Doanh nghiệp bất động sản kinh doanh thế nào giữa bão COVID-19?
Kết quả kinh doanh quý II/2020 của nhiều doanh nghiệp bất động sản cho thấy tình hình không mấy khả quan khi nhiều đơn vị doanh thu sụt giảm nghiêm trọng.
Năm 2020, doanh nghiệp bất động sản gặp khó chồng khó khi thủ tục pháp lý khiến nhiều dự án bị chậm lại, doanh thu bán hàng sụt giảm vì COVID-19, hàng tồn kho tăng, trong khi vẫn phải chi trả các chi phí khác như lãi vay ngân hàng, chi phí nhân viên…
Do đó, báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 của nhiều doanh nghiệp bất động sản không mấy khả quan.
Một trong những cái tên có mức lợi nhuận sau thuế giảm mạnh nhất là Công ty Bất động sản và Đầu tư VRC (MCK: VRC) . Đơn vị này có lợi nhuận sau thuế giảm mạnh nhất nhóm bất động sản với 99,7%, từ mức 19,8 tỷ đồng của cùng kỳ xuống còn vỏn vẹn 67,5 triệu đồng ở quý II/2020. Lũy kế 6 tháng, công ty cũng chỉ lãi vỏn vẹn 1,1 tỷ đồng, giảm 95% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Doanh nghiệp bất động sản làm ăn ra sao giữa bão COVID-19?
Công ty CP Đầu tư LDG (LDG) mặc dù là một trong những trường hợp hiếm hoi ghi nhận doanh thu tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận giảm đến 99%.
Cụ thể, trong quý II vừa qua, doanh thu thuần của LDG đạt 393 tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng cao cùng với chi phí tài chính tăng gấp 12 lần, chi phí bán hàng tăng 5 lần đã bào mòn lợi nhuận của LDG, chỉ còn vỏn vẹn 1 tỷ đồng.
Trong khi đó, quý II/2019, LDG ghi nhận lãi 77 tỷ đồng. Điểm tích cực trong báo cáo cáo tài chính của LDG là dòng tiền kinh doanh dương 58 tỷ đồng, tuy vậy, dòng tiền thuần vẫn âm 9,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tương tự, tại Quốc Cường Gia Lai, doanh thu những tháng đầu năm giảm mạnh nhưng nhờ lãi chuyển nhượng vốn góp giúp công ty ghi nhận lãi tăng đột biến, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2019, lên đến 30 tỷ đồng. Trong quý đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai âm 156 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quý II còn có những cái tên quen thuộc như Địa ốc Đất Xanh (MCK: DXG), Thủ Đức House (MCK: TDH), Địa ốc Hoàng Quân (MCK: HQC).
Trước sức ép phải trả các chi phí như lãi vay ngân hàng, chi phí nhân viên…nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải thoái vốn, bán công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên được nhiều doanh nghiệp đưa ra.
Đơn cử như tại Quốc Cường Gia Lai, từ đầu năm đến nay, công ty liên tiếp thoái vốn tại các công ty con. Hồi tháng 4/2020, doanh nghiệp này đã hoàn tất chuyển nhượng 56% vốn tại Công ty CP Bất động sản Hiệp Phúc.
Cuối tháng 6 vừa qua, HĐQT Quốc Cường Gia Lai tiếp tục thông qua nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ 34% cổ phần còn lại tại doanh nghiệp này với giá chuyển nhượng tối thiểu bằng giá mua.
Gần đây nhất, công ty vừa thông báo hoàn tất việc chuyển nhượng 35% cổ phần sở hữu tại Bất động sản Sông Mã, thu về 122 tỷ đồng, giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống 14,9% vốn.
Hay LDG, từ cuối năm 2019 đến nay, doanh nghiệp này cũng liên tục chuyển nhượng cổ phần tại các công ty. Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Gia Lộc, LDG thông qua chuyển nhượng 7,2 triệu cổ phần tương đương 90% vốn điều lệ, số tiền thu về ít nhất 350 tỷ đồng. LDG cũng bán toàn bộ 99,9% cổ phần tại Công ty CP Địa ốc Bình Nguyên, thu về ít nhất 482 tỷ đồng.
Thống kê 90 doanh nghiệp ngành bất động sản đang niêm yết trên 2 sàn HoSE, HNX và đăng ký giao dịch trên UPCoM cho thấy, tổng doanh thu thuần chỉ đạt 65.000 tỷ đồng, giảm đến 32% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần giảm 26,5% xuống 114.429 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế của 90 doanh nghiệp này trong quý II đạt 8.200 tỷ đồng, giảm gần 50% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng giảm 28% còn 17.386 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đúng như dự đoán, điểm sáng của thị trường của bất động sản thời gian qua là phân khúc bất động sản công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhóm này vẫn có mức tăng trưởng tốt.
