Doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp kỳ vọng tăng trưởng cao
Bất động sản khu công nghiệp được cho là ngành có nhiều thuận lợi khi nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực.
Đồng thời, việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, phân quyền nhiều hơn cho các địa phương có thể giúp giảm thủ tục cấp phép đầu tư tại các khu công nghiệp. Giới phân tích nhận định, 2022 sẽ là năm các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao.
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2021 có 397 khu công nghiệp đã được thành lập, bao gồm 352 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 37 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu, với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 122,9 nghìn ha.
Trong đó có 291 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 87,1 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 58,7 nghìn ha và 106 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 35,7 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 70,9%, xấp xỉ so với cuối năm 2020.
Trong 6 tháng 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập 9 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 2.472 ha, tổng vốn đầu tư các dự án đạt 29.411 tỷ đồng.
Các dự án cũng quy định thời gian xây dựng từ 3 – 4 năm kể từ khi được thành lập và thời gian hoạt động kể từ 50 năm kể từ ngày thành lập.
SSI cho rằng, nguồn cung các khu công nghiệp mới này có thể đi vào hoạt động vào cuối 2023 đến năm 2025. Dù vậy, SSI cũng nhận định các thủ tục pháp lý liên quan đến việc cấp phép đầu tư khu công nghiệp đã được đơn giản hóa, nhưng tiến độ đền bù giải tỏa vẫn còn khá chậm, có thể dẫn đến làm chậm tiến độ đi vào hoạt động của dự án.
Theo SSI, nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực khi việc mở cửa đường bay và áp dụng hộ chiếu vaccine để phục hồi nền kinh tế giúp các hợp đồng được ký MOU (Biên bản ghi nhớ) trong thời gian trước hoàn tất các thủ tục đầu tư; tỷ giá VND/USD ổn định hơn so với các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia; các chính sách thu hút FDI của Việt Nam như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp về 0% trong 4 năm đầu tiên hoạt động, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo; chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội cho công nhân trong khu công nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp còn được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, nổi bật với việc gỡ bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà phát triển khu công nghiệp.
Đồng thời, phân quyền quản lý nhà nước nhiều hơn cho Bộ kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh trong triển khai hoạt động các khu công nghiệp.
Video đang HOT
SSI cho rằng, việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, phân quyền nhiều hơn cho các địa phương có thể giúp giảm thủ tục cấp phép đầu tư tại các khu công nghiệp, đặc biệt các khu công nghiệp sẽ có thể nhận được giấy phép đầu tư ngay khi được chấp thuận đầu tư.
Tự tin với kế hoạch tăng trưởng cao
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), 2022 sẽ là năm các doanh nghiệp trong ngành bất động sản khu công nghiệp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao.
Công ty chứng khoán này cho rằng, quỹ đất sẵn sàng khai thác lớn, giá thuê duy trì mức cao sẽ giúp doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng.
Một số công ty sẽ thực hiện chuyển đổi phương pháp hạch toán doanh thu từ phân bổ hằng năm theo thời gian thuê sang hạch toán 1 lần sẽ giúp doanh nghiệp ghi nhận khoản doanh thu và lợi nhuận bất thường trong 2022.
Giá thuê dù liên tục tăng trong thời gian qua nhưng vẫn ở mức thấp, do đó doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Cụ thể so với Indonesia và Thái Lan – những quốc gia có lợi thế về vốn FDI như Việt Nam, giá thuê trung bình năm 2021 thấp hơn từ 20 – 33%.
Tuy nhiên không chỉ có thuận lợi, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) còn chỉ ra những khó khăn doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp trong năm 2022 phải đối diện như chi phí phát triển quỹ đất tăng đáng kể so với 2019.
Cụ thể năm 2022, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng đã tăng 10%-50% so với 2019, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng của các doanh nghiệp. Cùng đó, nguồn cung tăng mạnh có thể tạo ra điểm cân bằng và khiến giá thuê chững lại.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2030 gần 211.000 ha, tăng hơn 85.000 ha so với năm 2022 (trung bình mỗi năm tăng 10.000 ha). Quỹ đất công nghiệp dự kiến tăng mạnh trong giai đoạn 2023 trở đi có thể khiến giá thuê chững lại.
Dù vẫn còn những khó khăn phải đối diện, nhưng rõ ràng cơ hội đối với ngành bất động sản khu công nghiệp là rất lớn. Vì vậy, đa số các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đều đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao cho năm 2022.
