Doanh nghiệp BĐS kinh doanh bết bát vì dịch Covid-19
Chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh những tháng đầu năm 2020, có trường hợp lợi nhuận giảm gần 99% so với cùng kỳ.
Kể từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, dịch Covid-19 đã khiến hầu hết ngành nghề kinh doanh điêu đứng, trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS cũng không ngoại lệ.
Không có dự án mới, khó khăn trong việc triển khai bán hàng cộng với tâm lý lo ngại dịch Covid-19 của khách hàng, nhiều doanh nghiệp BĐS đã phải hoạt động trong tình trạng cầm chừng hoặc tạm ngưng. Điều này dẫn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS trở nên thê thảm.
Như Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG), báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020 cho thấy, doanh thu của DXG chỉ đạt 602 tỷ đồng, giảm đến 60% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 67,5 tỷ đồng, giảm gần 240 tỷ đồng so với con số 307 tỷ đồng của quý 1/2019.
Hàng tồn kho của DXG tăng lên 8.552 tỷ đồng và chủ yếu đến từ các dự án BĐS dở dang như Gem Riverside (quận 2), Opal Boulevard, ST Moritz (quận Thủ Đức), Khu dân cư Long Thành (tỉnh Đồng Nai), La Maison, Sunview Sky, Opal City… Trong đó, tồn kho tại dự án Khu dân cư Long Thành lên đến 3.211 tỷ đồng.
Lý giải về nguyên nhân lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm gần 240 tỷ đồng (tương đương giảm 78%), ông Lương Trí Thìn – Chủ tịch HĐQT DXG cho rằng do tình hình dịch Covid-19 và ảnh hưởng chung của thị trường, xã hội. Vì vậy, các hoạt động kinh doanh, xây dựng, bàn giao bị gián đoạn kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong quý giảm.
Video đang HOT
Đang rục rịch triển khai một dự án lớn ở Bình Dương, thế nhưng tình hình kinh doanh của Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) những tháng đầu năm nay cũng không khá khẩm hơn. Trong quý 1/2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của PDR chỉ 629 tỷ đồng, sụt giảm gần 1.100 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận thuần sau thuế đạt 158 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với quý 1/2019.
Tồn kho của PDR tính đến hết quý 1/2020 ghi nhận đến 7.76 tỷ đồng, chủ yếu đến từ 6 dự án BĐS đang triển khai. Đó là dự án The EverRich 2 (River City), The EverRich 3, Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Bình Dương, Phát Đạt Bàu Cả và Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng.
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều giảm doanh thu và lợi nhuận.
Lợi nhuận sụt giảm thê thảm nhất có thể kể đến là Công ty CP Đầu tư LDG (LDG). Trong quý 1/2020, doanh thu thuần của LDG chỉ đạt 66 tỷ đồng, trong khi con số cùng kỳ năm trước là 313 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của LDG chỉ gần 1,4 tỷ đồng, chỉ bằng 1,1% so với số lãi 120 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Tương tự, báo cáo tài chính riêng quý 1/2020 của Công ty CP DRH Holdings (DRH) cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp này chỉ vỏn vẹn 14 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong quý này, DRH ghi nhận khoản lỗ 3,2 tỷ đồng, tăng 2,3 tỷ đồng so với khoản lỗ 5,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2020 của DRH đạt 8 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng so với quý 1/2019. Lý giải về sự chênh lệch này, lãnh đạo DRH cho rằng do doanh thu tăng so với cùng kỳ.
Đánh giá về tình hình thị trường BĐS quý 1/2020, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, thị trường gần như “đóng băng”. Giao dịch nhà đất giảm 70%, doanh thu của các doanh nghiệp giảm khoảng 80%, thanh khoản sụt giảm đáng kể.
