Doanh nghiệp bảo hiểm ’sống tốt’ trong đại dịch
Quý III, trong bối cảnh đại dịch chưa được khống chế toàn diện, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết trên sàn chứng khoán đều có lãi, thậm chí còn có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp bảo hiểm ’sống tốt’ trong đại dịch
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp toàn cầu nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đều chịu những biến động nhất định, hầu hết là tiêu cực trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, lan rộng và kéo dài trên toàn thế giới.
Nói là hầu hết, bởi lẽ hoàn cảnh khó khăn chung, vẫn có một số nhóm ngành nghề chịu rất ít ảnh hưởng, thậm chí có đôi chút lợi thế khi dịch bệnh hoành hành. Nổi bật trong đó, phải kể đến cộng đồng kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm.
Tất cả doanh nghiệp đều có lãi
Trước hết, điểm sáng dễ nhận thấy nhất là các doanh nghiệp ngành bảo hiểm niêm yết trên sàn chứng khoán đều có lãi trong quý III, đáng chú ý phần lớn trong số đó đều có lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Đơn cử, Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH), doanh nghiệp có vốn hóa thị trường gần 41.000 tỷ đồng, đã có một mùa kinh doanh khởi sắc, ghi nhận 8.736 tỷ đồng doanh thu thuần và báo lãi sau thuế 473 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 3% và gần 30% so với cùng kỳ 2019.
Kết quả này giúp Bảo Việt nâng khoản lãi lũy kế 9 tháng lên hơn 1.120 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng giai đoạn năm ngoái. So với kế hoạch kinh doanh năm 2020 là 1.000 tỷ đồng lãi sau thuế, công ty đã vượt chỉ tiêu hơn 12%.
Tương tự, ở một quy mô nhỏ hơn khá nhiều, song Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh (HoSE: BMI) vẫn có hệ số tăng trưởng đột biến trong quý III. Cụ thể, báo cáo tài chính ba tháng gần nhất cho thấy, doanh thu thuần của công ty đạt trên 905 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 67 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chỉ tăng 2% về doanh thu, thế nhưng hệ số của lợi nhuận lên đến 45%.
Mặt khác, trên thị trường giá cổ phiếu BMI tại ngày 30/9/2020 (cuối quý III) đứng ở mức 28.700 đồng/cổ phiểu, tăng 37% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng, Bảo Minh mang về 2.738 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 158 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 100% mục tiêu lợi nhuận năm 2020.
Hay như Tổng công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare, HNX: VNR), mức tăng trưởng lợi nhuận quý III cũng đạt trên 64%, xấp xỉ 116 tỷ đồng.
Đáng chú ý, xét về hệ số tăng trưởng lợi nhuận, phải kể đến Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI). Là một doanh nghiệp có vốn hóa thị trường chỉ hơn 1.600 tỷ đồng, khá khiêm tốn với các doanh nghiệp nêu trên, nhưng không thể phủ nhận sự bứt phá lợi nhuận của PTI trong quý III.
Theo đó, công ty báo lãi sau thuế tăng trưởng 81% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 45 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận của PTI tăng gấp 3 lần cùng kỳ lên 162 tỷ đồng.
Theo nhận định của Công ty Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), nhờ đặc thù là bán “niềm tin” về việc được bảo vệ khi xảy ra rủi ro trong tương lai, đại dịch đã trở thành “thiên nga trắng” đứng đằng sau sự kết quả kinh doanh hoành tráng của ngành bảo hiểm trong năm nay. Thị trường bảo hiểm Việt Nam được dự báo giữ vững “phong độ”, đạt hệ số tăng trưởng trên 20% trong năm 2020.
“Lốm đốm” doanh nghiệp báo lãi giảm
Dẫu vậy, dường như vẫn còn có một số doanh nghiệp bảo hiểm chưa thích nghi được trạng thái “bình thường mới” mà Covid-19 đem lại, nên lợi nhuận có phần sa sút so với cùng kỳ 2019. Điển hình như Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (UPCoM: MIG), Tổng Công ty Bảo hiểm Petrolimex (HoSE: PGI), Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (UPCoM: ABI)… với tỷ lệ suy giảm từ 5% đến 35% so với lợi nhuận năm 2019.
Cụ thể, hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý III của MIG không mấy khả quan khi lợi nhuận sau thuế giảm 35% so với cùng kỳ năm trước, do gánh nặng chi phí bồi thường bảo hiểm.
MIG có gần 487 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm thuần trong quý, tăng 34%. Thêm vào đó, công ty ghi nhận hơn 80 tỷ đồng hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, tăng 62% giúp doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong quý tăng 37% so với cùng kỳ, đạt gần 567 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tổng chi phí hoạt động kinh doanh hơn 480 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ, do tổng chi phí bồi thường bảo hiểm tăng 50%, chi phí khác tăng 45%, và dự phòng dao động lớn tăng 11%. Mặt khác, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 20%, chiếm hơn 109 tỷ đồng.
Kết quả MIG báo lãi sau thuế giảm 35% so với quý III/2019 xuống còn 18 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 98 tỷ đồng, giảm 15%.
Giống như trường hợp của MIG, gánh nặng chi phí cũng đè nặng lên lợi nhuận của PGI trong quý III, mặc dù doanh thu thuần tăng 5% lên 682 tỷ đồng, song mức tăng của chi phí kinh doanh bảo hiểm và quản lý doanh nghiệp nhanh hơn, khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm hơn 20%, chỉ còn 27 tỷ đồng.