Có thể kể đến như CTCP Sonazedi Châu ức (SZC), quý II, doanh thu đạt 153 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 71,5 tỷ đồng, gấp 2,34 lần. Lũy kế 6 tháng, SZC lãi 125 tỷ đồng, vượt 8,5% kế hoạch cả năm.
Kịch bản cho thị trường bất động sản hậu COVID-19: Sắp lập đỉnh cao mới?
Theo các chuyên gia, kịch bản của bất động sản 6 tháng cuối năm phụ thuộc vào tình hình kiểm soát COVID-19, có thể 3 -4 năm tới thị trường sẽ lập đỉnh mới.
Theo TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thế giới đang đứng trước rất nhiều biến động khó lường. Đó là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và vấn đề chính sách đất đai có liên quan.
Thứ nhất, đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc. Thứ hai, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Thứ ba, thế giới thay đổi, chuyển động thay đổi, đối tác thay đổi, bắt buộc chúng ta phải thay đổi. Thứ tư, chính sách phải đảm bảo những yêu cầu gì để đất đai thực sự đáp ứng được đòi hỏi của giai đoạn chuyển biến quan trọng này.
Thứ năm, điều hành của Chính phủ, sự trỗi dậy của các doanh nghiệp, sự đồng hành của hệ thống tài chính, nền tảng công nghệ 4.0, chất lượng lao động của giai đoạn dân số vàng cần phải phối kết hợp với nhau như thế nào để tạo được tính đồng bộ hệ thống trong giai đoạn này.
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nửa cuối năm 2020? (Ảnh minh họa)
Dựa trên những bối cảnh này, TS. Trần Kim Chung đưa ra 3 kịch bản cho thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm 2020.
Kịch bản trung tính: Đây là kịch bản đến cuối năm thị trường quốc tế, các đối tác quốc tế mới phục hồi và quay trở lại bình thường. Nền kinh tế suy giảm nhưng không lớn. Thị trường bất động sản trầm lắng nhưng không đổ vỡ. Kịch bản này được cho là đdễ xảy ra nhất.
Thứ hai, kịch bản tích cực: Các nền kinh tế phuc hồi trong quý IV/2020. Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đi vào giai đoạn ổn định, các doanh nghiệp định hình và định vị tại Việt Nam. Nền kinh tế phục hồi hoàn toàn trạng thái trước dịch COVID-19 vào quý IV/2020. Thị trường bất động sản sẽ chuyển động tích cực trong quý IV và trước tết Tân Sửu 2021.
Kịch bản tiêu cực: COVID-19 chưa được ngăn chặn, thương chiến Trung - Mỹ không hòa hoãn, các lò lửa chiến tranh bị kích động, kinh tế thế giới không khả quan. Điều này sẽ dẫn đến tình hình kinh tế Việt Nam sẽ khó khăn, thị trường bất động sản sẽ đóng băng.
Còn theo dự báo của ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup, trong ngắn hạn và trung hạn (từ 12-24 tháng), thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có những thay đổi cục bộ ở một số phân khúc. Tuy nhiên, COVID-19 không hẳn là nguyên nhân duy nhất tác động tới giao dịch bất động sản, mà những xu hướng dịch chuyển này đã xuất hiện từ năm 2018 và trở nên rõ nét từ nửa cuối 2019.
Ông Hưng dự báo, phân khúc nhà giá rẻ vốn luôn giữ vai trò điều tiết thị trường sẽ chững lại và giảm nhẹ về số lượng giao dịch. Phân khúc trung và trung bình khá được quan tâm hơn.
Bất động sản cao cấp vẫn sẽ gặp khó, tuy nhiên, đây là phân khúc có độ "lỳ" cao, ít nhạy cảm giá. Nhưng biệt thự hoặc nhà liền kề trong những dự án cao cấp vẫn sẽ có khách hàng và giao dịch tốt hơn những chung cư cao cấp.
Condotel, biệt thự biển nếu không được cấp sổ đỏ lâu dài sẽ thoái trào trong vài năm tới. Second Home (ngôi nhà thứ 2) sẽ là một xu thế mới ở vùng ven các đô thị lớn.
Trong dài hạn, từ 3-10 năm tới, Việt Nam sẽ chạm tới một giai đoạn vàng của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, một trong những tác động của khủng hoảng do COVID-19 đó là lượng cung tiền mặt tăng vọt ở nhiều cường quốc, khiến bất động sản ở các nước phát triển sẽ tăng theo, sau vài năm sẽ tác động mang tính hiệu ứng đối với thị trường Việt Nam.
" Vì vậy, tôi dự báo năm 2023-2024 sẽ thiết lập một đỉnh cao mới của thị trường BĐS Việt Nam", ông Hưng nhận định.
Doanh nghiệp xây dựng, địa ốc giảm kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận sa sút vì Covid-19 Xây dựng Hòa Bình điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 vì Covid-19, với doanh thu 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng. Nam Long giãn tiến độ bán hàng thêm 1 - 2 quý, tùy từng dự án. Nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng có kết quả kinh doanh giảm trong quý I, giải trình...