Theo ông Châu, cả doanh nghiệp BĐS và người mua nhà đều gặp khó khăn. Người mua nhà bị giảm thu nhập, không trả được lãi vay ngân hàng, dẫn đến có khoảng 10% người mua nhà phải thanh lý hợp đồng. Điều này càng tạo thêm áp lực lên doanh nghiệp BĐS, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn phải duy trì lượng lao động để chờ qua mùa dịch.
Với lĩnh vực xây dựng, ngành nghề liên quan mật thiết với thị trường BĐS và cũng chịu sự ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giai đoạn đầu năm nay, tình hình kinh doanh của các “ông lớn” trong ngành cũng cho thấy sự lao dốc, đơn cử như Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD).
Theo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý 1/2020, doanh thu của CTD đạt 3.553 tỷ đồng, giảm gần 700 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 123 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với quý 1/2019.
Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng quý 1/2020 và dự báo quý 2/2020 của Tổng Cục Thống kê ngày 25/3/2020, có đến 47,5% doanh nghiệp xây dựng đánh giá tình hình kinh doanh quý 1/2020 khó khăn hơn so với quý trước, đặc biệt là doanh nghiệp trong khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các doanh nghiệp ngành xây dựng đang được xem xét nằm trong nhóm đối tượng được nhận ưu đãi gia hạn tiền thuế và thuê đất từ Chính phủ trong khuôn khổ gói hỗ trợ 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra, việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ gián tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng trong quá trình phục hồi kinh doanh sau khi dịch Covid-19 kết thúc.
Phương Anh Linh
Doanh nghiệp đăng ký mới tại Trà Vinh tăng
Theo UBND tỉnh Trà Vinh, mặc dù tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng số lượng doanh nghiệp phát triển mới trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay vẫn đạt khá cao.
Chỉ tính trong tháng này, toàn tỉnh phát triển mới thêm 31 doanh nghiệp và cấp đăng ký bổ sung cho 100 doanh nghiệp, nâng tổng số từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát triển mới 126 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 1.591 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, số doanh nghiệp tăng 12 doanh nghiệp, số vốn đăng ký tăng gần 4 lần.
Để giúp các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các chính sách về thuế, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp.
Cụ thể, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong tỉnh giảm lãi suất cho vay tối đa ở một số lĩnh vực ưu tiên. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Trà Vinh, qua rà soát, toàn tỉnh có hơn 500 khách hàng với tổng số tiền vay trên 650 tỷ đồng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giảm 0,5% lãi suất đối với nợ ngân hàng và giảm 1% lãi suất đối với nợ tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh thiết lập và công bố đường dây nóng để xử lý khó khăn vướng mắc liên quan việc hỗ trợ này cho khách hàng.
Thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Thủ tưởng Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, tỉnh Trà Vinh có gần 1.700 lượt doanh nghiệp, tổ chức cá nhân và 2.000 lượt hộ kinh doanh được gia hạn nộp thuế trong 5 tháng, với tổng số tiền 719 tỷ đồng. Ngoài gia hạn nộp thuế, tỉnh Trà Vinh còn có 130 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được gia hạn nộp tiền thuê đất 5 tháng, với tổng số tiền 3,5 tỷ đồng.
Tỉnh Trà Vinh hiện có 2.607 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 33.206 tỷ đồng. Tính đến ngày 17/4/2020, tỉnh Trà Vinh có 26 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 do không có nguyên liệu sản xuất, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu chuyên gia người nước ngoài, thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh...
Thanh Hòa
Nhiều doanh nghiệp ngành than lãi tăng trưởng 2 chữ số quý 1/2020 Năm 2020 ngoại trừ CLM và TC6 đặt mục tiêu lãi tăng trưởng, các doanh nghiệp than còn lại đều dự kiến lãi giảm sâu so với 2019. Các doanh nghiệp ngành than đã đồng loạt công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu và lợi nhuận đa phần tăng trưởng so với cùng kỳ. Xuất nhập khẩu Than (CLM) dẫn đầu về...