Doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận vốn ngân hàng
Tại Hội nghị kết nối Ngân hàng (NH) – Doanh nghiệp (DN) vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức vừa diễn ra tại Quảng Ninh, nhiều DN đã chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận nguốn vốn tín dụng, một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận vốn tín dụng.
Phải có phương án kinh doanh hiệu quả
“Để đầu tư một du thuyền 5 sao hoạt động trên Vịnh Hạ Long, chi phí lên tới hàng chục tỷ đồng. Số vốn tự có của các DN vừa và nhỏ khó có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu đầu tư, do vậy chúng tôi tìm đến nguồn vốn tín dụng NH…” – ông Bùi Văn Thiên, Chủ tịch HĐQT CTCP du thuyền Genesis Việt Nam chia sẻ.
Ông Thiên cho biết, DN của ông đang thế chấp tài sản để vay vốn tại Vietcombank và đang dược NH ưu đãi lãi suất cho vay dài hạn đầu tư đóng tàu với mức cố định 8,9%/năm trong 2 năm đầu. Đây là mức lãi suất theo DN này là khá cạnh tranh.
Cũng theo DN này, phong cách làm việc của NH rất chuyên nghiệp, DN được NH cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích trong thanh toán/giao dịch như: lắp đặt máy cà thẻ, dịch vụ internetbanking, smsbanking, trả lương cho cán bộ, công nhân viên…
Chia sẻ kinh nghiệm để tiếp cận được vốn tín chấp của NH, ông Thiên cho biết, một trong những yếu tố quan trọng là phương án kinh doanh hiệu quả, đem lại lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh toán nợ.
“Bạn phải chứng minh được năng lực tài chính hiện tại, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và dòng tiền trong tương lai. Như DN chúng tôi, khi đề xuất vay vốn NH để đóng tàu ngủ đêm hoạt động trên Vịnh Lan Hạ, lúc đó tàu ngủ đêm là tài sản hình thành trong tương lai chưa hình thành hiện hữu, DN thế chấp thêm 4 bất động sản để vay vốn.
Vietcombank đã đồng ý tín chấp một phần để cấp tín dụng cho DN căn cứ vào tình hình hoạt động của DN…”, đại diện DN cho biết.
Cũng tại Hội nghị, đại diện CTCP Dược phẩm Bắc Ninh, ông Nguyên Hoàng Trìu cho biết, DN có quan hệ tín dụng với nhiều NH trên địa bàn và luôn coi NH là người bạn thân thiết đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn… “NH giúp DN chúng tôi quản lý dòng tiền, sử dụng vốn, từ đó giúp DN hoạt động làm sao có tỷ suất sinh lời cao hơn lãi vay. Đặc biệt NH giúp DN chúng tôi thực hiện giấc mơ của mình…” – đại diện DN khẳng định.
Video đang HOT
Kể về Dự án xây dựng nhà máy đầu tiên tại Việt Nam chiết khấu hoạt chất curcumin từ nghệ đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, DN này không giấu được tự hào khi khẳng định nhờ có vốn NH mà DN có thể triển khai được dự án và hiện đã ký hợp đồng xuất khẩu dài hạn 5 năm sang Nhật Bản, là một trong những thị trường khó tính nhất với giá trị hợp đồng hàng trăm tỷ đồng…”Đây là niềm tự hào của chúng tôi. Nhờ sự tin tưởng của NH, nhất là Agribank, giấc mơ của chúng tôi đã thành hiện thực…” – ông Trìu chia sẻ.
Chia sẻ kinh nghiệm vay vốn NH, đại diện DN này cho biết, ngoài dự án kinh doanh có hiệu quả thì giữa DN và NH phải có sự gắn bó thân thiết, DN muốn phát triển hội nhập thành công phải đồng hành với NH… Đại diện DN cũng bày tỏ mong muốn NHNN cùng các NH thương mại nghiên cứu tiếp tục giảm lãi suất, NH cần thông thoáng hơn với tài sản thế chấp, nhất là đối với tài sản gắn liền với đất…
Khó hay dễ là do doanh nghiệp?
Nói về mối quan hệ với NH, ông Khổng Văn Khoa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Phát cho biết, ngay từ đầu DN đã xác định có vững mạnh hay không thì phải coi NH là cổ đông lớn, người bạn không thể thiếu được. “Khi tăng quy mô, thêm hoạt động mới thì DN dành nhiều thời gian bàn bạc, chia sẻ với NH để nhận được hỗ trợ…” – ông Khoa chia sẻ và cho biết, suốt 20 năm qua, DN vẫn “thủy chung” với Vietinbank Vĩnh Phúc.
Mối quan hệ cộng hưởng đó được DN này cho biết là NH thường xuyên gặp gỡ, trao đổi nắm bắt tình hình hoạt động của DN, luôn tư vấn về các sản phẩm mới, các cơ chế chính sách của ngành, trao đổi và chia sẻ các chính sách định hướng của Chính phủ, NHNN, chính sách tỷ giá, xu hướng lãi suất… các thông tin mà DN chưa rõ, từ đó giúp DN tối ưu hóa được chi phí cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đồng thời DN cũng cung cấp những thuận lợi, khó khăn trong lĩnh vực hoạt động, trao đổi thông tin, cùng nhau nghiên cứu các giải pháp để các bên hợp tác ngày càng hiệu quả.
