Doanh nghiệp Canada kêu gọi chính phủ công bố lộ trình mở cửa lại nền kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, nhiều doanh nghiệp Canada đang thúc giục chính phủ liên bang và chính quyền cấp tỉnh đưa ra kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế, trong bối cảnh tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 được đẩy mạnh tại quốc gia Bắc Mỹ này.
Một cửa hàng thời trang ở Ottawa, Canada ngày 19/5/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Canada hiện đứng thứ ba trong Nhóm 7 nước công nghiệp tiên tiến nhất thế giới (G7) về tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19, với 48,79 liều/100 dân, trong khi Vương quốc Anh dẫn đầu với 83,49 liều/100 dân.
Mới đây, 61 hiệp hội và phòng thương mại đã gửi một thư chung tới Thủ tướng Justin Trudeau kêu gọi chính phủ đưa ra một “cách tiếp cận rõ ràng và nhất quán trên phạm vi toàn Canada” để mở cửa trở lại nền kinh tế, có phương án cụ thể để giải quyết các vấn đề như hạn chế đi lại, giao thông công cộng và tụ tập công cộng. Đầu tháng này, tỉnh Saskatchewan đã đi tiên phong khi công bố kế hoạch chi tiết về những điều doanh nghiệp có thể làm ở các giai đoạn khác nhau của chiến dịch tiêm chủng cấp tỉnh. Ví dụ, các nhà hàng và quán bar ở Saskatchewan sẽ được phép mở cửa trở lại phục vụ ăn uống ở không gian trong nhà với tối đa 6 người mỗi bàn, 3 tuần sau khi 70% số người trên 40 tuổi ở tỉnh đã được tiêm một liều vaccine phòng COVID-19.
Video đang HOT
Chính phủ liên bang Canada cũng đã đưa ra một số hướng dẫn về những hoạt động xã hội có thể được phép thực hiện vào mùa Hè và mùa Thu này, tùy thuộc vào tỷ lệ tiêm chủng. Theo Cơ quan Y tế công cộng Canada, chính phủ có thể cho phép cắm trại, dã ngoại và ăn tối ở không gian ngoài trời tại những khu vực mà 75% số người đủ điều kiện tiêm chủng đã được tiêm một mũi vaccine phòng COVID-19 và 20% đã được tiêm liều thứ hai. Tuy nhiên, hướng dẫn của chính phủ liên bang gần như chưa đề cập đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngân hàng Trung ương Canada hiện kỳ vọng nền kinh tế quốc gia sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, cao hơn mức dự báo đưa ra hồi tháng 1/2021 là 4%. Con số 6,5% cũng cao đáng kể so với mức 5,8% mà chính phủ liên bang đã dự báo trong kế hoạch ngân sách năm 2021. Bất chấp làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch bệnh và các biện pháp phong tỏa được tăng cường, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada có khả năng tăng khoảng 7% trong 3 tháng đầu năm nay.
Liên quan đến thị trường lao động, ngày 18/5, phát ngôn viên Bộ Nhân lực Indonesia Chairul Fadhly Harahap cho biết bộ này đã tạm ngừng cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (TKA), ngoại trừ những trường hợp làm việc trong các dự án chiến lược quốc gia.
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời ông Chairul cho biết lao động nước ngoài chỉ được cấp TKA theo giấy phép đặc biệt bằng văn bản của các bộ hoặc cơ quan nhà nước, đồng thời phải tuân thủ các quy trình y tế hiện hành của Indonesia.
Bộ Nhân lực Indonesia khẳng định rằng chính phủ quyết tâm ngăn chặn đại dịch COVID-19, nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các dự án chiến lược quốc gia mang lại nhiều lợi ích. Bộ trên cũng cho rằng lao động nước ngoài làm việc trong các dự án chiến lược tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ, từ đó giúp thu hút nhiều lao động địa phương hơn cũng như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Những yếu tố để Mỹ và Canada mở cửa biên giới trở lại
Đã hơn một năm kể từ khi Chính phủ Canada và Mỹ ban hành lệnh cấm đối với hoạt động đi lại không thiết yếu giữa hai quốc gia. Với chiến dịch tiêm chủng đang tăng tốc ở cả Canada và Mỹ, câu hỏi được đặt ra là khi nào biên giới giữa hai nước có thể mở cửa trở lại.
Theo một số chuyên gia, việc đi lại qua biên giới Canada-Mỹ có thể được khôi phục vào cuối mùa Hè hoặc sang mùa Thu, nhưng quá trình mở cửa biên giới sẽ phức tạp.
Cửa khẩu biên giới Canada-Mỹ tại Lansdowne, bang Ontario (Mỹ) đóng cửa do dịch COVID-19 ngày 22/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, biên giới Canada-Mỹ đã đóng cửa đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu như du lịch và giải trí kể từ tháng 3/2020, và Ottawa và Washington dự kiến gia hạn thỏa thuận này vào ngày 21/5 tới. Người lao động làm việc trong lĩnh vực thiết yếu như tài xế xe tải và nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp được miễn các hạn chế này.
Ông Aaron Ettinger, chuyên gia về chính sách đối ngoại, dự đoán biên giới Canada-Mỹ sẽ tiếp tục đóng cửa trong ít nhất một vài tháng nữa, do tình hình dịch bệnh hiện nay tồi tệ gấp mười lần so với thời điểm này năm ngoái liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm, tỷ lệ bệnh nhân ở các khu điều trị tích cực. Ông Ettinger lưu ý rằng tỷ lệ tiêm phòng của Mỹ nhanh hơn nhiều so với Canada. Bà Melissa Haussman, một giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Carleton, cho rằng cả hai nước sẽ phải đạt được một ngưỡng tiêm chủng nhất định và bằng lòng về mức độ tiêm chủng của mỗi nước trước khi tiến hành thảo luận về việc mở cửa biên giới.
Tính đến ngày 8/5, ít nhất 1.107.729 người tại Canada đã được tiêm chủng đủ liều vaccine phòng COVID-19, tương đương khoảng 2,9% dân số của quốc gia Bắc Mỹ này. Hiện nay, Canada đang đứng thứ 4 trong Nhóm 7 nền công nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới (G7) về tỷ lệ tiêm chủng (40,6 liều/100 dân), trong khi Mỹ đứng thứ hai (76,18 liều/100 dân). Giáo sư Melissa Haussman dự đoán biên giới Mỹ-Canada sớm nhất cũng phải đến cuối Hè mới mở cửa trở lại.
Hồi tháng 4, Bộ trưởng phụ trách Các vấn đề liên chính phủ Dominic LeBlanc cho rằng còn quá sớm để nói về việc mở lại biên giới khi diễn biến của đại dịch trong những tháng tới vẫn khó lường.
Cơ quan Y tế Công cộng của Canada cho biết chính phủ liên bang liên tục đánh giá tác động của các biện pháp kiểm soát dịch ở biên giới. Các quyết định và việc cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp đó sẽ dựa trên bằng chứng khoa học đáng tin cậy.
Giá trị trao đổi thương mại qua biên giới Canada-Mỹ ở mức khoảng 2 tỷ CAD (1,6 ỷ USD) mỗi ngày và trước khi có thỏa thuận hạn chế trên, mỗi ngày đường biên giới dài 8.891 km giữa hai nước có 300.000 lượt người đi qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Canada Sajjan phản đối các yêu sách chủ quyền cùng hoạt động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. "Canada phản đối những dự án bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng tiền đồn trên các khu vực tranh chấp vì mục đích quân sự", Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan phát biểu...