Doanh nghiệp cần thêm giải pháp hỗ trợ
Bộ Tài chính vừa quyết định giãn thêm 3 tháng thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (DN), đồng thời thông báo đã có 6.100 đơn vị hoạt động trở lại sau một thời gian ngừng sản xuất.
Con số thống kê nghe đã lạc quan hơn, nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn cho các DN trong việc tiếp cận vốn và các gói hỗ trợ.
Nguồn vốn cho DNvẫn tắc – Ảnh: Ngọc Thắng
Chưa tạo sức bật
Điểm nhấn mạnh mẽ nhất trong đợt hỗ trợ DN năm nay của Chính phủ tập trung vào 2 gói hỗ trợ lãi suất và miễn, giãn, giảm thuế. Đánh giá về gói hỗ trợ thuế, ông Cao Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, giải pháp này nhằm giúp DN tháo gỡ khó khăn tạm thời về nguồn vốn đầu tư, tăng tốc độ chu chuyển vốn khi mà lãi suất vẫn còn cao, và DN chưa tiếp cận được. Đơn cử, với một DN lãi 6 tỉ đồng, lẽ ra phải nộp thuế TNDN 25%, tương đương 1,5 tỉ đồng, thì theo chính sách này sẽ tiết kiệm được 450 triệu đồng tiền thuế để làm vốn kinh doanh. Thế nhưng, theo TS Trần Du Lịch – Ủy viên UBKT Quốc hội, việc giảm, giãn thuế chỉ có tác dụng đối với các DN làm ăn có lãi nhưng chưa đủ tạo ra sức bật cho DN vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Gói hỗ trợ thuế 29.000 tỉ đồng gồm: gia hạn 9.987 tỉ đồng thuế GTGT tháng 4, 5, 6 cho 208.250 DN. Gia hạn thuế thu nhập DN quý 2/2012 cho 8.260 DN với 347,5 tỉ đồng, giảm 50% tiền thuê đất năm 2012 (tương đương 339 tỉ đồng) cho 3.153 DN và miễn 10,6 tỉ đồng thuế môn bài 2012 cho 40.223 hộ đánh bắt hải sản và hộ làm muối.
TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cũng cho rằng, các giải pháp hỗ trợ DN mới nhắm đến các nguyên nhân trực tiếp. Về cơ bản là “ngược lại” đối với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế nên quy mô và cường độ hạn chế, không thể kích cầu như trước năm 2011. Do đó, các giải pháp hỗ trợ với DN rất ít hiệu lực trong giải quyết khó khăn của DN. Ngoài ra, nếu thực hiện “quá liều” và “lệch hướng” thì có thể gây ra lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong khi các giải pháp hỗ trợ DN chưa cho kết quả thì giá xăng dầu, điện lại tăng liên tục, phí dịch vụ y tế tăng, làm cho DN yếu thêm.
Dù công bố các con số lạc quan như sau khi triển khai gói hỗ trợ thuế, đã có 6.100 đơn vị quay trở lại sản xuất, doanh thu tháng sau tăng 3-4% so với tháng trước. Nhưng Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng thừa nhận, cộng đồng DN vẫn còn đang hết sức khó khăn và cần có thêm những giải pháp để hỗ trợ. Đó là lý do Bộ Tài chính đã kiến nghị giãn tiếp thuế GTGT thêm 3 tháng cho DN đến tháng 4.2013, với số tiền tương ứng 3.745 tỉ đồng.
Video đang HOT
Vốn vẫn tắc
Ở gói hỗ trợ lãi suất, NHNN yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay các khoản nợ cũ về dưới 15% sau ngày 15.7 và mở rộng hỗ trợ lãi suất thấp cho các DN vừa và nhỏ, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng tung ra các gói tín dụng giá rẻ nhưng thực tế, tín dụng vẫn tắc.
Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia phân tích, tín dụng sau 9 tháng mới chỉ tăng 2,35% so với tháng 12.2011 chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng chưa đến được với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy các DN vẫn còn rất khó khăn. Nghịch lý là số hàng tồn kho cao, DN không có đầu ra thì rất khó vay vốn hoạt động tiếp. Nhiều người cho rằng chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng cao, Chính phủ cần phải có những biện pháp thắt chặt lại để chống lạm phát. Tuy nhiên, đó chỉ là tăng bất thường, thời vụ của một số nhóm hàng. Vì vậy, từ nay đến cuối năm vẫn phải giải ngân nguồn vốn ngân sách, trái phiếu theo mục tiêu (hơn 21.000 tỉ đồng/tháng). Các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng đảm bảo mục tiêu dư nợ năm nay tăng 8-10% để tháo gỡ khó khăn cho DN. Quan trọng là tín dụng phải đi vào sản xuất, kinh doanh còn nếu chảy vào kênh đầu tư tài chính sẽ rất nguy hiểm.
2 gói hỗ trợ, gói thì chưa đủ nhiệt, gói thì khó tiếp cận, đó là lý do DN vẫn chìm trong khó khăn.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: 3 yếu tố đẩy doanh nghiệp vào khó khăn
Nợ lớn, lãi suất cao, hàng tồn kho nhiều là 3 yếu tố chính đẩy đa số DN vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư thì số DN đóng cửa tính từ đầu năm 2011 đến hết tháng 8.2012 đã bằng 40% tổng số DN đóng cửa kể từ khi đổi mới đến nay. Nhưng con số này vẫn chưa biểu thị hết mức độ khó khăn của DN khi vẫn chưa có đánh giá cụ thể số DN phải thu hẹp công suất hoạt động, cắt giảm bao nhiêu việc làm.
Không dễ tiếp cận vốn rẻ
Dù các ngân hàng luôn rầm rộ quảng bá các chương trình lãi suất ưu đãi, gói này, gói kia thì ở khắp nơi, khắp các lĩnh vực, việc tiếp cận vốn vẫn rất khó khăn.
Lãnh đạo CTCP Tân Việt Mỹ tại Hà Nội chia sẻ, năm ngoái công ty nhận gói thầu thiết bị y tế cho một số bệnh viện, có ký hợp đồng vay ở ngân hàng có chi nhánh tại Hà Nội hơn 1,5 tỉ đồng để nhập máy móc, dụng cụ y tế. Tuy nhiên, nguồn vốn giải ngân cho các bệnh viện bị chậm, chưa thanh toán được. Cuối tháng 8 vừa qua, ngân hàng gửi thông báo hiện công ty vẫn nợ tiền gốc hơn 1,5 tỉ đồng, lãi vay hơn 127 triệu đồng và lãi phạt lên tới gần 453 triệu đồng. “Tôi không nói tên ngân hàng, cũng không muốn tố nhau là o ép, bởi hạ hay không là quyền của họ, mình đâu có quyền gì. Nhưng trong lúc khó khăn như thế này, không nên ép nhau đến đường cùng. Chủ trương hạ lãi suất nợ cũ đã có, chúng tôi chỉ mong được giảm lãi suất phạt, cũng chẳng mong muốn được hạ xuống dưới 15%/năm các khoản vay cũ, nhưng họ cũng đâu có chịu” – lãnh đạo này nói.
Ông Nguyễn Hiếu, lãnh đạo một DN tại Cổ Nhuế, Hà Nội cũng bức xúc, DN ông đang triển khai một loạt dự án trồng ớt sừng để xuất sang Hàn Quốc. Ông rất quan tâm và đã tìm hiểu các gói tín dụng mà Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tuyên bố ưu đãi cho xuất khẩu lãi suất thấp, rồi gói tín dụng 2.000 tỉ đồng dành cho các DN vừa và nhỏ. Tuy nhiên khi gặp các nhân viên tư vấn của ngân hàng thì họ đều đưa ra hàng “tá” điều kiện, nào là DN phải có uy tín, từng làm ăn với ngân hàng, phải có năng lực tài chính, phải thanh toán qua ngân hàng… “Họ chỉ công bố như thế, còn thực tế để vay được rất khó”, ông Hiếu nói.
