Doanh nghiệp “bất lương” lợi dụng tách thửa tràn lan, HoREA kiến nghị bỏ tách thửa đất nông nghiệp
Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh ( HoREA) vừa có văn bản đề nghị xem xét bãi bỏ quy định cho phép tách thửa đối với từng loại đất, không để bị lợi dụng nhằm thực hiện phân lô bán nền tràn lan, trái pháp luật
Theo HoREA, trước năm 2019, đã có địa phương cho phép tách thửa đất nông nghiệp, mặc dù Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 đều không quy định về tách thửa đất nông nghiệp hoặc tách thửa các loại đất khác không phải là đất ở.
Luật Đất đai 2013 chỉ quy định tách thửa “đất ở tại nông thôn” và tách thửa “đất ở tại đô thị”, như sau: Theo khoản 2 Điều 143 về tách thửa “đất ở tại nông thôn” quy định: “Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.
Cũng tại Khoản 4 Điều 144 về tách thửa “đất ở tại đô thị” quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở”.
Video đang HOT
Nhưng, tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 đã bổ sung Điều 43d vào Nghị định 43/2014/NĐ-CP lại quy định: “Điều 43d. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.
Quy định này đã cho phép tách thửa đối với “từng loại đất”, có thể hiểu là cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… có thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, doanh nghiệp “bất lương” lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét, bãi bỏ quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về việc “Bổ sung Điều 43d” vào Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đã cho phép tách thửa đối với từng loại đất, trong đó, có đất nông nghiệp, vì không phù hợp với Luật Đất đai và có thể dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, khó kiểm soát.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Cảnh báo tồn kho bất động sản tăng quá nhanh
So với cùng kỳ, tổng giá trị tồn kho của các doanh nghiệp địa ốc niêm yết hiện đã tăng 38%, lên đến hơn 223.000 tỷ đồng.
Theo HoREA, tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đang tăng quá nhanh. Giá trị hàng tồn kho tính đến cuối năm 2019 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, hiện lên đến 223.474 tỷ đồng. Trong đó có 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng, 4 tập đoàn có giá trị tồn kho từ 4.200 - 7.397 tỷ đồng. Hai tập đoàn hàng đầu chiếm 63% tổng tồn kho toàn thị trường.
HoREA cảnh báo tồn kho bất động sản đang leo thang
Lượng hàng tồn kho tăng nhanh là một trong nhiều vấn đề được đề cập đến trong văn bản kiến nghị tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển mà Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) công bố mới đây.
Sự gia tăng lượng hàng tồn kho bất động sản sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Hàng tồn kho đã ra thành phẩm nhưng chưa bán được sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản, có thể khiến doanh nghiệp phá sản. Hàng tồn kho thuộc nhóm dự án bị dừng triển khai, chưa ra sản phẩm sẽ khiến chi phí, lãi vay ngày càng lớn.
Do không có hàng để bán hoặc không bán được hàng nên hầu hết các doanh nghiệp bất động sản niêm yết đều có kết quả kinh doanh sụt giảm. Mức tăng trưởng doanh thu bình quân năm 2019 của đa số các doanh nghiệp địa ốc niêm yết là 7%, lợi nhuận sau thuế tăng 11% trong khi mức tăng trưởng năm 2018 là 47%.
Để giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản trước núi hàng tồn kho ngày càng lớn, HoREA cho rằng, các địa phương và cơ quan có thẩm quyền cần giải quyết những vướng mắc về pháp lý và thủ tục hành chính.
HoREA kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, đưa ra kết luận xử lý các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra để các chủ đầu tư chấp hành. Khi vướng mắc được tháo gỡ, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước, tiếp tục thực hiện dự án, bổ sung sản phẩm cho thị trường.
Theo Enternews.vn
Bất động sản tồn kho tăng mạnh Trong năm 2019, tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018. Theo văn bản kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thục đẩy thị trường bất động sản phát triển mới công bố, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM...