Doanh nghiệp bất động sản than khó tiếp cận gói hỗ trợ của Chính phủ
Sau những tháng ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp bất động sản đang mong ngóng tiếp cận được gói hỗ trợ của Chính phủ để tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Nhưng việc này không dễ.
Theo thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ngày 15/4 dự thảo quyết định về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong gói 62 ngàn tỷ đồng sẽ dành khoảng 18 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp vay không lãi suất trả lương cho người lao động.
Không dễ tiếp cận gói hỗ trợ
Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị 11 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19; trong đó có hai gói hỗ trợ quan trọng gồm gói tín dụng 250.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo đó sẽ gia hạn 5 tháng đối với các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế cá nhân… với giá trị ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên DĐDN, anh Trần Tuấn – Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất cho biết đã nắm bắt được các thông tin hỗ trợ trên của Chính phủ nhưng với các điều kiện đưa ra thì gần như doanh nghiệp của anh không thể tiếp cận được.
Anh cho biết điều kiện vay không lãi suất quy định: “Doanh nghiệp phải trả trước 50% lương tối thiểu cho người lao động đã là một cản trở lớn khi mà thời gian dịch bệnh vừa qua doanh nghiệp không có nguồn doanh thu, phải đi vay ngân hàng để trả lương nên phụ thuộc vào tiến độ giải ngân đã bị chậm hơn bình thường”.
Được biết, trong một gói hỗ trợ vay không lãi suất để trả lương, các tiêu chí đưa ra gồm: Có từ 20% số lao động hoặc từ 30 lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên (từ ngày 1/4 đến 30/6); doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương cho người lao động, đã trả trước 50% tiền lương cho người lao động trong khoản thời gian trên, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng tính đến cuối năm 2019.
Với các tiêu chí trên, doanh nghiệp không cần phải có tài sản đảm bảo nhưng phải có kế hoạch trả nợ, và phải cam kết dùng các nguồn vốn, tài sản hợp pháp để trả khi đến hạn, nếu quá hạn tiền vay sẽ tính lãi suất 12%/năm.
Video đang HOT
Ngân hàng Chính sách Xã hội sẽ cho doanh nghiệp vay theo số lao động ngừng việc thực tế hằng tháng, nhưng không quá 50% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng, tối đa trong 3 tháng (từ tháng 4 – tháng 6/2020). Thời hạn cho vay không quá 12 tháng, thủ tục bao gồm: giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, danh sách lao động ngừng việc có xác nhận công đoàn cơ sở, xác nhận cơ quan BHXH, bản sao ngừng việc, bản sao báo cáo tài chính các năm…
Ông Nguyễn Tuấn Anh – TGĐ một Công ty bất động sản cho biết, công ty có khoảng gần 50 nhân sự, từ tháng 2 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công ty đã phải cắt giảm giờ làm, tuy nhiên để giữ chân người lao động và duy trì thu nhập cho họ, công ty bố trí cho nhân viên làm luân phiên, giãn giờ.
“Về mặt lý thuyết, nhân viên vẫn có việc làm nhưng so với trước số giờ làm giảm một nửa, trong khi gói hỗ trợ quy định công ty phải có từ 30 lao động ngừng việc từ 1 tháng trở lên, công ty đã bị loại khỏi danh sách đầu tiên” – ông Tuấn Anh cho biết.
Cần có những giải pháp thực tế
Trên thực tế, gói hỗ trợ của Chính phủ trong thời điểm này là rất cần thiết nhưng việc tiếp cận là điều không dễ dàng, nhiều doanh nghiệp sản xuất và bất động sản sau khi biết thông tin đã chủ động liên hệ với các tổ chức tín dụng ngân hàng để làm việc nhưng đều nhận được những câu trả lời chung như: Chưa có thông tư hướng dẫn nên chưa thể hỗ trợ…
Chị Quyên – Giám đốc tài chính Công ty địa ốc B chia sẻ: Khi biết thông tin gói hỗ trợ từ Chính phủ, để đảm bảo tài chính công ty cho các dự án sắp tới, chị đã tiếp cận các ngân hàng đang có quan hệ với công ty để làm các thủ tục vay theo lãi suất ưu đãi nhưng điều kiện ngân hàng đưa ra là phải có tài sản thế chấp, chứng minh dòng tiền trả nợ… “Như vậy thì khác nào hoạt động vay thông thường” – chị Quyên cho biết.
