Doanh nghiệp cá tra đặt kế hoạch giảm, lãi quý I lao dốc
Nhiều công ty cá tra đề ra chỉ tiêu lợi nhuận rất dè dặt, có kế hoạch giảm hơn 70%.
Lợi nhuận quý I các công ty cá tra lao dốc, phản ánh thực trạng nhiều khó khăn của doanh nghiệp trong ngành.
Xuất khẩu cá tra đang phải đối mặt với thách thức mới khi dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước bên cạnh việc giá cá nguyên liệu rơi xuống mức thấp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch giảm sâu cho năm 2020. Kết quả kinh doanh quý I cũng phần nào cho thấy những khó khăn mà doanh nghiệp cá tra gặp phải.
Những kế hoạch giảm lợi nhuận đến 70%
Sau lãi kỷ lục hơn 700 tỷ đồng và đầu tư lớn năm ngoái, Nam Việt (HoSE: ANV) đưa ra kế hoạch kinh doanh mới rất thân trọng. Chỉ tiêu doanh thu dự kiến giảm 33% còn 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm đến 72% xuống 200 tỷ đồng.
Kế hoạch lợi nhuận của ANV giảm đến 72%
Chủ tịch ANV Doãn Tới nói rằng nhiều doanh nghiệp cá tra đã phải ngưng hoạt động và sa thải bớt nhân viên. Tuy nhiên, công ty vẫn chủ trương duy trì hoạt động bình thường nhưng với công suất thấp hơn.
Chuỗi sản xuất định hướng nâng cao chất lượng, giảm chi phí. Công ty đưa vùng nuôi sớm đi vào hoạt động nhằm hoàn thành chuỗi giá trị khép kín và nâng sản lượng xuất khẩu, tìm kiếm thêm các khách hàng mới kết hợp với duy trì khách hàng hiện hữu để cải thiện thị phần.
Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) đưa ra 2 kịch bản cho năm 2020 với lợi nhuận giảm 10-32%. Tuy nhiên doanh thu trong kịch bản ở mức cao vẫn có thể tăng trưởng hơn 9%.
Video đang HOT
Vĩnh Hoàn đưa ra 2 kịch bản kinh doanh trong năm 2020.
Vĩnh Hoàn nói rằng kế hoạch kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nền kinh tế toàn cầu suy yếu kéo dài, sự gia tăng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tỷ giá hối đoái bất ổn, gián đoạn trong chuỗi cung ứng…Kịch bản tăng trưởng doanh thu của Vĩnh Hoàn một phần đến từ kế hoạch nâng công suất và vận hành nhà máy collagen thêm 75% đạt 3.500 tấn thành phẩm trong năm 2020. Doanh số các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vnhư collagen và gelatin có thể tăng trưởng 60% và giúp lợi nhuận tăng thêm 50%.
Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An Giang (HoSE: ACL) cũng đặt chỉ tiêu kinh doanh năm 2020 giảm sâu. Doanh thu dự kiến đạt 1.350 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2019 và lợi nhuận trước thuế đề ra 75 tỷ đồng, giảm 53%.
Doanh nghiệp đánh giá xuất khẩu cá tra gặp nhiều thách thức khi dịch Covid-19 bùng phát và sẽ định hướng lại thị trường xuất khẩu. Công ty đặt trọng tâm cung cấp cho khách hàng tiềm năng Walmart tại những thị trường khác bên cạnh Mexico và Trung Quốc như hiện nay, đồng thời thâm nhập sâu hơn ở các thị trường khác và đa dạng hóa sản phẩm.
Công ty Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (HoSE: IDI) đặt kế hoạch công ty mẹ với doanh thu gần 7.145 tỷ đồng, tăng đến 37% so với năm 2019. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế kế hoạch sẽ giảm 39% xuống còn hơn 160 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… thông qua các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại; đồng thời liên kết với các hộ nuôi để chủ động được khoảng 90-95% nguồn nguyên liệu cho nhà máy.
