Doanh nghiệp bất ngờ đổ dồn tiền gửi vào hệ thống ngân hàng trong tháng 9
Việc tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vượt tăng trưởng tiền gửi của dân cư sau 9 tháng là một diễn biến đáng chú ý, bởi 8 tháng trước đó, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đều thua xa so với tăng trưởng tiền gửi dân cư.
Doanh nghiệp bất ngờ đổ dồn tiền gửi vào hệ thống ngân hàng trong tháng 9
Theo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 9/2019, tổng tiền gửi khách hàng vào hệ thống ngân hàng đạt trên 10 triệu tỷ đồng.
Trong đó, 3,649 triệu tỷ đồng là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tăng 9,23% so với hồi đầu năm; còn lại 4,77 triệu tỷ đồng là tiền gửi dân cư, tăng 9,02%.
Việc tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vượt tăng trưởng tiền gửi của dân cư sau 9 tháng là một diễn biến đáng chú ý, bởi 8 tháng trước đó, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đều thua xa so với tiền gửi dân cư.
Cụ thể, suốt từ tháng 1 đến tháng 4, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng đều sụt giảm so với đầu năm. Trong khi đó, tiền gửi dân cư vẫn tăng đều đặn, đạt mức 5,98% thời điểm cuối tháng 4
Kể từ tháng 5/2019, khoảng cách bắt đầu thu hẹp, tuy nhiên cho đến tháng 8, mức chênh tăng trưởng vẫn khá lớn khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 5,94%, trong khi tiền gửi dân cư tăng tới 9,08%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến hết tháng 9, như đã đề cập, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã bất ngờ vượt tăng trưởng tiền gửi dân cư, 9,23% so với 9,02%.
Tính toán cho thấy, đã có tới gần 110.000 tỷ đồng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đổ dồn vào hệ thống ngân hàng chỉ riêng trong tháng 9.
Dù vậy, đây không phải là kỷ lục của năm bởi hồi tháng 5, đã có tới gần 140.000 tỷ đồng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đổ vào hệ thống ngân hàng.
Như vậy, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ riêng trong hai tháng 5 và 9 đã chiếm tới trên 80% tổng tăng trưởng tiền gửi của nhóm này vào hệ thống ngân hàng.
Diễn biến tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư so với thời điểm đầu năm 2019
Trái ngược với diễn biến giật cục của tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư tăng trưởng khá đều đặn, tuy nhiên, vẫn có những tháng chững lại như tháng 7 hay tháng 9.
Dù vậy, tiền gửi dân cư vẫn đang áp đảo hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, 57% tổng tiền gửi khách hàng so với 43%.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng 'nóng'
Lãi suất liên ngân hàng đã bất ngờ tăng nóng lên mức 3,76%/năm (tăng 1,78%) với kỳ hạn qua đêm, 3,84%/năm với kỳ hạn 1 tuần (tăng 1,59 %). Chuyên gia dự báo nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm sẽ vẫn ở mức trên 3%/năm ngắn hạn.
Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trong thời gian gần đây - Ảnh: Internet
Theo biểu công bố mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh trong phiên 21.11. Cụ thể, mức lãi suất bình quân qua đêm đã tăng từ khoảng 1,7% lên 3,34% mỗi năm.
Diễn biến tăng này bắt đầu từ ngày 19.11. Theo đó, trong ngày đầu tiên thực hiện trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn mới, lãi suất VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ 1,72% mỗi năm phiên liền trước đã tăng lên 2,1% một năm. Đến phiên 20.11, lãi suất tiền đồng trên thị trường này tiếp tục tăng mạnh lên, mức bình quân qua đêm đã lên 2,35% mỗi năm.
Báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI cũng cho thấy, từ ngày 18.11 đến 21.11 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành 13.000 tỉ đồng tín phiếu, trong khi có tới 38.000 tỉ đồng tín phiếu đến hạn, tương đương bơm ròng 25.000 tỉ đồng vào hệ thống ngân hàng.
SSI cũng cho biết lãi suất trên liên ngân hàng đã bất ngờ "nóng" lên, đặc biệt trong 2 ngày cuối tuần. Lãi suất trên liên ngân hàng lên mức 3,76%/năm (tăng 1,78%) với kỳ hạn qua đêm, 3,84%/năm với kỳ hạn 1 tuần (tăng 1,59 %).
Lý giải cho điều này, SSI cho rằng có thể là do nguồn cung của các ngân hàng thương mại lớn thu hẹp, nhu cầu dự trữ thanh khoản vào cuối tháng và dự phòng sụt giảm huy động kỳ hạn ngắn do giảm lãi suất trên thị trường 1 (thị trường tổ chức kinh tế và dân cư, không tính tổ chức tín dụng). "Nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm sẽ vẫn ở mức trên 3%/năm trong tuần cuối tháng 11", chuyên gia của SSI nhận định.
Ngoài ra, theo chuyên gia SSI, sau khi hạ đồng loạt các lãi suất điều hành vào tháng 9.2019 và bơm ròng liên tục 6 tuần vừa qua, việc hạ trần lãi suất huy động và cho vay từ ngày 19.11 đã thể hiện rõ hơn chủ trương điều hành nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của các ngân hàng thương mại với không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,8%/năm và từ 1 đến dưới 6 tháng là 5%/năm (mức cũ là 1%/năm và 5,5%/năm). Lãi suất cho vay ngắn hạn VND của các ngân hàng thương mại với 5 lĩnh vực ưu tiên là 6%/năm (mức cũ là 6,5%/năm).
Đáng chú ý, ngoại trừ 4 ngân hàng thương mại nhà nước và một vài ngân hàng lớn, lãi suất huy động các kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng của hầu hết các nhà băng trong những tháng gần đây đều đang ở mức 5,5%/năm. Vì vậy, khi trần lãi suất huy động giảm, một loạt các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh giảm lãi suất ở kỳ hạn này về mức 5%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng vẫn không có nhiều thay đổi, dao động từ 5,3-7,8%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4-8,1%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
"Biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước có thể cần một thời gian để thực sự kéo giảm được lãi suất trên thị trường 1, sau khi một phần tiền gửi dịch chuyển sang các ngân hàng nhỏ và giai đoạn cao điểm cuối năm qua đi", SSI dự báo.
Phan Diệu
Theo Motthegioi.vn
BaoVietBank, ABBank, PGBank và VPBank vì sao có tỷ lệ nợ xấu trên 3%? Bảo Việt, ABBank, PGBank và VPBank là 4 ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng ở mức trên 3%. Nợ xấu trong tầm kiểm soát là mục tiêu của các nhà băng trong hoạt động tín dụng. Nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quy định có tính ràng buộc khiến...