mã chứng khoán: FPT), trong dịch COVID-19, doanh nghiệp này đã biến thách thức thành cơ hội trong phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 và báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng của Tập đoàn FPT, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 2 là hơn 6.980 tỷ đồng, tăng 2,26 % so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 2 đạt 1.084,2 tỷ đồng, tăng 9,94% so với cùng kỳ.
FPT cho biết dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi số nhanh hơn. Trong 6 tháng năm 2020, doanh thu chuyển đổi số của FPT đạt 1.773 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này ghi nhận vai trò quan trọng của chuyển đổi số đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong COVID-19.
[Chứng khoán Việt Nam có phiên hồi phục ấn tượng đầu tháng 8]
Tại thị trường trong nước, FPT phát triển giải pháp số giúp doanh nghiệp phục hồi và bứt phá sau dịch bệnh nhờ tối ưu chi phí, tự động hóa quy trình, đổi mới sáng tạo và tăng cường bảo mật.
Doanh thu trong 6 tháng đầu năm đến từ việc bán sản phẩm Made-by-FPT tại thị trường trong nước đã tăng 28% so với cùng kỳ 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, FPT đạt tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 13.611 tỷ đồng và 2.428 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng là 9% và 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 17,8% so với mức 17,1% cùng kỳ năm 2019.
Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm tăng trưởng lần lượt 13,5% và 14,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt tương ứng 2.021 tỷ đồng và 1.626 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 2.078 đồng, tăng trưởng 14,1% so với 6 tháng 2019.
Mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài, viễn thông và giáo dục là động lực chính cho tăng trưởng của FPT.
Video đang HOT
Tại thị trường nước ngoài, việc các quốc gia đóng cửa và hạn chế đi lại gây khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, FPT đã có những sáng kiến tăng cường tương tác với khách hàng qua các kênh online, kết nối nguồn lực chuyên gia trên toàn cầu của Tập đoàn.
Đồng thời, Tập đoàn đưa ra những gói giải pháp hỗ trợ khách hàng tối ưu chi phí, phát huy tối đa lợi thế Việt Nam kiểm soát tốt dịch COVID-19 để thuyết phục khách hàng.
Nhờ vậy, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài tăng trưởng 18% và 21% so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt chiếm tỷ trọng 43% và 37% toàn Tập đoàn.
Tại thị trường trong nước, dịch vụ viễn thông đạt doanh thu 5.217 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận trước thuế là 833 tỷ đồng, tăng 22%; trong đó, dịch vụ băng thông internet cho cá nhân và hộ gia đình tăng trưởng 10% doanh thu và 18% lợi nhuận trước thuế.
Tuy nhiên, dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và quảng cáo trực tuyến bị ảnh hưởng mạnh do dịch bệnh làm giảm nhu cầu đầu tư và chi tiêu của doanh nghiệp.
Mới đây, Macquarie Bank Limited (Australia) đã công bố về ngày trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần FPT (mã chứng khoán: FPT) nắm giữ tỷ lệ hơn 5% trở lên.
Cụ thể, Tổ chức Macquarie Bank Limited cho biết đã mua thành công hơn 2,9 triệu cổ phiếu FPT, nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,996% lên 5,37% và trở thành cổ đông lớn của FPT.
Một tập đoàn công nghệ lớn nữa là CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC – CMC (mã chứng khoán: CMG) cũng công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020 (từ 1/4 đến 30/6/2020) với doanh thu thuần 1.058 tỷ đồng, tăng nhẹ 5%, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi cùng kỳ lên 42,8 tỷ đồng.
Phần lợi nhuận thuộc về công ty mẹ là 28,35 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) quý 1 đạt 284 đồng.