“Tiếp cận NH khó hay dễ do DN của mình quyết định. NH huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức để cho vay. Do đó NH phải bảo toàn và phát triển vốn, đầu tư cho ai và dự án nào cũng phải xem xét…” – ông Khoa khẳng định tới đây sẽ tiếp tục triển khai 2-3 dự án mới, mong muốn lãi suất NH có thể giảm thêm để hỗ trợ DN…
Liên quan đến tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt đối với các DN nhỏ và vừa, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay: NHNN đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát và đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của hệ thống các tổ chức tín dụng. Về lãi suất, Phó Thống đốc cho biết sẽ cố gắng điều hành lãi suất ổn định, theo xu hướng giảm dần khi điều kiện vĩ mô và các chỉ số cho phép.
Nhắc lại việc giảm lãi suất điều hành 0,25% hôm 16/9 vừa qua, Phó Thống đốc nhận định đây là động thái tác động đến các NH giảm lãi suất, hỗ trợ vốn cho DN…
Tuy nhiên, việc NH cho DN nào vay, lãi suất như thế nào hoàn toàn thuộc quyền chủ động của các NH và tới đây NHNN tiếp tục tăng quyền tự chủ hơn nữa cho các NH: “Với tinh thần đồng hành cùng DN, ngành NH sẵn sàng cung ứng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các DN nói chung và DN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng…” – đại diện NHNN cam kết.
Linh Lan
Theo baophapluat.vn
Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
Hiện nay, số doanh nghiệp huy động vốn thành công trên số lần huy động có nhiều kết quả khác nhau.
Tại báo cáo khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Hồng tăng cường tiếp cận tín dụng thông qua năng lực quản trị và minh bạch hoạt động tài chính, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngắn, trung và dài hạn rất lớn, song thực tế đáp ứng lại ít ỏi.
Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập Thuế và tín dụng quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Thuế và tín dụng quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp
Hiện nay, số doanh nghiệp huy động vốn thành công trên số lần huy động có nhiều kết quả khác nhau. Có doanh nghiệp có nhu cầu vay là vay được, bên cạnh đó, cũng có khoảng 20% doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa tiếp cận được nguồn tín dụng. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh một số cơ hội, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, công nghệ, năng suất lao động, nguồn nhân lực có tay nghề.
Tại hội nghị "Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập", đại diện VCCI cho rằng, giải pháp tài chính cho doanh nghiệp là thuế và tín dụng. Trong đó, thuế mang tính động lực cho doanh nghiệp đặt mục tiêu để phát triển; còn tín dụng giúp doanh nghiệp trực tiếp giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn để đưa doanh nghiệp đi lên. Cả 2 giải pháp đều rất quan trọng và có tính quyết định rất cao đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp thời mở cửa hội nhập.
Những năm gần đây, nguồn tín dụng Nhà nước đã tạo động lực cho các doanh nghiệp cải cách và tăng trưởng rõ rệt. Tín dụng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh là động lực của tăng trưởng kinh tế, vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, như: Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 21,41%; tín dụng công nghiệp và xây dựng tăng 9,91%; tín dụng thương mại và dịch vụ tăng 16,57%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 15,57%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 14,58%.
Tăng trưởng tín dụng đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt, năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện VCCI cũng cho rằng cung cách quản lý, quản trị doanh nghiệp còn có khiếm khuyết và bất cập, thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính, nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa thể thuyết phục các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chấp nhận cung cấp tín dụng.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn và loay hoay trong việc tiếp cận và triển khai các chương trình, chính sách cho vay của Nhà nước. Công tác cải cách thủ tục hành chính và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh tại một số địa phương chưa đạt được hiệu quả cao, phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đối ứng; dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thiếu khả thi, sản xuất tự phát, khả năng hoàn vốn thấp. Công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, trong khi đó lại thiếu tài sản đảm bảo, hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Đồng quan điểm, đại diện Bộ Tài chính cho biết thêm, hiện nay, các doanh nghiệp đang tiếp cận vốn thông qua các định chế tài chính Nhà nước, gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam và khoảng 40 quỹ tài chính Nhà nước, như Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Bảo lãnh tín dụng...
Tuy nhiên, cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế, như: Chưa phát triển đồng bộ, vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, một số cơ chế, chính sách còn chậm thay đổi so với tình hình thực tế; một số cơ chế, chính sách tuy được ban hành nhưng vẫn còn chưa hoàn toàn khả thi; năng lực tài chính của các định chế tài chính còn hạn chế, quy mô còn nhỏ.
Đơn giản hóa về thủ tục cho vay
Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong thời gian tới, theo đại diện Bộ Tài chính, trước hết, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách về hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các định chế tài chính Nhà nước. Đồng thời, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa về thủ tục cho vay và điều kiện vay, tài sản bảo đảm; tăng cường năng lực tài chính cho các định chế tài chính Nhà nước, qua đó nâng cao khả năng hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, cần cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin; nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, nâng cao khả năng áp dụng công nghệ... để tăng khả năng tiếp cận vốn.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lý, bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định; tập trung thực hiện và triển khai đồng bộ các giải pháp theo đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế; rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được mở rộng vay vốn theo năng lực kinh doanh và thực lực tài chính, đa dạng các kênh, hình thức tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
Mặt khác, xây dựng định hướng tăng trưởng tín dụng hàng năm, có sự điều chỉnh theo thực tế, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, góp phần đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế.
Theo thanhtra
Lần đầu tiên Moody's xếp hạng tín nhiệm SeABank ở mức B1 Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp SeABank tăng năng lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ. Giao dịch tại SeABank. (Nguồn: SeABank) Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức B1 cho Ngân...