Doanh nghiệp bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh nợ 2.400 tỷ đồng tiền thuế
Nợ thuế của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản tăng cao trong 6 tháng đầu năm nay, lên đến hơn 2.400 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng nợ có khả năng tăng thêm.
Sự suy giảm của ngành bất động sản và xây dựng trong 6 tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến kết quả thu thuế của Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian này.
Doanh nghiệp bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh nợ 2.400 tỷ đồng tiền thuế
Theo ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách, song chủ yếu là chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm của ngành bất động sản và xây dựng trong thời gian qua.
Cụ thể, thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2019 giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2018; lệ phí trước bạ nhà đất cũng giảm 28,36%; số thu tiền sử dụng đất giảm 60,39%.
Đáng chú ý, nợ thuế của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản tăng cao trong 6 tháng đầu năm nay, lên đến hơn 2.400 tỷ đồng, chiếm 51,72% tổng nợ có khả năng thu tăng thêm.
Video đang HOT
Đơn cử như Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận nợ 1.004 tỷ đồng liên quan đến tiền sử dụng đất; Công ty Đầu tư và Phát triển Sài Gòn nợ 444 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đức Khải 389 tỷ đồng, Công ty Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil nợ 309 tỷ…
Ngoài khoản nợ liên quan đến đất tăng mạnh, các khoản nợ còn lại tăng ít hơn, như các khoản thuế, phí là 6.356 tỷ đồng, tăng 60,7%; tiền phạt, tiền chậm nộp 3.769 tỷ đồng, tăng 4,84%.
Ông Tâm được tờ Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết, với các doanh nghiệp có số nợ thuế cao, Cục Thuế đều nắm được thông tin, tìm hiểu những khó khăn và biết được có những doanh nghiệp nợ do ngân sách chậm thanh toán.
Hiện cục Thuế Thành phố đã ban hành hơn 24.000 quyết định cưỡng chế thuế với số tiền nợ 14.500 tỷ đồng, đồng thời công khai danh sách 2.215 doanh nghiệp chây ì nợ thuế với số thuế nợ 5.778 tỷ đồng.
Tuyết Lan
Theo vietnamnet.vn
"Cơn sốt" đất hoành hành, Bình Thuận tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện
Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận cho biết hiện sở đã lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra toàn diện việc thực hiện pháp luật kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn TP.Phan Thiết diễn ra phức tạp, nhất là khu vực phường Phú Hài, Mũi Né (2 bên đường Võ Nguyên Giáp, khu vực quy hoạch sân bay Phan Thiết) và xã Thiện Nghiệp, Tiến Thành. Tại nhiều địa phương, hoạt động môi giới, kinh doanh bất động sản trái phép cũng chưa được ngăn chặn hiệu quả.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, qua rà soát sơ bộ các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh này cho thấy, việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại một số dự án chưa thực hiện đầy đủ thủ tục quy định pháp luật.
Hiện đang có tình trạng lợi dụng các hình thức quảng cáo, giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí đang được các chủ đầu tư và môi giới thực hiện để thu tiền của người mua. Các hình thức này không có trong quy định của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật có liên quan.
Trong khi đó, theo quy định, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai, kinh doanh bất động sản. Chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, phát triển đô thị chỉ được thực hiện việc chuyển nhượng sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng.
Cụ thể, các chủ đầu tư sau khi triển khai xây dựng và đầu tư hoàn thiện hạ tầng phải có trách nhiệm báo cáo về Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các thủ tục theo quy định trước khi thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất cho người dân.
Hiện Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận đã lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra toàn diện việc thực hiện pháp luật kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, qua đó sẽ xem xét xử lý các sai phạm của các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, phát triển đô thị theo quy định pháp luật.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan khẩn trương thanh tra, kiểm tra và xử lý các hoạt động kinh doanh bất động sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định để không xảy ra việc đầu cơ tăng giá bất động sản, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, phát triển của tỉnh.
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND TP.Phan Thiết công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt (trước mắt tại khu vực phường Phú Hài, Mũi Né, xã Thiện Nghiệp, Tiến Thành, Phong Nẫm) để người dân được biết. Mặt khác, triển khai các biện pháp ngăn chặn tình trạng thu gom đất để xây dựng hạ tầng các khu dân cư tự phát không đảm bảo quy chuẩn xây dựng, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
Xử lý hiệu quả việc lấn chiếm lòng lề đường để hoạt động môi giới bất động sản, treo bảng hiệu, bảng quảng cáo bất động sản không đúng quy định pháp luật, các hoạt động gây ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn.
Tổ chức việc thông tin, tuyên truyền vận động người dân không tham gia giao dịch mua bán, chuyển nhượng đối với các bất động sản chưa đủ điều kiện thông qua các hình thức sinh hoạt tổ dân phố, sinh hoạt tại cộng đồng dân cư. Giám sát chặt chẽ đối với các dự án bất động sản đang triển khai xây dựng trên địa bàn, báo cáo kịp thời về Sở Xây dựng khi phát hiện các dự án chưa đủ điều kiện nhưng đã triển khai xây dựng và rao bán, giao dịch.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Bất động sản tồn kho khoảng 20.000 tỷ đồng, khó thanh lý vì đâu? Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, hiện nay trên thị trường, lượng tồn kho bất động sản còn khoảng 20.000 tỷ đồng và vì nhiều lý do nên khó thanh lý, chuyển nhượng. Bộ Xây dựng thừa nhận thị trường bất động sản phát triển thiếu minh bạch, từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án...