Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lo lỗ nặng
Các doanh nghiệp bán lẻ cho biết gần đây đầu mối cung cấp xăng dầu đã cắt giảm hoa hồng suốt cả chu kỳ điều chỉnh giá khiến họ càng bán càng lỗ.
Ngày 20-5, ông Lê Văn Quý, chủ doanh nghiệp (DN) tư nhân Quý Điều (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), đại diện cho hàng chục DN bán lẻ xăng dầu ở Đắk Lắk, cho biết vừa gửi đơn lên cơ quan chức năng phản ánh những bất cập trong kinh doanh xăng dầu hiện nay.
Giá mua vào cao hơn bán ra
Theo đó, từ đầu tháng 5 đến nay, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh dẫn đến giá trong nước giảm theo. Lúc này, các đơn vị cung cấp xăng dầu đã cắt giảm tối đa hoa hồng, thậm chí giá xăng dầu mua vào cao hơn giá bán ra hàng trăm đồng/lít, khiến DN bán lẻ rơi vào cảnh thua lỗ.
Ông Quý cho biết thông thường thì khoảng 15 ngày là nhà nước điều chỉnh giá bán xăng dầu 1 lần và thương nhân phân phối xăng dầu cũng điều chỉnh giá cho phù hợp. Trước đây, cứ đầu mỗi kỳ điều chỉnh giá, thương nhân phân phối chiết khấu cho cửa hàng bán lẻ ở mức có lời và chỉ cắt giảm hoa hồng vào ít ngày cuối kỳ. Tuy nhiên, gần đây DN cung cấp xăng dầu đã cắt giảm hoa hồng suốt cả chu kỳ điều chỉnh giá, khiến đơn vị bán lẻ càng bán càng lỗ, rơi vào cảnh khó khăn.
Ông Quý dẫn chứng ngày 18-5, nhà nước quy định giá bán xăng A95 là 12.470 đồng/lít, dầu 10.040 đồng/lít. Trong ngày này, thương nhân phân phối là Công ty TNHH Nhiên liệu xăng dầu miền Nam thông báo giá xăng A95 giao tận nơi là 12.570 đồng/lít, dầu là 10.090 đồng/lít. Như vậy, giá xăng mua vào cao hơn bán ra 100 đồng/lít, giá dầu cao hơn 50 đồng/lít.
Video đang HOT
Một cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở Đắk Lắk
Bà Võ Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Phương Thương (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk), cho biết đơn vị cung cấp xăng dầu cho DN này là Công ty TNHH Huy Hồng (ở Bình Dương). Những ngày qua, bà được thông báo giá xăng nhập vào cao hơn giá bán ra theo quy định là 200 đồng/lít, giá dầu cao hơn 600 đồng/lít. “Trung bình, mỗi ngày tôi bán 3.000 lít, chưa kể chi phí nhân công, điện nước đã phải bù lỗ nhiều triệu đồng. Nếu tình trạng này kéo dài, DN chỉ có nước đóng cửa” – bà Thanh nói.
Cũng theo kiến nghị, Nghị định 83 của Chính phủ quy định mỗi đại lý chỉ được ký hợp đồng với 1 thương nhân phân phối. Trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của các DN ghi rõ đơn vị cung ứng xăng dầu nên khi muốn thay đổi đầu mối cung ứng là phải làm lại các thủ tục như thanh lý hợp đồng, làm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh… rất mất thời gian, tiền bạc. Đây là điều kiện để các thương nhân phân phối ép chiết khấu.
Không chỉ giá mua vào cao hơn giá bán ra, nhiều cửa hàng xăng dầu cũng đang phản ánh việc các thương nhân phân phối không cung cấp đủ lượng xăng dầu theo đề nghị. Do đó, nhiều DN bán lẻ thiếu xăng dầu phải tạm dừng bán và lo lắng bị cơ quan chức năng xử lý.
Không có hàng?
Ông Quý cho biết DN ông có 3 cửa hàng nhưng 1 cửa hàng chỉ còn dầu để bán trong 1 ngày, 2 cửa hàng chỉ đủ cho vài ba ngày tới. “Tôi đã liên hệ với thương nhân phân phối để mua dầu nhưng họ nói không có hàng. Tôi đang lo khi hết dầu lại bị cơ quan nhà nước xử phạt” – ông Quý nói.