Nguồn vốn hỗ trợ bây giờ như “máy trợ thở” để doanh nghiệp xoay xở
“Doanh nghiệp được khuyến cáo nếu làm đơn xin vay hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ bị đánh giá mức tín nhiệm thấp và sẽ khó vay vốn về sau bởi doanh nghiệp bị xếp vào diện cảnh báo không an toàn” – chị Quyên cho biết thêm.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp sản xuất và bất động sản: Trong thời điểm hiện nay rất ít doanh nghiệp có tài sản bảo đảm là bất động sản đủ điều kiện vay vì đa phần các doanh nghiệp sản xuất phải thuê đất, kho bãi, các công ty bất động sản cũng chủ yếu dùng mặt bằng thuê mướn.
Để đảm bảo cho khoản vay là tài sản thế chấp thì chỉ có nhà ở cá nhân của thành viên công ty mới đủ điều kiện, đa phần là cần nguồn vốn tiền mặt để ký quỹ và nguồn thu đến từ việc phân phối các dự án, doanh nghiệp sản xuất thì nguồn thu đến từ việc đầu ra sản phẩm. Nhưng dịch bệnh này thì gần như bó phép vì tất cả mọi sản xuất kinh doanh đều bị dừng lại và hoạt động cầm chừng.
Về phía ngân hàng cho biết các gói hỗ trợ đưa ra phải chịu sự kiểm soát, ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay nhưng với các doanh nghiệp có sức khỏe kém thì rủi ro ngân hàng phải chịu trách nhiệm là không nhỏ.
“Phía doanh nghiệp cũng rất hiểu cái khó của ngân hàng, nhưng nguồn vốn hỗ trợ bây giờ như máy trợ thở để doanh nghiệp có thể xoay xở và chi trả các chi phí cố định, nhân công, tái sản xuất và nguồn tiền để ký quỹ kinh doanh” – anh Hải, Giám đốc doanh nghiệp cho biết.
Để giải quyết những tình cảnh trên, Bộ Công thương đã có văn bản kiến nghị trình Thủ tướng để trực tiếp chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, giãn nợ và tái cấp vốn một cách phù hợp. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị các tổ chức ngân hàng đơn giản hóa hồ sơ thủ tục chứng minh bị ảnh hưởng dịch bệnh và nguồn trả nợ, điều kiện cơ cấu nợ. Đây được xem là những giải pháp mang tính thực tế để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ một cách nhanh nhất để tiếp tục triển khai kinh doanh.
Tâm Định Hướng
Hậu dịch COVID-19: Có nên rót tiền vào bất động sản?
Những ngày này, thị trường đang chứng kiến sự "tê liệt" của nền kinh tế bởi tác động ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID -19 khiến tất cả đều...ngưng trệ. Bị "đấm kép" từ thắt chặt tín dụng năm ngoái, nay thêm lần xô ngã này, thị trường bất động sản rơi tình cảnh nỗi buồn nhân đôi. Giá giảm sâu, thanh khoản đóng băng nhưng đón sóng phục hồi nếu dịch sớm được kiểm soát, giới đầu tư cho rằng đây có thể là lúc... bắt đầu!
BS khó nhưng không giảm giá
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, mặc dù thị trường bất động sản trong quý I/2020 "vô cùng trầm lắng" do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến các chủ đầu tư và sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý tránh tụ tập đông người. Khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, có hiện tượng nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.
Tuy nhiên, giá bán các sản phẩm bất động sản vẫn không có sự sụt giảm so với quý 4/2019. Hiện cũng chưa có doanh nghiệp nào công bố chính sách giảm giá.
"Với việc được nhận gói hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp BĐS cũng không có áp lực phải xả hàng để thu hồi vốn. Ngay cả trên thị trường thứ cấp cũng sẽ khó có tình trạng nhà đầu tư bán tháo để cắt lỗ như nhiều người hy vọng bởi tình thế hiện nay không có gì buộc họ phải làm thế". GS Đặng Hùng Võ
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VARS cho biết lý do khiến thị trường bất động sản hiện đang bị "tuột dốc" là bởi nguồn cung giảm mạnh từ năm 2019, do "nút thắt" liên quan đến quy định của pháp luật khiến nhiều dự án bị vướng. Tiếp theo là do năm nay Tết sớm và kéo dài, rồi lại tiếp tục xảy ra dịch bệnh cho đến nay. "Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra tình trạng xấu, dẫn đến sự "ngủ đông" của toàn bộ các hoạt động của thị trường bất động sản. Số lượng giao dịch chỉ đạt tương đương khoảng trên 10% so với cùng kỳ những năm trước," ông Đính nhấn mạnh.
