Doanh nghiệp bất động sản tìm hướng đi mới
Liên kết với các chủ đầu tư có uy tín, tư vấn đầy đủ rõ ràng, cam kết bị phạt tiền nếu không đảm bảo tiến độ và tính pháp lý, đầu tư thêm các lĩnh vực tiềm năng… là những nét mới của thị trường bất động sản (BĐS) trong gian gần đây.
Thị trường BĐS năm 2019 được nhiều doanh nghiệp bất động sản đánh giá là khó khăn hơn các năm trước cả về nguồn cung lẫn nguồn cầu. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đãchuyển mình, tìm những hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng giao dịch, đa dạng hóa nguồn thu và phát triển trong tương lai…
Đầu tiên phải kể đến là xu hướng liên kết phát triển dự án của một số doanh nghiệp trên thị trường. Có thể kể đến như tại dự án Dreamland Bonanza (Cầu Giấy, Hà Nội). Vinaland là đơn vị mới tham gia thị trường BĐS ở mảng chung cư, chính vì vậy việc tìm kiếm khách hàng và tạo uy tín trên thị trường gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết việc trên Vinaland đã mời Cty CP BIC Việt Nam làm quản lý dự án và kinh doanh sản phẩm.
Tại dự án này, BIC Việt nam đã tư vấn cho chủ đầu tư về sản phẩm, tiện ích, công năng căn hộ trước khi đưa ra thị trường, nghiên cứu về diện tích và giá bán phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. BIC Việt Nam cũng cam kết bảo lãnh về tiến độ của dự án nêu tại hợp đồng đã ký giữa khách hàng và chủ đầu tư. Để đảm bảo sự yên tâm cho khách hàng, đơn vị quản lý dự án và kinh doanh sản phẩm BIC Việt Nam sẵn sàng chịu phạt với khách hàng khi tiến độ công trình của chủ đầu tư không hoàn thành như cam kết.
Cũng như Vinaland hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước có quỹ đất nhưng thiếu kinh nghiệm phát triển dự án đang có xu hướng liên kết với những doanh nghiệp nước ngoài có bề dày kinh nghiệm trong tư vấn phát triển dự án. Có thể kể đến như HDMon Holding đã mời Indochina tham gia tư vấn tại dự án The Zen (Mỹ Đình). Thậm chí hiện nay, nhiều sàn bất động sản không chỉ bán hàng mà còn góp vốn vào phát triển dự á cùng các chủ đầu tư.
Cùng với đó là xu hướng liên kết của các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm phát triển dự án với các doanh nghiệp BĐS trong nước dồi dào quỹ đất. Tại Hà Nội dự án liên kết lớn nhất là dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Vốn góp để thực hiện dự án là 14.260 tỷ đồng (625,4 triệu USD), riêng nhà đầu tư Nhật Bản Sumitomo Corporation góp 50%, còn lại là các nhà đầu tư Việt Nam. Hay tại dự án Khu đô thị Waterpoit, Long An, Tập đoàn Nam Long, nhà đầu tư Nhật Nishi Nippon Railroad, TBS Group và Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp cùng góp vốn theo tỷ lệ tương ứng 50% – 35% – 10% và 5% để thực hiện giai đoạn 1 Khu đô thị này, với tổng vốn đầu tư 6.900 tỷ đồng.
Một hướng đi nữa của các doanh nghiệp BĐS thời gian gần đây là lấn sân sang các lĩnh vực mới. Cách đây vài năm, nếu như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai lấn sân sang ngành nông nghiệp và đạt được nhiều thành công thì gần đây hàng loạt doanh nghiệp lớn như FLC, Sungroup đã phát triển mạnh mẽ lĩnh vực hạ tầng hàng không.
Video đang HOT
Nhiều doanh nghiệp BĐS đang lấn sân đầu tư sang các lĩnh vực hạ tầng sân bay, nhiệt điện (Ảnh: Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong).
Đặc biệt gần đây, nhiều doanh nghiệp BĐS tiếp tục lấn sân sang một lĩnh vực hoàn toàn mới và tiềm năng là Điện Mặt Trời. Có thể kể đến như Công ty CP Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang vừa công bố bản báo cáo về dự án nhà máy điện mặt trời Phước Hữu, Ninh Thuận. Hay mới đây, Tập đoàn Hà Đô đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4 (Bình Thuận).
Được biết, nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4 có tổng công suất lắp đặt là 48 MWp (40 Mwac) trên diện tích 58,1 ha, đây là một trong những dự án sử dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến của các nước G7, sử dụng loại tấm pin có hiệu suất rất cao lên tới 19,4%. Nhà máy cung cấp 95-98 triệu kWh điện/năm, mang lại doanh thu xấp xỉ 200 tỷ đồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường BĐS nhiều khó khăn, các doanh nghiệp BĐS đã chủ động tìm kiếm hướng đi cho riêng mình nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa doanh thu, sống vững trong giai đoạn thị trường bất động sản đang bão hòa. Các chuyên gia cũng cho biết, trong thời gian tới xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp BĐS hay đầu tư ngoài ngành sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Nam Anh
Theo Trí thức trẻ
Xu hướng lên sàn của các doanh nghiệp bất động sản
Việc niêm yết trên sàn chứng khoán mang tới nhiều cơ hội hơn trong việc huy động vốn dài hạn giá rẻ cho các doanh nghiệp địa ốc. Chính vì thế, trong bối cảnh ngân hàng siết cho vay BĐS, xu hướng lên sàn của các doanh nghiệp BĐS đang gia tăng mạnh.