Theo SSI, kế hoạch kinh doanh năm 2022 của các doanh nghiệp khu công nghiệp tăng trưởng tích cực với tổng doanh thu đạt mức 38.294 tỷ đồng, tăng tới 25% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế kế hoạch đạt mức 12.317 tỷ đồng, tăng 537% so với cùng kỳ năm 2021.
Về kết quả kinh doanh quý I/2022, tổng doanh thu các khu công nghiệp niêm yết đạt 14.740 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 3.405 tỷ đồng, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bức tranh lợi nhuận quý I của các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp khá tương phản. Trong khi nhiều doanh nghiệp lãi lớn thì cũng có những doanh nghiệp thua lỗ.
Các doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh như Tổng công ty IDICO – CTCP (mã chứng khoán: IDC) tăng tới 253%, đạt 283 tỷ đồng. Hay Công ty cổ phần Thống Nhất (mã chứng khoán: BAX) có lợi nhuận sau thuế quý I/2022 đạt 48 tỷ đồng, tăng 7,2 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Ngược lại, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước (mã chứng khoán: HPI) ghi nhận lỗ 2,6 tỷ đồng do không có nguồn thu mới khi dự án mở rộng Khu công nghiệp Hiệp Phước tiếp tục bị trì hoãn.
Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp – CTCP (mã chứng khoán: BCM) có lợi nhuận sau thuế giảm 16,4% so với cùng kỳ khi chưa ghi nhận lợi nhuận từ bán đất tại thành phố mới Bình Dương cho Capitaland…
Môi giới bất động sản ( KỲ 3 ): Những lời hứa... gió bay
Nhiều doanh nghiệp và nhân viên môi giới bất động sản đã "khóc ròng" khi bị "treo" không thời hạn hoa hồng hay lỡ "ký quỹ" vào các dự án.
Trong câu chuyện của mình, giám đốc một sàn giao dịch bất động sản trên đường 2/9 cho biết, năm 2018, công ty anh có tham gia phân phối một dự án ở Tây Bắc Đà Nẵng, ký quỹ mỗi lô 30 triệu đồng.
"Dự án đã bán xong từ năm 2018, khách hàng cũng đã đóng từ 80-95% giá trị hợp đồng nhưng đến nay, mặc dù đã gần 5 năm nhưng số tiền hoa hồng gần 1 tỷ đồng chúng tôi vẫn chưa nhận được", anh cho biết.
Môi giới đang tư vấn, giới thiệu dự án cho khách hàng. (Ảnh: K.H)
Nguyên nhân là trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị môi giới có nêu rõ: Chủ đầu tư sẽ trả hết tiền hoa hồng cho đơn vị môi giới nếu khách hàng đóng 95% giá trị hợp đồng hoặc khi bàn giao sổ cho khách hàng.
"Hợp đồng là vậy, tuy nhiên dù đã gần 5 năm nhưng khi liên hệ với chủ đầu tư để nhận 50% số tiền hoa hồng còn lại thì họ trả lời do khách hàng chưa đóng đúng tiến độ (95% - PV) nên chưa thể trả hết hoa hồng. Vì khi đó sản phẩm khan hiếm, chúng tôi phải có "hàng" để giữ và nuôi "quân" nên bắt buộc phải ký, chứ ai cũng biết rằng chủ đầu tư đưa ra điều khoản này là muốn "chiếm dụng" tiền hoa hồng của các công ty môi giới", anh chua chát nói.
Cũng liên quan đến việc "treo" tiền môi giới của các sàn giao dịch, anh P. - lãnh đạo một sàn giao dịch tại Thanh Khê cho biết: Năm 2019, công ty anh có tham gia phân phối cho một dự án nằm trên đường Nguyễn Sinh Sắc và bán khá thành công. Tuy nhiên, đến đoạn thanh toán tiền hoa hồng thì đơn vị phát triển dự án lại "nhầy".
"Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với chủ đầu tư thì chủ đầu tư cho biết đã trả hết tiền hoa hồng cho đơn vị phát triển dự án nhưng khi liên hệ với đơn vị phát triển dự án thì họ nói là họ chưa nhận được do khách hàng chưa thanh toán xong".
Năm 2021, trong một lần trà dư, tửu hậu, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp có nghe câu chuyện của một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội bị "hụt chân" khi tham gia phân phối một dự án tại Đà Nẵng.