Thủy sản Mekong (HoSE: AAM) đặt kế hoạch doanh thu năm 2020 đi ngang 220 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 6 tỷ đồng, giảm 42% so với năm trước. Công ty cho biết cá tra là mặt hàng chiến lược của ngành thủy sản nhưng lại bị rào cản kinh tế kỹ thuật ngày càng khắt khe hơn, tình hình cạnh tranh giữa các đơn vị cùng ngành và giá bán có xu hướng giảm gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Lợi nhuận quý I lao dốc
Những khó khăn của doanh nghiệp cá tra đã phản ánh ngay trong quý I khi xuất khẩu và lợi nhuận giảm mạnh. Tổng giá trị xuất khẩu cá tra 3 tháng đầu năm giảm hơn 29% so với cùng kỳ còn 334 triệu USD. Tuy nhiên các thị trường Mỹ, Trung Quốc – Hồng Kông đã tăng trưởng trở lại trong tháng 3.
Xuất khẩu cá tra 3 tháng đầu năm. Nguồn: Vasep.
Doanh nghiệp đầu ngành cá tra Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu quý I giảm 9% còn 1.636 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm phân nửa xuống 152 tỷ đồng. Nguyên nhân chính do giá bán giảm và những ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Hiện thị trường lớn nhất của Vĩnh Hoàn là Mỹ và Trung Quốc đều có kết quả tiêu cực. Tuy nhiên, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng trong quý II, thị trường Trung Quốc có thể tăng trưởng 30-40% và thị trường Mỹ cũng tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2019.
Thủy sản Nam Việt thậm chí còn giảm lợi nhuận đến 78% khi chỉ đạt 43 tỷ đồng, cũng là mức thấp nhất trong 9 quý gần đây. Doanh thu trong quý đầu năm giảm 11% còn 811 tỷ đồng do hầu hết các thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Thủy sản Mekong có doanh thu quý I giảm 8% xuống 41 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu về chỉ còn 666 triệu đồng, giảm 79% so với cùng kỳ.
Thuỷ sản Cửu Long An Giang thậm chí còn giảm đến 98% lợi nhuận trong quý I khi chỉ còn hơn 1 tỷ đồng chủ yếu do doanh thu sụt giảm hơn 47% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lao dốc trong quý I.
Huy Lê
Doanh nghiệp BĐS Tp.HCM chuẩn bị nguồn hàng để "bật dậy" sau dịch như thế nào?
Các doanh nghiệp BĐS đã lên kế hoạch tiếp cận khách hàng sau thời điểm dịch Covid-19. Trong đó, khá nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng để sẵn sàng bung ra thị trường từ quý 2/2020.
Sau thời gian "im ắng" để ứng phó với dịch Covid-19, hiện tại khi đề cập đến kế hoạch kinh doanh sau thời điểm dịch, nhiều doanh nghiệp BĐS vẫn tự tin khẳng định rằng, mọi kế hoạch của doanh nghiệp vẫn nằm trong tầm kiểm soát và rất chủ động với bài toán kinh doanh.
Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Vietnam cho biết, diễn biến khó khăn của thị trường BĐS chỉ mang tính ngắn hạn. Do đó, trong giai đoạn này, khả năng thích nghi của doanh nghiệp rất quan trọng và phản ánh được sức đề kháng của doanh nghiệp đó. Với DKRA Vietnam có các bộ phận hoạt động liên kết với nhau (từ nghiên cứu thị trường đến tiếp thị & phân phối, quản lý bất động sản) nên đã linh hoạt điều chỉnh hoạt động kịp thời trong lúc này.
"Về tổng thể, DKRA Vietnam vẫn duy trì nguồn lực ổn định và các chính sách phù hợp với tình hình chung như không cắt giảm nhân sự, điều chỉnh các chính sách phù hợp để nắm bắt cơ hội. Về dài hạn thì cho cả năm 2020, doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn sản phẩm mang tính chủ động, đến từ 7 - 8 dự án đã ký kết với đối tác chiến lược, số lượng lên đến 6.000 sản phẩm", ông Lâm cho hay.
Tương tự, đại diện Á Châu Land cho biết, hiện tại doanh nghiệp vẫn theo kế hoạch đã hoạch định trong năm trước và đầu năm, tập trung các sản phẩm đất nền ven biển như tại Quy Nhơn, Đà Nẵng, Phan Thiết.. có tính thanh khoản cao, pháp lý chuẩn, cũng như các căn hộ vừa túi tiền ven Tp.HCM. "Dịch bệnh đã làm xáo trộn, khó khăn nhiều thứ nhưng kế hoạch kinh doanh trong dài hạn của doanh nghiệp vẫn phải thực hiện, vì còn liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp trong dài hạn", đại diện đơn vị này nhấn mạnh.
