Doanh nghiệp “bùng nổ” khi đấu giá đất, UBND quận dài cổ đợi… tiền
Dư luận không khỏi bất ngờ khi mới đây, UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đấu giá được một khu đất lên đến 75,3 triệu đồng/m2. Nhưng phía sau đó là gì?
Một doanh nghiệp đình trệ hoạt động vì lãnh đạo “tranh nhau” chức chủ tịchNam Cường bị Thanh tra Chính phủ đề nghị truy thu tiền sử dụng 10,7ha đấtChỉ định gói thầu 30 tỷ đồng, UBND TX. Sầm Sơn làm trái luật?
Được biết, Khu đất tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội).
Khu đất trên đã được UBND quận Nam Từ Liêm hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá.
Quyết định phê duyệt Nhà đầu tư trúng đấu giá của UBND TP. Hà Nội.
Khu đất đấu giá quyền sử dụng đất là một phần ô đất có ký hiệu DD nằm trong quy hoạch Khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì, gồm 04 ô đất TT1, TT2, TT3, TT4 xây dựng nhà ở thấp tầng, nằm trong danh mục quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3733/QĐ-UBND ngày 11/7/2014.
Theo Giấy phép quy hoạch số 2740/GPQH ngày 16/7/2014 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc và tại tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 được UBND quận Nam Từ Liêm phê duyệt ngày 18/7/2014.
Theo đó, lô đất TT1 có diện tích 1.177m2, số tầng xây dựng 5; lô TT2 có diện tích 478m2, số tầng là 5; lô TT3 có diện tích 1.531m2, số tầng xây dựng là 5; lô TT4 có diện tích là 736m2, số tầng xây dựng là 5.
Hội đồng đấu giá được thành lập theo Quyết định số 6187/QĐ-UBND ngày 25/11/2014.
Phương án đấu giá quyền sử dụng đất ban hành kèm Quyết định số 7145/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND TP. Hà Nội thì: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền trúng đấu giá, nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp đủ lần số tiền trúng đấu giá vào Ngân sách Nhà nước.
Video đang HOT
Ngày 08/7/2015, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 3163/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở thấp tầng tại lô đất DD, Khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì.
Nhà đầu tư trúng đấu giá là Công ty CP quan hệ quốc tế – đầu tư sản xuất ( CIRI). Người đại diện theo pháp luật của CIRI là ông Phạm Thành Công.
Theo đó, giá trúng đấu giá được TP. Hà Nội phê duyệt cho Công ty CIRI là 75,3 triệu đồng/m2, tổng số tiền Công ty phải nộp vào ngân sách là 295,326 triệu đồng.
Hình thức sử dụng đất và thời gian sử dụng đất: Giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn 50 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá; Người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ổn định lâu dài.
Căn cứ vào Phương án đấu giá quyền sử dụng đất ban hành kèm Quyết định số 7145/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND TP. Hà Nội: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền trúng đấu giá, nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp đủ lần số tiền trúng đấu giá vào Ngân sách Nhà nước theo quy định;
Trường hợp nhà đầu tư đấu giá chậm nộp tiền trúng đấu giá vì lý do khách quan, bất khả kháng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, Nhà đầu tư có thể được UBND Thành phố quyết định gia hạn thêm thời gian nộp tiền (thời gian gia hạn không quá 03 tháng kể từ khi có Quyết định công nhận kết quả đấu giá).
Tuy nhiên, quá thời hạn theo quy định (sau 20 ngày), Công ty CIRI không tiến hành thực hiện nghĩa vụ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước. Dư luận bắt đầu rộ lên thông tin về năng lực tài chính yếu kém của Công ty CIRI.
Tính đến nay, đã qua 1,5 tháng (kể từ khi có quyết định công nhận kết quả đấu giá) nhưng Công ty CIRI vẫn chưa nộp tiền đấu giá vào ngân sách, khiến kế hoạch tài chính của quận Nam Từ Liêm và UBND TP. Hà Nội bị ảnh hưởng.
Điều tra của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho thấy, sau khi có quyết định công nhận kết quả đấu giá đúng 20 ngày, vào ngày 27/7, Công ty CIRI mới có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội và quận Nam Từ Liêm với nội dung: Vì lý do bất khả kháng, Ngân hàng LienVietPostBank xin lùi kế hoạch giải ngân vào tháng 8/2015. Công ty CIRI đề nghị cho phép gia hạn và nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày 03/8/2015.
Đến ngày 06/8/2015, UBND quận Nam Từ Liêm có Công văn số 10227/UBND-QLDA trả lời Công ty CIRI với nội dung: Kiến nghị trên của nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP. Hà Nội và Sở Tài nguyên Môi trường.
UBND quận Nam Từ Liêm xác định thẩm quyền gia hạn thuộc UBND Thành phố, tuy nhiên UBND Thành phố lại có Công văn “đẩy” xuống quận Nam Từ Liêm…
Không giải quyết theo thẩm quyền, ngày 17/8/2015, Văn phòng UBND TP. Hà Nội lại có Công văn số 5576/VP-TNMT nêu ý kiến của ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Giao UBND quận Nam Từ Liêm xem xét giải quyết đề nghị của Công ty CIRI đảm bảo đúng quy chế đấu giá và không ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn xây dựng cơ quan quận Nam Từ Liêm trong năm 2015.
