Doanh nghiệp bất động sản ứng phó như thế nào với dịch corona?
Rõ ràng đã có những thay đổi nhỏ trong kế hoạch của một vài doanh nghiệp BĐS trước bối cảnh dịch virus Corona. Tuy nhiên, đa phần đều cho rằng, dịch bệnh chỉ trong ngắn hạn, mọi kế hoạch về dự án vẫn sẽ tiếp tục triển khai, đảm bảo đúng tiến độ cam kết với khách hàng.
Hiện tại bên cạnh những lo lắng thì nhiều ý kiến lạc quan cho rằng, thị trường BĐS sẽ chỉ chịu ảnh hưởng trong ngắn hạn do virus corona gây ra, cụ thể ở một số phân khúc liên quan trực tiếp đến nghỉ dưỡng do sụt giảm mạnh nguồn khách du lịch.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho biết thêm, trong bất cứ tình huống nào đều phải bình tĩnh và có giải pháp ứng phó. BĐS là câu chuyện phát triển dài hạn nên kế hoạch có thể cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp thực tế nhưng không dừng lại mà vẫn phải tiếp tục triển khai.
Khách hàng vẫn đến tham quan và có giao dịch ngay sau Tết ở một số dự án
“Dịch bệnh chỉ trong ngắn hạn, một vài ba tháng và quay trở lại nhịp sống vốn có nhưng bài toán đầu tư phải tính bằng con số vài năm mới có sản phẩm cho khách hàng. Đối với Đại Phúc kế hoạch đầu tư vẫn duy trì đúng tiến độ cam kết với khách hàng”, bà Hương cho hay.
Video đang HOT
Theo vị CEO này, ở góc độ khách hàng cũng vậy, cẩn trọng nhưng không quá hoang mang.
Cùng quan điểm, ông Huỳnh Ngọc Châu, Tổng giám đốc Á Châu Land, nhiều doanh nghiệp sẽ đợi diễn biến của trong giai đoạn này để họ có phương án, bây giờ thông tin cũng chưa thật sự rõ ràng và chính xác. “Còn quan điểm của tôi là có dịch thì cũng phải sống chung với dịch, giống như sống chung với lũ, cái gì đến thì cũng sẽ đến, quan trọng là phương án xử lý, cách tự bảo vệ mình và cách ứng phó của từng người”, ông Châu nhấn mạnh.
Nhiều công trình, dự án vẫn tiếp tục được thi công
Vị Tổng giám đốc này cũng nói thêm, tiếp cận với một số doanh nghiệp Nhật, bản thân thấy họ nhìn vấn đề đơn giản, hiện tại nước họ nhiễm bệnh đứng thứ 2 thế giới nhưng không hoảng loạn như tại Việt Nam. Bởi vì mỗi năm các dịch bệnh hay thiên tai đều xảy ra, nên chính bản thân họ đã luôn trang bị cho mình kiến thức và phương án khi có vấn đề xảy ra.
Còn với doanh nghiệp BĐS, hiện tại bên cạnh nhiều ý kiến lo lắng thì cũng nhiều người rất lạc quan. Các doanh nghiệp có những ứng phó để tiến độ dự án cũng như mọi hoạt động liên quan vẫn đáp ứng đúng kì vọng của khách hàng. Và bản thân khách hàng phải là người tự bảo vệ mình, không nên hoang mang ảnh hưởng đến tình hình chung của thị trường.
Theo ghi nhận, tại các dự án công trình BĐS các hoạt động vẫn diễn ra bình thường với điều kiện công nhân được trang bị khẩu trang. Ban quản lý ở các doanh nghiệp, dự án đã có những phương án tích cực và kịp thời trong việc phòng dịch tại công trường.
Chú trọng tuyên truyền về ý thức chủ giữ gìn sức khỏe cho các công nhân và trang bị các vật phẩm cần thiết để hỗ trợ công nhân phòng dịch. Hiện, nhiều công trình trên địa bàn khu vực phía Nam vẫn đang tiếp tục được triển khai, đảm bảo tiến độ giao nhà cho khách hàng.