Còn theo đại diện Đại Phúc Land thì cho rằng, đây được xem là giai đoạn mà doanh nghiệp củng cố và chuẩn bị nguồn lực tốt nhất cho chương trình tái khởi động sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Các mục tiêu trong dài hạn vẫn được đầu tư nguồn lực để duy trì như việc đầu tư cơ sở hạ tầng dự án, tiếp tục hoàn thiện các hạng mục tiện ích và đảm bảo tiến độ xây dựng bàn giao nhà đúng thời hạn. Nhịp công trường vì vậy chưa bao giờ dừng lại. Bộ phận kinh doanh và marketing đã sẵn sàng cho một kế hoạch lớn trong 3 tháng sắp tới với những sản phẩm tốt và chính sách hấp dẫn thu hút cả nhu cầu khách hàng mua ở hoặc đầu tư dài hạn.
Ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Asia New Time cho rằng, hiện nay, rất khó đoán định tình trạng dịch bệnh đến khi nào mới được kiểm soát, khả năng tài chính của doanh nghiệp đến đâu để duy trì bộ máy hoạt động. Chính vì khó dự đoán được, nên bản thân của doanh nghiệp với giải pháp trước mắt là phải cơ cấu lại các hoạt động, tiết giảm chi phí tối đa, đồng thời tìm kiếm dòng sản phẩm phù hợp với thức tế để triển khai.
Theo đó, dòng sản phẩm đầu tư an toàn nhất hiện nay đó chính là sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhà ở thật, bởi lúc này nhà đầu tư sẽ không đổ tiền vào các dòng sản phẩm mang nặng yếu tố đầu tư kiếm lợi nhuận. Còn với những người có nhu cầu thật về nhà ở, cho dù thị trường có khó khăn đến đâu thì họ vẫn mua nhà để ở.
Tập đoàn Hưng Thịnh sau thời gian chung tay hỗ trợ khách hàng, đối tác và chính phủ phòng chống dịch bệnh thì doanh nghiệp này vẫn âm thầm lên kế hoạch đầu tư chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19. Được biết, suốt thời gian đẩy mạnh việc thâu gom quỹ đất, đơn vị này đã chi hàng ngàn tỷ đồng để phát triển hàng loạt dự án ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nguồn tin mới cho biết, tập đoàn này đã chính thức thâu tóm một dự án có quy mô diện tích hơn 90 ha tại huyện Long Hải. Sau khi thâu tóm, Hưng Thịnh đang lên kế hoạch để triển khai dự án vốn dĩ đã bị "trùm mền" gần 10 năm qua từ chủ đầu tư cũ. Kế hoạch năm 2020 với dự án này của Tập đoàn này được tính đến.
Sau dịch Covid-19, Phú Đông Group cũng đang "manh nha" ra thị trường một dự án mới tại Bình Dương là Phú Đông 3, song song đó là kế hoạch phát triển 2 dự án mới khác.
Theo ghi nhận, nhiều doanh nghiệp BĐS đã có sẵn nguồn hàng mới trước thời điểm dịch nhưng do dịch nên hoãn lại hoạt động. Khi tình hình dịch được kiểm soát tốt các doanh nghiệp đã chủ động trong bài toán kinh doanh của mình. Mặc dù kế hoạch bị lùi lại so với dự kiến nhưng theo các doanh nghiệp độ trễ này cũng là cách thử độ bền của mỗi doanh nghiệp, "lấy đà" để bật dậy sau thời điểm khó khăn chung.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành, khi độ nén của doanh nghiệp có cơ hội bung ra thì rất có thể thị trường sẽ vấp phải sự cạnh tranh về nguồn hàng, khách hàng. Hậu Covid-19 nhiều doanh nghiệp sẽ cùng lúc chào sản phẩm ra thị trường, điều này có nghĩa là sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ lớn lên trong thời gian tới.
Hạ Vy
Giá dầu WTI xuống mức âm: Giải pháp nào cho DN sản xuất và kinh doanh xăng dầu? Việc giá dầu WTI hợp đồng kỳ hạn giao tháng 5/2020 trên sàn giao dịch NWMEX ngày 20/4 vừa qua chốt ở mức âm - mức thấp giá thấp chưa từng có trong lịch sử - khiến các doanh nghiệp (DN) sản xuất và đầu mối kinh doanh xăng dầu nước ta đối mặt với nhiều khó khăn. Theo đánh giá của Vụ...