Thông tư 19/2017 của Ngân hàng Nhà nước quy định kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, giảm từ 45% trong năm 2018. Bên cạnh đó, thông tư 19 cũng tăng hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.
Động thái này cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đang siết mạnh tín dụng cho BĐS. Bối cảnh này buộc các doanh nghiệp BĐS phải tìm nhiều cách khách nhau để có nguồn vốn phát triển các dự án, hạn chế sự phụ thuộc vào vốn ngân hàng. Một trong những cách hiệu quả nhất là tìm đến sàn chứng khoán.
Thực tế đã chứng minh, trong bối cảnh thị trường BĐS đang phát triển ổn định, với các dự án lớn, uy tín, chủ đầu tư hoàn toàn có thể quy đổi dự án sang cổ phiếu và mang lên sàn để huy động vốn.
Cụ thể, trong năm 2017, đã có 11 doanh nghiệp bất động sản lên sàn chứng khoán. Có thể kể đến những cái tên nổi bật như Công ty cổ phần Vincom Retail (VRE), Công ty cổ phần Đầu tư Everland (EVG), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sài Gòn Co.op (SID), Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung (LEC), Công ty cổ phần Kosy (KOS)...
Trong 10 tháng đầu năm 2018, làn sóng lên sàn của các doanh nghiệp BĐS tiếp tục lan mạnh. Hàng loạt tên tuổi lớn như Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup, Net Land, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (VPI), Đạt Phương, Hải Phát, Công ty Cổ phần Địa ốc First Real, CENLand (thuộc CENGroup)...cũng đã chính thức lên sàn.
Dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ có thêm hàng loạt doanh nghiệp BĐS khác lên sàn như Mbland, Bimgroup, Hưng Thịnh Construction...Trong số các doanh nghiệp lên sàn vào cuối năm, đáng chú ý là Công ty Cổ phần Landmark Holding. Ngày 12/10 tới doanh nghiệp này sẽ chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mã chứng khoán LMH. Theo đó, tổng lượng cổ phiếu niêm yết là 23,3 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 11.200 đồng/cổ phiếu và biên độ giá dao động trong ngày giao dịch đầu tiên là /- 20%.
Được biết, Landmark Holding tiền thân là Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí Thăng Long, sau hơn 6 năm phát triển, Landmark Holding đã chuyển đổi thành mô hình Holding với định hướng chính là đầu tư vào thị trường bất động sản. Hiện Landmark Holding đang triển khai dự án như Manhattan Tower (21 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội, chuẩn bị khởi công dự án số 9 Mạc Đĩnh Chi (phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM)...cùng với đó là kế hoạch M&A hàng loạt dự án trên đất vàng Hà Nội, TPHCM.
Đánh giá về xu hướng lên sàn của các doanh nghiệp BĐS hiện nay, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM việc tìm kiếm nguồn vốn qua kênh chứng khoán được đánh giá là phương án khả thi. Tại nước ngoài, đây là nguồn vốn rất được các doanh nghiệp quan tâm do có sự ổn định trong dài hạn và có mức độ linh hoạt hơn rất nhiều so với vay vốn ngân hàng. Chưa kể, chi phí từ việc huy động vốn trực tiếp trên thị trường chứng khoán cũng rẻ hơn tương đối.
"Tại Việt Nam, việc các doanh nghiệp BĐS lên sàn không chỉ là bước tiến dài của doanh nghiệp ngành xây dựng - BĐS, mà còn cho thấy cánh cửa sáng trong việc gọi vốn phát triển dự án BĐS thông qua thị trường chứng khoán của nhiều doanh nghiệp khác. Đây là hướng đi phù hợp và hiệu quả nhằm khẳng định uy tín thương hiệu, tính minh bạch và giải trình, tạo điều kiện huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng", ông Châu khẳng định.
Đồng quan điểm với ông Châu, ông Sử Ngọc Khương, Giám Đốc Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, thị trường chứng khoán là một kênh để huy động vốn hiệu quả cho những doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển dự án. Bên cạnh đó, huy động vốn qua việc niêm yết cổ phần cũng là một cách hút vốn từ công chúng, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài một cách nhanh nhất và đang dần trở thành xu hướng của doanh nghiệp.
"Sự hiện diện của các quỹ đầu tư nước ngoài, các ngân hàng đầu tư đang ngày một phổ biến hơn trong cơ cấu cổ đông của những doanh nghiệp bất động sản niêm yết. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn, khi mà nhà đầu tư tìm đến những doanh nghiệp niêm yết có uy tín để chọn mặt gửi vàng", ông Khương nhấn mạnh.
Cũng theo ông Khương, dòng vốn huy động được từ việc niêm yết trên sàn chứng khoán, đặc biệt là nguồn vốn từ nước ngoài sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và phát triển dự án, giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển bền vững hơn.
Tuấn Minh
Theo InfoNet
20 doanh nghiệp địa ốc đang "ôm" hơn 7,4 tỷ USD hàng tồn kho Tính tới cuối quý 1/2019, 20 doanh nghiệp địa ốc có tồn kho lớn nhất đang có 174.711 tỷ đồng tổng giá trị hàng tồn kho (tương ứng 7,4 tỷ USD)... Tính tới cuối quý 1/2019, 20 doanh nghiệp bất động sản có giá trị hàng tồn kho lớn nhất đang có 174.711 tỷ đồng tổng giá trị hàng tồn kho (tương ứng...