Làm việc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 21/8, ông Ngân Văn Chuyên, Phó Tổng giám đốc Công ty CIRI cho biết: Do Ngân hàng Liên Việt trong quá trình thẩm định, họ giải ngân chậm lại nên chúng tôi mới không thực hiện được tiến độ nộp tiền theo quy định. Nếu UBND quận Nam Từ Liêm và TP. Hà Nội đồng ý gia hạn nộp tiền thì chúng tôi sẽ nộp đủ, còn nếu hủy để đấu giá lại thì chắc chắn số tiền thu về Ngân sách Nhà nước sẽ không được như bây giờ, lãnh đạo TP. Hà Nội cũng không dại gì làm điều ấy…
Như vậy, thời gian nộp tiền sau đấu giá đã quy định rõ ràng nhưng cả UBND quận Nam Từ Liêm và TP. Hà Nội lại tỏ ra “lúng túng” trong việc xử lý trường hợp “dây dưa” của Công ty CIRI. Kế hoạch sử dụng vốn của quận Nam Từ Liêm đang rơi vào tình trạng bị động bởi một việc làm thiếu chuyên nghiệp và không minh bạch của Công ty CIRI.
Hàng loạt câu hỏi đặt ra là, Công ty CIRI đang “đùa giỡn”, “thiếu tôn trọng” chính quyền hay năng lực tài chính yếu kém, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài? Liệu rằng Ngân hàng LienVietPostBank có đồng ý giải ngân cho Công ty CIRI? Nếu ngân hàng không giải ngân thì Công ty CIRI sẽ làm gì? UBND quận Nam Từ Liêm và TP. Hà Nội tiếp tục bị động, đợi chờ doanh nghiệp đến bao giờ, trong khi còn rất nhiều doanh nghiệp có năng lực đang có nhu cầu thực hiện dự án?
Hải Ninh
Theo giaoduc
Báo Nga: Moscow phải trả giá đắt vì đứng ngoài vấn đề Biển Đông
Nga có thể mất rất nhiều nếu để Biển Đông thành một khu vực ảnh hưởng của một thế lực duy nhất, là Trung Quốc hay Mỹ...
Tờ Gazeta của Nga mới đây đã đăng tải bài viết, trong đó dẫn lời các chuyên gia hàng đầu của Nga khi phân tích về những thiệt hại mà Moscow sẽ hứng chịu khi tiếp tục đứng ngoài vấn đề Biển Đông.
Theo Gazeta, Trung Quốc đang tích cực mở rộng lãnh thổ chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông. Trong những năm qua, Trung Quốc đã tạo ra ít nhất 5 hòn đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông khiến các nước láng giềng trong khu vực và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan ngại.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tuy nhiên, cho đến nay, Nga vẫn giữ lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông, vẫn im lặng trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại khu vực này.
Lý giải về điều này, chuyên gia Gubin cho rằng Moscow không muốn bất hòa với bên nào, không muốn căng thẳng với Trung Quốc nhưng cũng không muốn mất lòng các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nga, sự im lặng này có thể sẽ khiến Moscow phải trả giá đắt. Xét về chiến lược lâu dài, bởi lợi ích của Nga trong khu vực Đông Nam Á còn to lớn hơn lợi ích từ mối quan hệ với Bắc Kinh.
Trong nỗ lực giảm thiệt hại do các biện pháp trừng phạt của phương Tây gây ra, Moscow đã thúc đẩy chính sách hướng đông để lấp khoảng trống thông qua tăng cường quan hệ với Bắc Kinh và Đông Nam Á.
Moscow xem Bắc Kinh là một đối tác kinh tế và chính trị quan trọng. Nga đã ký kết các hợp đồng năng lượng lớn với Bắc Kinh trị giá hàng trăm tỉ USD. Trong khi đó, Nga cũng xem Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, là một đối tác quan trọng không kém.
Nhưng Biển Đông cũng rất quan trọng về mặt kinh tế đối với Moscow, bởi nó là nơi các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nhiều dự án hợp tác với các tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga như "Zarubezhneft", "Rosneft", "Gazprom", "Lukoil".
Lợi ích của Moscow trong khu vực Đông Nam Á được mở rộng. Đặc biệt, chính Moscow cũng xác định Việt Nam là một "đối tác chiến lược" của Nga, là cửa ngõ dẫn Nga tới thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng.
Hải quân Nga (ảnh minh hoạ)
Ngoài ra, sự trung lập của Nga sẽ đẩy các nước Đông Nam Á tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ, một động thái sẽ gây trở ngại cho những ý định chiến lược mở rộng sức mạnh của hải quân Nga trong khu vực và trên thế giới.
Biển Đông cũng là một tuyến đường vận chuyển quan trọng đối với Nga, nơi vận chuyển các sản phẩm như thép, dầu của Nga đến với các đối tác trong khu vực.
Hơn nữa, cảng Cam Ranh của Việt Nam cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với chiến dịch mở rộng sức mạnh Hải quân của Nga, là nơi lý tưởng cho các máy bay chiến lược của Nga được tiếp dầu. Moscow cũng đang tìm cách trở lại nơi này.
Tất cả những yếu tố trên nhằm chỉ ra rằng Nga có thể mất rất nhiều nếu để Biển Đông thành một khu vực ảnh hưởng của một thế lực duy nhất, là Trung Quốc hay Mỹ, quốc gia đang tìm kiếm một vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Một khi xem xét kỹ những điều này, Nga sẽ phải nghiêm túc nghĩ đến việc tìm cách ngăn chặn các hành động bành trướng của Bắc Kinh, tờ Gazeta nói.
Thanh Ngọc (tổng hợp)
Theo_Người Đưa Tin
Cô bé có chỉ số IQ 162, cao hơn cả Albert Einstein Mới đây, một cô bé người Anh đã đạt chỉ số IQ cao hơn cả nhà khoa học nổi tiếng Stephen Hawking và Albert Einstein, lọt vào top 1% những người người thông minh nhất trên thế giới. Đó là cô bé Nicole Barr, 12 tuổi, sống ở Harlow, Essex, Anh. Cô bé đã đạt được một số điểm 162 trong bài kiểm...