Theo TNO
Các hãng ô tô Nhật đồng loạt ngừng sản xuất tại Trung Quốc
Bốn đại gia ô tô Nhật là Toyota, Honda, Nissan và Mazda đã tạm ngừng hoạt động tại Trung Quốc do cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước ngày một căng thẳng.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao căng thẳng nhất kể từ năm 2005 giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang đe dọa cả quan hệ thương mại đã tăng trưởng gấp 3 lần trong thập kỷ vừa qua lên mức hơn 340 tỷ USD. Căng thẳng leo thang sau khi chính phủ Nhật tuyên bố sẽ mua lại quần đảo đang tranh chấp giữa hai nước, quần đảo mà phía Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Riêng lĩnh vực ô tô, Toyota, Honda, Nissan và Mazda đều đã ra thông báo ngừng hoạt động tại nhiều nhà máy và đại lý ở Trung Quốc do ảnh hưởng của cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng Nhật tại Trung Quốc hồi cuối tuần qua. Một số cửa hàng và xe hơi đã bị đập phá.
Người biểu tình lật ngửa và đập phá một chiếc xe Honda CR-V được dùng làm xe cảnh sát ở Thâm Quyến hồi cuối tuần qua (Ảnh: BBC)
Honda cho biết sẽ tạm ngừng sản xuất ở 5 nhà máy tại Trung Quốc trong hai ngày 18-19/9.
Mazda sẽ ngừng sản xuất 4 ngày (từ 18-21/9) tại Nam Kinh, nơi có nhà máy liên doanh giữa Mazda với Ford và nhà sản xuất ô tô Trường Anh Trùng Khánh (Chongqing Changan Automobile Co Ltd) của Trung Quốc.
Trong khi đó, Nissan đã quyết định ngừng sản xuất tại hai trong ba nhà máy ở Trung Quốc trong hai ngày 17-18/9. "Tôi muốn chuyển đi. Những người biểu tình ở gần nhà tôi hồi cuối tuần qua thật đáng sợ," một lãnh đạo Nissan tại Quảng Châu cho biết.
Riêng Toyota hôm qua 17/9 cho biết vẫn duy trì sản xuất, nhưng sang ngày 18/9 đã ngừng hoạt động tại Trung Quốc. Một đại diện của Toyota xác nhận với hãng tin ABC News rằng, công ty đã ngừng sản xuất tại nhà máy Denso chuyên cung cấp hệ thống phun nhiên liệu và một số phụ tùng khác vào hôm nay 18/9, kéo theo việc ngừng sản xuất tại nhà máy ô tô của công ty tại Quảng Đông.
Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc cho biết, tình trạng biểu tình sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các đại lý xe Toyota, Honda và Nissan ở Trung Quốc còn nặng nề hơn thảm họa động đất hồi tháng 3/2011 ở Nhật.
Xe ô tô Nhật trở thành đối tượng tấn công của người biểu tình ở Trung Quốc
Tháng 8 vừa qua, doanh số tiêu thụ xe du lịch thương hiệu Nhật Bản tại Trung Quốc đã sụt giảm, trong khi tiêu thụ xe Đức, Mỹ và Hàn Quốc tăng hơn 10%, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Trung Quốc hiện là thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Toyota và Honda cho biết hỏa hoạn đã gây thiệt hại cho các đại lý của họ ở thành phố Thanh Đảo, miền đông Trung Quốc.
Nhiều đại lý ô tô Nhật tại Trung Quốc đã phải đóng cửa sau khi một số cửa hàng bị tấn công và cố ý phá hoại, ông Luo Lei, phó tổng thư ký Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc cho biết.
Ông Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, chính phủ nước này sẽ bảo vệ các doanh nghiệp và công dân Nhật Bản, đồng thời kêu gọi những người biểu tình tôn trọng luật pháp.
Theo Dantri
Pentax K-5 ngừng sản xuất sau khi 'đại hạ giá' Chỉ hơn một tháng sau khi được nhiều hệ thống bán lẻ giảm giá gần một nửa, chiếc DSLR của Pentax cũng được đưa vào danh sách ngừng sản xuất. Bhphoto cho mẫu DSLR của Pentax vào danh sách ngừng sản xuất. Hệ thống bán lẻ nổi tiếng tại Mỹ, Bhphoto đã thông báo không còn bán các mẫu K-5 của Pentax. Trước...