Theo đó, để "có ghế" tham gia bán hàng, chủ đầu tư đưa ra điều kiện, các sàn giao dịch phải ký cọc 30 triệu đồng/lô và trong thời gian 3-4 tháng phải bán hết ít nhất 70% giỏ hàng trở lên thì hoàn lại được 100% tiền ký cọc còn nếu dưới 70% thì bán được lô nào sẽ nhận lại tiền kí cọc lô đó, lô nào không bán được thì như mất cọc.
"Đợt đó thị trường đang rất tốt nên chúng tôi tin tưởng mình sẽ làm được. Nào ngờ khi ký xong thì thị trường tụt dốc, chúng tôi không bán được lô nào, liên hệ với chủ đầu tư để xin lại tiền ký cọc thì chủ đầu tư trả lời cứ theo hợp đồng mà thực hiện".
"Họ nói có nhiều sàn giao dịch tham gia mở bán chứ không phải mình công ty tôi, giải quyết một trường hợp thì các trường hợp khác sẽ như thế nào. Nếu không đồng ý có thể kiện ra tòa. Chúng tôi cũng có tham vấn luật sư nhưng không giải quyết được gì. Đợt đó chúng tôi mất hơn 1 tỷ đồng tiền ký cọc" - Một sàn giao dịch cho biết.
Không chỉ các sàn giao dịch, nhiều nhân viên môi giới cũng khóc ròng khi hàng đã bán xong nhưng sàn giao dịch không trả tiền hoa hồng, hoặc trả thấp hơn mức cam kết ban đầu.
Cách đây ít lâu, Diễn đàn Doanh nghiệp nhận được đơn thư của nhiều nhân viên môi giới trình bày về việc họ có làm việc với sàn giao dịch V. nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ để phân phối dự án căn hộ M. tại đường Trần Hưng Đạo.
Theo phản ánh của những nhân viên môi giới này thì khi làm việc với đại diện của sàn giao dịch V. những người đại diện này có thỏa thuận nếu bán được 20 căn hộ sẽ chi trả hoa hồng là 1,2%, trên 30 căn hộ sẽ chi trả hoa hồng là 1,5% (tính đến ngày 31/3) và sau ngày 31/3, cứ bán được 1 căn hộ sẽ trả 3% hoa hồng - tương đương với mức mà một sàn giao dịch khác cũng đang phân phối dự án này chi trả.
Cũng theo đơn kêu cứu nói trên dù các nhân viên môi giới liên tục yêu cầu giám đốc sàn giao dịch V. cam kết bằng văn bản nhưng vị này cứ khất lần, đồng thời hứa hẹn cứ làm vì đây là một sàn lớn, phân phối nhiều dự án lớn.
"Chúng tôi tin tưởng và bán hàng cho đến lúc doanh số đạt 45 căn trong đó có 40 căn đạt trước ngày 31/3 và 5 căn sau ngày 31/3. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến để xin chi trả hoa hồng thì giám đốc sàn giao dịch liên tục vắng mặt, gọi điện và nhắn tin không trả lời. Chúng tôi vô cùng lo lắng vì đây là số tiền mồ hôi và công sức chúng tôi bỏ ra nhưng không được đền đáp thỏa đáng" - một nhân viên môi giới cho biết.
Một chủ đầu tư thừa nhận, tình trạng nợ hoa hồng môi giới chủ yếu xảy ra với các chủ đầu tư và sàn mới thành lập. Với những sàn mới, tài chính yếu tình trạng này có thể tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới phá sản.
Chưa kể, nhiều đơn vị nhỏ hầu như môi giới không có hợp đồng lao động mà chỉ là cộng tác viên. Giữa hai bên đôi khi không có văn bản thỏa thuận về mức hoa hồng chi trả mà chỉ nói miệng. Do đó, môi giới cũng yếu thế khi đòi phí từ những sàn kiểu này.
"Bắt mạch" thị trường bất động sản, tìm cơ hội cho nhà đầu tư Trước thực trạng sốt đất diễn ra ở nhiều địa phương, ngân hàng có những động thái về việc "siết" tín dụng chảy vào bất động sản nhằm ngăn chặn đầu cơ, lướt sóng. Chuyên gia cho rằng, trước hành động của ngân hàng thị trường bất động sản sẽ nhanh chóng nguội, nhưng về dài hạn vẫn có cơ hội cho đầu...