Ông Đính nhận định trong quý II/2020, có thể vẫn tiếp diễn trạng thái "ngủ đông" đối với thị trường giao dịch bất động sản, nhất là bất động sản nghỉ dưỡng. Quý 2 năm nay, dự báo thị trường căn hộ ở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn có giao dịch nhưng không nhiều, chủ yếu ở phân khúc bình dân, trung cấp, do nhu cầu nhà ở của người dân vẫn cao.
"Số lượng nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đủ điều kiện gia nhập thị trường cũng không có nhiều. Ở mỗi địa phương có thể có tổng số dự án mới chỉ đạt ở mức 1 con số. Hàng hóa chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn từ trước", ông Đính cho hay.
Bắt lấy cơ hội
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế do dịch COVID-19, thị trường BĐS cũng phải "gồng" mình chống đỡ. Để bán được hàng, một số chủ đầu tư áp dụng nhiều hình thức như đặt chỗ trực tuyến, trao đổi qua email và ứng dụng liên lạc hiện đại để phát triển kênh bán hàng. Chẳng hạn như CTCP Vinhomes đã chính thức ra mắt Sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh, một số doanh nghiệp lớn đang tận dụng thời gian hoàn thiện sản phẩm của mình, khi dịch bệnh kiểm soát sẽ ra mắt thị trường. Trên các kênh Facebook, Zalo... xuất hiện quảng cáo của dự án sắp mở bán. Các chuyên gia đều nhận định, sau đợt "chững dài" lần này, thị trường BĐS sẽ bật trở lại nhanh nhất là sau khi các doanh nghiệp BĐS được bổ sung vào danh sách các đối tượng được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ về hoãn lùi thời gian nộp thuế, tiền sử dụng đấy theo đề xuất trước đó của Bộ Tài chính.
Theo GS Đặng Hùng Võ, năm 2019 ghi nhận sự sụt giảm lớn về nguồn cung BĐS khi tổng số dự án được phê duyệt chỉ bằng 20% so với năm 2018. Nguyên nhân chính do việc rà soát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước đối với các dự án. Tình trạng cung không đủ cầu dự kiến sẽ còn kéo dài ít nhất sang năm 2021. Trong khi đó, để hoàn tất các thủ tục và triển khai một dự án thường doanh nghiệp phải mất tới 2 năm. Việc siết chặt tín dụng với BĐS theo Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung thêm gay gắt do doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn để phát triển dự án.
Theo ông Võ, hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh và chính sách giãn cách xã hội nên nhiều người có nhu cầu mua nhà không thể đi ra ngoài để giao dịch. Ngoài ra, nhiều dự án có dự định mở bán trong quý I/2020 nhưng do dịch bệnh phải hoãn lại. Vì vậy, khi hết dịch, các dự án này sẽ bung ra thị trường và chắc chắn lượng giao dịch sẽ tăng lên nhanh chóng.
"Bây giờ người ta đầu tư chủ yếu bằng tiền tích lũy cá nhân, đồng nghĩa khả năng chịu đựng của họ cũng tốt hơn, lâu hơn khi thị trường biến động. Vì thế, đừng nên trông chờ vào nguồn hàng bán cắt lỗ", TS Cấn Văn Lực nói.
Ngọc Mai
Bất động sản Phát Đạt (PDR): Quý 1 doanh thu hụt nghìn tỷ, lãi ròng vẫn tăng 3% so với cùng kỳ Mặc dù lãi quý 1 của Bất động sản Phát Đạt (PDR) vẫn ổn định tuy nhiên còn rất xa mục tiêu lãi 1.200 tỷ đồng trong năm nay. CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã CK: PDR) đã công bố BCTC quý 1/2020. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ chỉ đạt 629 tỷ đồng hụt hơn nghìn tỷ đồng...