Thế nhưng, nhìn chung 9 tháng, công ty vẫn duy trì được mức tăng trưởng 17% về lợi nhuận sau thuế (đạt trên 136 tỷ đồng) nhờ quý II “bội thu”.
Điểm danh loạt 'ông lớn' Việt lỗ nặng trăm, nghìn tỷ do dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-10, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam lỗ nặng.
Khảo sát với 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2020, Vietnam Report ghi nhận 60% đơn vị sụt giảm doanh thu 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2019. Gần 15% trong số đó có doanh thu sụt giảm mạnh.
Xét về lợi nhuận trước thuế, 54% doanh nghiệp ghi nhận mức giảm, trong đó 31% sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ nghiêm trọng.
"Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả những ông lớn trên thị trường cũng bị 'ngấm đòn' từ tác động của đại dịch", báo cáo nêu.
Vietnam Airlines lỗ nặng.
Còn theo báo cáo của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã thua lỗ lớn trong 6 tháng đầu năm và dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dự kiến lỗ năm 2020 khoảng 15.000 - 16.000 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2024 mới hết lỗ. Năm 2019, thu nhập tính thuế của Vietnam Airlines là 2.340 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 468 tỷ đồng. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 6 tháng đầu năm lỗ hơn 1.000 tỷ đồng, dự kiến quý III/2020 tiếp tục lỗ hơn 500 tỷ đồng, trước đó năm 2019 tập đoàn lỗ 1.595 tỷ đồng. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 6 tháng đầu năm lỗ khoảng 220 tỷ đồng... Dưới đây là một số "ông lớn" lỗ nặng do Covid-19
Vietnam Airlines dự kiến lỗ vài chục tỉ đồng/ngày đến năm 2021
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) là đơn vị chịu những "cú đánh" trực diện từ đại dịch COVID-19.
Qúy III vừa qua, Vietnam Airlines tiếp tục lỗ trước thuế thêm 3.912 tỉ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế 9 tháng lên gần 10.472 tỉ đồng. Khoản lỗ kể trên đã vượt lợi nhuận của Vietnam Airlines trong 5 năm từ 2015 đến 2019 (10.380 tỉ đồng).
Vietnam Airlines dự kiến mức lỗ hơn 10 ngàn tỉ năm 2020 sẽ kéo dài sang năm 2021 do thị trường nội địa có phục hồi nhưng giá vé vẫn quá thấp, thậm chí dưới 50% mức giá năm 2019 do các hãng đều dồn cả vào thị trường nội địa, giá cạnh tranh nhau từng đồng.
Như vậy, dự kiến từ nay đến cuối năm 2021, Vietnam Airlines sẽ lỗ xấp xỉ 30 tỉ đồng/ngày. Cùng với khoản thua lỗ h àng chục ngàn tỉ đồng, Vietnam Airlines cũng đối mặt với áp lực rất lớn về thanh khoản.
Tại ngày 30.9, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đã tăng gấp đôi so với đầu năm, ở mức 11.684 tỉ đồng. Tiền gửi ngắn hạn giảm mạnh từ 3.579 tỉ về 656 tỉ đồng.
Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh của Vietnam Airlines rơi vào trạng thái âm gần 6.270 tỉ đồng, trong khi năm trước dương gần 7.874 tỉ đồng.
Vietjet lỗ ròng hơn 900 tỉ đồng
Theo báo cáo tài chínhquý III.2020 hợp nhất của Công ty Cổ phần Hàng khôngVietjet (VJC) vừa công bố, Vietjet đạt doanh thu 2.809 tỉ đồng, giảm gần 80% so với cùng kỳ năm 2019 và lỗ 971 tỉ đồng.
Trong đó, hoạt động chính của Vietjet là dịch vụ vận tải hàng không ghi nhận 2.802 tỉ đồng doanh thu và lỗ ròng 926 tỉ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vietjetghi nhận doanh thu 13.780 tỉ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của hãng âm gần 925 tỉ đồng.
Trong kỳ, Vietjet cũng đã mở mới thêm 8 đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và du khách, đưa tổng đường bay nội địa lên 52 đường bay.
PV OIL lỗ ròng trở lại, dòng tiền kinh doanh âm nặng
Sau quý II có chút khởi sắc, sang quý III, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) lại lỗ ròng 24 tỉ đồng. Tính chung 9 tháng, doanh thu thuần của PVOil giảm 31%, đạt 40.919 tỉ đồng. Lỗ ròng của cổ đông công ty mẹ là 265 tỉ đồng.
Khoản lỗ 9 tháng đầu năm đã nâng số lỗ lũy kế của PVOil lên 1.059 tỉ đồng. Tại ngày 30.9, tổng tài sản của PV Oil giảm hơn 6.050 tỉ đồng so với đầu năm, ở mức 20.429 tỉ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm gần 529 tỉ đồng sau 9 tháng đầu năm 2020 (cùng kỳ âm gần 683 tỉ đồng). Tiền và tương đương tiền cuối kỳ giảm 22%, ở mức 1.651 tỉ đồng.
Bí ki vượt "bão" Covid-19 từ doanh nghiệp Đại dịch Covid-19 kiến nhiều DN bị ngưng trệ sản xuất. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn đạt mức tăng trưởng cao, đóng góp tốt vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp chia sẻ bí quyết vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19. Chia sẻ tại buổi tọa đàm tọa đàm "Chia sẻ...