Với phân khúc condotel – là phân khúc được dự báo ảnh hưởng trực tiếp từ dịch cúm nhưng theo ghi nhận, nhiều chủ đầu tư lớn vẫn tiếp tục triển khai các dự condotel với đặc thù riêng của mình và đón đầu xu hướng đầu tư của người mua. Bởi theo dự báo, trong dài hạn, phân khúc này còn rất nhiều tiềm năng song hành với sự tăng trưởng của thị trường du lịch.
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Dòng vốn ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ đạo với thị trường bất động sản
Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên với chủ đề "Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020" tổ chức ngày 19/12, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và khách mời vẫn cho rằng, dòng vốn ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ đạo với thị trường bất động sản.
Ảnh: Thành Nguyễn.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, dù có nhiều kêu ca từ các doanh nghiệp về tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng các số liệu cho thấy, tín dụng đổ vào lĩnh vực bất động sản vẫn rất ấn tượng trong năm 2019.
Cụ thể, đến hết tháng 11/2019, tổng vốn tín dụng bổ sung thêm trong lĩnh vực này (cả kinh doanh bất động sản và vay, mua, chữa nhà) đạt khoảng 300.000 tỷ đồng, tăng 15% so với 2018. Trong đó, tín dụng từ kênh ngân hàng chiếm khoảng 60%, từ các nguồn khác khảng 40%.
Ngoài dòng vốn ngân hàng, các doanh nghiệp cũng tìm kiếm kênh dẫn vốn khác là trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, 11 tháng đầu năm qua, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 71.000 tỷ đồng, là con số ấn tượng cho thị trường.
Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2019, thị trường bất động sản nhận khoảng 11 tỷ USD vốn ngoài vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn cần phải coi trọng nguồn vốn từ ngân hàng, vì đây là dòng vốn dài hạn.
"Theo tôi, vốn tín dụng ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã mở toang nền kinh tế, hầu hết các lĩnh vực đều có sự tham gia mạnh mẽ của khối ngoại, trong khi bất động sản, viễn thông, hàng không... vẫn trong trạng thái khép hơn, nên các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang có được nhiều lợi thế. Nhiều đại diện ngành ngân hàng chia sẻ với tôi rằng, nếu không cho các doanh nghiệp bất động sản vay vốn thì cũng không biết cho doanh nghiệp ngành nào vay. Bất động sản và ngân hàng sẽ phải tiếp tục gắn bó, song hành cùng nhau trong thời gian tới", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Cũng nhìn nhận vè vai trò của dòng vốn đầu tư, bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc Thị trường JLL Việt Nam lại đánh giá cao vai trò từ dòng vốn ngoại. Theo bà Vân, vốn ngoại mang lại nhiều hơn sự tích cực cho thị trường , nó đến từ các doanh nghiệp có kinh nghiệm thị trường dày dạn. Với các chủ đầu tư trong nước thì đây là dòng tiền tiềm năng, có thể tận dụng và là hướng phát triển mới cho các doanh nghiệp. Bắt tay cùng khối ngoại không chỉ giúp doanh nghiệp trong nước có thêm tiền mà còn có cơ hội nâng cấp sản phẩm, quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
Cũng tại diễn đàn, khi được hỏi về dự đoán thị trường năm 2020, đã có 23,2% nhà đầu tư cho rằng thị trường sẽ khởi sắc; 62,5% cho rằng thị trường sẽ đi ngang; 14,3% cho rằng thị trường sẽ trầm lắng hơn năm 2019. Về câu hỏi dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản sẽ đến từ nguồn nào, có tới 56,6% nhà đầu tư cho rằng dòng tiền sẽ đến từ ngân hàng; 5,7% đến từ chứng khoáng, trái phiếu doanh nghiệp; 18,9% đến từ vốn ngoại và 18,9% đến từ các kênh đầu tư khác.
Nguyễn Thành
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường nhà phố, biệt thự Hà Nội sôi động dịp cuối năm, giá tiếp tục tăng, cao nhất trong 3 năm qua Trái ngược với thị trường căn hộ, thị trường nhà thấp tầng gắn liền với đất tại Hà Nội tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, mặt bằng giá trung bình đạt ngưỡng cao nhất trong 3 năm qua. Cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều tuyến đường giao thông lớn hoàn thành khiến cho nhiều khu đô thị mới có quỹ đất...