Theo CMC, lợi nhuận trong kỳ tăng mạnh do khối giải pháp và công nghệ tăng trưởng lợi nhuận 67%. Bên cạnh đó, khối kinh doanh quốc tế bắt đầu có lợi nhuận, tăng trưởng 126% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu tài chính trong quý 1 niên độ tài chính tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 21,7 tỷ đồng, chủ yếu do tăng mạnh lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Công ty hiện có xấp xỉ 1.500 tỷ đồng gồm tiền và các khoản tương đương (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn), tăng khoảng 150 tỷ đồng so với đầu năm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm 13% còn 17,5 tỷ đồng. Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong quý 1 đạt 153,7 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước cũng góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của công ty.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund thông báo mua 61.750 cổ phiếu CMG của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC để nâng tỷ lệ sở hữu lên 5,08%.
Với tỷ lệ này, Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC.
Cụ thể, với việc Pyn Elite Fund mua thêm 61.750 cổ phiếu CMG đã giúp quỹ này nắm giữ 5,085 triệu cổ phiếu, tương đương 5,08% vốn điều lệ. Ước tính, Pyn Elite Fund đã chi gần 1,8 tỷ đồng để thực hiện giao dịch này.
Tiết giảm được chi phí
Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (mã chứng khoán: ELC) cũng vừa có báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 và sáu tháng năm 2020.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong quý 2 đạt 159,82 tỷ đồng tăng 90,48% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu bán bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt được 347,71 tỷ đồng, tăng hơn 86% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng rất mạnh, đạt trên 5,38 tỷ đồng, tăng hơn 174,4% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 6 tháng, doanh thu hoạt động tài chính của công ty đạt 5,92 tỷ đồng, tăng 123,3%.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của ELC đạt hơn 9,95 tỷ đồng trong quý 2, lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, đạt hơn 14,29 tỷ đồng, tăng lần lượt 934,63% và 382,77%.
Đây là con số tăng trưởng rất ấn tượng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang giảm lãi hoặc thua lỗ do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Lý giải về việc lợi nhuận quý 2 và sáu tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, lãnh đạo công ty cho biết là do trong kỳ công ty đã ký kết, triển khai nhiều hợp đồng giá trị lớn, dẫn đến doanh thu bán hàng và dịch vụ tăng.
Sáu tháng đầu năm, ban điều hành đã thúc đẩy tốc độ triển khai các dự án, hợp đồng bán hàng để nhanh chóng nghiệm thu, thanh quyết toán với khách hàng đúng tiến độ, phát triển sản phẩm thị trường theo đúng mục tiêu của công ty. Ngoài ra, do tiết giảm được một số khoản mục chi phí dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh tăng.
Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp ngành công nghệ đều báo cáo doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, nhưng cũng có doanh nghiệp doanh thu tăng cao nhưng lợi nhuận giảm sâu.
Đơn cử, Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông (mã chứng khoán: TST) công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 và sáu tháng đầu năm với doanh thu tăng vọt, nhưng do nhiều nguyên nhân khiến lợi nhuận công ty giảm.
Theo báo cáo giải trình của TST, trong quý 2/2020, doanh thu của TST tăng mạnh tới 114%, nhưng giá vốn cũng tăng tới 108% làm lãi gộp giảm cũng tăng 3,7 tỷ đồng (136%) so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, trong quý 2/2019, TST có khoản thu hoạt động tài chính lên đến 3 tỷ đồng) do bán cổ phiếu của Công ty cổ phần kỹ thuật MobiFone), đồng thời chi phí trả lãi ngân hàng quý 2/2020 tăng 300 triệu đồng, dù chi phí bán hàng giảm 3,7 tỷ đồng.
Chi phí quản lý của TST quý 2 cũng tăng tới 2,2 tỷ đồng và các khoản thu khác giảm gần 1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, quý 2/2020, lợi nhuận sau thuế của STS đạt hơn 2,561 tỷ đồng, giảm tới 44% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh giảm sút, thậm chí lỗ nặng thì các công ty công nghệ đạt được mức doanh thu và lợi nhuận ấn tượng đang là minh chứng cho việc doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội, biến khó khăn thành lợi thế tăng trưởng./.
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...