Doanh nghiệp bất động sản tự ‘giải cứu’ trước đại dịch Covid-19 thế nào?
Cắt giảm chi phí, cơ cấu lại sản phẩm, thị trường…là những bước đi mà nhiều doanh nghiệp bất động sản đang thực hiện để ứng phó dịch Covid-19.
Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến hoạt động mua bán, giao dịch trên thị trường bất động sản gặp không ít khó khăn. Nhiều sàn giao dịch phải đóng cửa, thị trường đang đóng băng gần như toàn bộ, kế hoạch bán hàng trước đó của các chủ đầu tư cũng phải tạm hoãn để nghe ngóng tình hình.
Thống kê sơ bộ của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tính từ đầu năm 2020 đến nay, chưa có một dự án nào được mở bán và trên 50% số sàn giao dịch bất động sản trên cả nước trong số 1.000 sàn đóng cửa. Con số này cho thấy, hầu hết ở tất cả các phân khúc bất động sản đều sụt giảm, kinh doanh kém hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bán nhà online, thay vì gặp trực tiếp khách hàng.
Để có thể “sống sót” qua mùa dịch, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã lên kế hoạch phát triển theo hướng tập trung, khai thác những thị trường tiềm năng và đặc biệt là ứng dụng công nghệ để thay đổi phương thức bán hàng.
Trong khi nhiều dự án lùi thời gian mở bán do lo ngại dịch bệnh, tránh tập trung đông người thì nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định bung hàng thời điểm này. Tuy nhiên, thay vì gặp gỡ trực tiếp khách hàng, thì doanh nghiệp đẩy mạnh công nghệ, thực hiện bán hàng qua App.
Điển hình như, các khách hàng quan tâm dự án của Sunshine Group có thể tìm hiểu dự án, chốt giao dịch, chốt căn, chuyển tiền, tham gia bốc thăm trúng thưởng qua App mà không cần phải gặp mặt chủ đầu tư, nhân viên kinh doanh hay bên môi giới. Thậm chí, các lễ mở bán truyền thống diễn ra trên thị trường cả chục năm nay cũng được tập đoàn này tổ chức qua ứng dụng.
Video đang HOT
Trong khi đó, để đối phó với Covid-19, Hải Phát Land quyết định những chiến lược dịch chuyển thị trường, đó là tập trung vào các thành phố lớn – nơi có nhu cầu ở thực. Điều này giúp số lượng giao dịch đất nền và căn hộ có giảm nhưng không bị sụt hẳn.
Doanh nghiệp này cũng không tổ chức sự kiện, hạn chế tiếp xúc khách hàng, nhân viên sale chuyển sang tư vấn bán hàng online.
Trong khi đó, Đất Xanh miền Bắc ứng phó Covid-19 bằng cách cơ cấu lại quy mô hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết, giảm số lượng chi nhánh.
“ Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã cắt giảm nhiều chi phí không cần thiết. Tỷ lệ cắt giảm lên tới 70%. Ví dụ, chúng tôi cắt giảm các chi phí marketing và quảng cáo dự án. Công ty cũng trả lại một số điểm không quan trọng, rút về một số địa điểm chính“, Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Đất Xanh miền Bắc nói.
Đại Phúc Land cũng thực hiện thay đổi chiến lược đầu tư, quyết định tập trung đầu tư vào các dự án bất động sản xanh.
Theo đại diện doanh nghiệp này, khách hàng ngày càng có nhu cầu về không gian xanh, gần gũi với môi trường, tiết kiệm năng lượng, nên đây sẽ là dòng sản phẩm được khách hàng ưa chuộng.
Tung khuyến mãi hấp dẫn cũng là cách để nhiều doanh nghiệp bất động sản áp dụng để kích cầu. Điển hình như mới đây, “ông lớn” Vinhomes tung chương trình khuyến mãi “Nhà sang, xe xịn – Đẳng cấp tinh hoa” với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Trước những khó khăn của thị trường bất động sản trước đại dịch, Chính phủ cũng có nhiều hỗ trợ tích cực. Mới đây nhất, ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký văn bản báo cáo Thủ tướng về việc bổ sung thêm 4 nhóm đối tượng được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với số tiền lên đến 180.000 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý có hoạt động kinh doanh bất động sản.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) trước đó cũng có công văn gửi Thủ tướng đề xuất giãn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất nhằm “giải cứu” các doanh nghiệp nhà đất.
Gia Bảo
Bài học đắng từ sốt đất Vân Phong
Sau một thời gian sốt, đất đai ở Khu Kinh tế Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa đang lao dốc không phanh.
Một công chứng viên của văn phòng công chứng trên địa bàn huyện Vạn Ninh cho biết hiện nay, các hợp đồng mua bán đất đai rất ít, hầu như là không có, dù UBND tỉnh Khánh Hòa đã gỡ lệnh cấm giao dịch.
Giá đất lao dốc
Những ngày cuối năm 2019, trong vai khách hàng mua đất ở Vạn Ninh, phóng viên gặp ông T., giám đốc một sàn giao dịch bất động sản (BĐS) ở Vạn Ninh. Người này cho biết giá đất đẹp ở đường biển ở thị trấn Vạn Giã trước năm 2016 khoảng 15 - 18 triệu đồng/m2. Sau khi có thông tin lên đặc khu Bắc Vân Phong, khoảng đầu năm 2017, giá bắt đầu nhảy dựng và nhanh chóng đạt đỉnh 80 triệu đồng/m2 nhưng đến nay chỉ còn khoảng 30-35 triệu đồng/m2. "Giá đó do cò đất lỡ ôm nên rao bán thôi chứ thực tế không ai hỏi mua. Trước đây, tôi cũng ôm một lô lớn 3.000 m2 để phân lô bán nền với giá 20 triệu đồng/m2. Dù đã đặt cọc rồi nhưng bị phá hợp đồng. Chủ đất chấp nhận đền vài tỉ đồng để bán cho khách khác trả giá cao hơn. May mắn là tôi bị "phá" hợp đồng chứ không có khi đã phá sản công ty rồi" - vị giám đốc cho biết.
Cũng ở khu vực này, chúng tôi gặp một cò đất tên Đại Lĩnh. Lĩnh cho biết khi còn sốt đất, mỗi ngày anh giới thiệu được 2-3 khách đi coi đất từ đất ở vùng lõi đặc khu đến đất ven biển như: Vạn Khánh, Vạn Thọ, Vạn Thắng... loại nào cũng có người hỏi mua. Còn bây giờ, giá đất ở Vân Phong "rớt" 3-4 lần so với thời điểm nóng sốt. Đất Vạn Thạnh, Vạn Thọ, Vạn Khánh... từ 25 triệu đồng/m2 rớt còn khoảng 7 triệu đồng. Đất tái định cư khu vực Đại Lãnh từng dao động từ 7 - 10 triệu đồng/m2... giờ chỉ 3 - 4 triệu đồng/m2... "Đây có lẽ là thời điểm mà giá đất Vân Phong đã lao xuống đáy. Rất nhiều bạn bè tôi đổ nợ vì vay ngân hàng để đầu tư. Nhiều người bán tháo để trả nợ những không ai mua, tình cảnh thê thảm vô cùng" - Lĩnh thừa nhận.
Cò đất dẫn khách đi xem đất đìa với giá chỉ 500.000 đồng/m2 thay vì 2 triệu đồng/m2 như trước đây
Trở về giá trị thực
Giám đốc một công ty cho biết đây là bài học đắt giá cho thị trường BĐS còn non trẻ ở Vạn Ninh. Sau một thời gian sốt, từ tháng 5-2018, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có lệnh cấm giao dịch khiến đất đai ở Vạn Ninh giảm sút mạnh. Dù tháng vừa qua, tỉnh đã gỡ lệnh nhưng lượng giao dịch vẫn rất ít. "Hiện chúng tôi đang giữ rất nhiều hồ sơ đất do khách Hà Nội và TP HCM gửi bán, chủ yếu là đất nông nghiệp với giá hàng chục tỉ đồng. Còn đất thổ cư đang về lại giá trị thật từ 3-5 triệu đồng/m2 chứ không còn 12-14 triệu đồng như trước nữa. Anh có mua đất cất nhà thì tôi giới thiệu chứ mua đất đầu tư thì khó đấy..." - người này bảo.
Theo Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vạn Ninh, sau khi tỉnh cho phép giao dịch đất đai trở lại ở Bắc Vân Phong, số lượng hồ sơ làm thủ tục đất đai lên tới hơn 1.000 hồ sơ. Tuy nhiên, đa phần là hồ sơ tồn đọng từ trước, phần còn lại chủ yếu là sự biến động từ việc phân chia đất ở các gia đình, hồ sơ liên quan đến các giao dịch mới rất ít.
Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong, hiện nay UBND tỉnh Khánh Hòa đang đề xuất trung ương tiếp tục thực hiện thu hút vốn đầu tư theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt. "Đây là bài học lớn, nhờ đó mà thanh lọc được những thành phần đầu cơ đất, thổi giá để trục lợi. Đất Vân Phong có ổn định mới tạo tâm lý tốt đối với các nhà đầu tư lớn, đồng thời giúp chính quyền dễ dàng hơn trong việc lập lại quy hoạch cho cả khu vực này" - lãnh đạo Khu Kinh tế Vân Phong cho biết.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, cho biết các giao dịch đất đai trên địa bàn đã ổn định trở lại theo nhu cầu thực. Người dân hiện nay cũng được tiếp cận nhiều thông tin về giá cả thị trường, vì vậy đã cảnh giác hơn đối với các chiêu trò thổi đất hơn trước. Tuy vậy, huyện Vạn Ninh vẫn gửi văn bản đến các xã, thị trấn yêu cầu tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về Luật Đất đai, sử dụng đất vào các mục đích có hiệu quả, không chạy theo cơn sốt đất như trước, không lấn chiếm, không giao dịch đối với đất rừng, đất rẫy; tránh tạo điểm nóng, gây xáo trộn đời sống.
Theo Kỳ Nam
Người lao động
Nhiều sàn BĐS lớn giảm chi nhánh, cắt giảm nhân sự,...ứng phó với dịch Covid-19 Kiên trì, nỗ lực và sáng tạo là thông điệp mà ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Hải Phát Land gửi tới toàn bộ nhân viên trong hệ thống công ty mình nhằm vượt qua thời kỳ đầy khó khăn này. Hải Phát Land là một trong những đơn vị phân phối bất động sản lớn nhất trên cả nước, với quy...