Bà Thanh cũng nói từ ngày 10-5 tới nay, DN của bà luôn thiếu xăng dầu do thương nhân phân phối không cung ứng đủ. Hiện mỗi lần chỉ được cung ứng nhỏ giọt từ 1.000-2.000 lít nên bán 1 ngày thì tạm dừng 1-2 ngày. “Khó khăn nhất là tôi đã ký hợp đồng cung cấp xăng dầu cho 1 hãng xe buýt nên thời gian qua phải thường xuyên đi mua lại xăng dầu của cây xăng nhà nước để cung ứng và phải chịu các chi phí phát sinh” – bà Thanh nói.
Ông Trần Quốc Thái, Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu xăng dầu miền Nam, cho biết công ty là thương nhân phân phối cho hơn 20 DN bán lẻ xăng dầu, nguồn hàng được lấy từ nhiều nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay Công ty CP Xăng dầu dầu khí Vũng Tàu (nhận hàng tại kho Vũng Rô) không có hàng. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng không bán cho thương nhân phân phối mà chỉ bán cho hệ thống của họ. Hiện công ty lấy xăng dầu từ Tổng Công ty XNK Thanh Lễ Bình Dương nhưng cũng được cấp số lượng nhỏ giọt, nguồn hàng hạn chế nên không đủ hàng để cung cấp cho DN bán lẻ.
Ông Thái cũng cho biết tại kho xăng dầu ở Bình Dương, Thanh Lễ chiết khấu cho thương nhân phân phối 100 đồng/lít xăng và 200 đồng/lít dầu. Trong khi đó, chi phí vận chuyển từ Bình Dương lên Đắk Lắk mất 500 đồng/lít. Như vậy, 1 lít xăng dầu tới Đắk Lắk, thương nhân phân phối đã mất 300-400 đồng. Không còn cách nào khác là thương nhân phân phối cùng DN bán lẻ phải chia khó khăn.
Phải chờ chỉ đạo
Ông Nguyễn Văn Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã nhận được đơn kiến nghị của các DN bán lẻ xăng dầu và chuyển cho bộ phận chuyên môn xem xét giải quyết. Tuy nhiên, các DN chủ yếu phản ánh về giá cả, mà giá thì do liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định và đơn cũng được gửi tới Bộ Công Thương nên phải chờ chỉ đạo. Về nguồn hàng, ông Nghiêm cho rằng kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra, giá xăng dầu liên tục giảm, các thương nhân phân phối và DN bán lẻ nhập cầm chừng vì sợ lỗ nặng. Sở đã làm việc với Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên thì họ khẳng định không sợ thiếu nguồn hàng, họ sẵn sàng đáp ứng nếu xảy ra tình trạng khan hiếm.
Dầu thô tăng vọt, người dân sắp hết thời mua xăng rẻ?
Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử do đại dịch COVID-19, giá dầu thô tăng mạnh trở lại và vượt qua mốc 30 USD/thùng. Kéo theo đó, giá xăng dầu trong nước bắt đầu tăng trở lại sau khi xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua.
Đầu giờ sáng ngày 16/5 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2020 đứng ở mức 29,81 USD/thùng, tăng 4,2 USD/thùng so với phiên giao dịch trước đó. Giá dầu Brent giao tháng 7/2020 đứng ở mức 32,88 USD/thùng, tăng 3,35 USD/thùng so với phiên giao dịch trước đó.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân giúp giá dầu thô tăng trở lại do thông tin các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã lần đầu tiên giảm, kể từ đầu năm 2020 đến nay. Bên cạnh đó, nhờ lệnh nới lỏng phong tỏa tại các quốc gia, giúp hoạt động các nhà máy trở lại bình thường ở nhiều quốc gia đã giúp nhu cầu thị trường tăng và kéo theo giá dầu thô tăng giá.
Cùng với sự tăng giá trở lại của dầu thô thế giới, giá xăng dầu trong nước sau 8 lần giảm giá liên tiếp từ đầu năm 2020 đã quay đầu tăng trở lại. Sau 8 lần giảm giá, có thời điểm, giá xăng dầu trong nước giảm xuống mức 11.600 đồng/lít, mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua. Nhiều người đã ví von, giá xăng dầu rẻ bằng giá bán nước lọc. Thậm chí, tận dụng thời điểm giá xăng dầu rẻ, một số người dân đã mua tích trữ xăng dầu, gây ra nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cháy nổ.
Từ ngày 13/5, Liên bộ Tài chính - Công thương điều chỉnh giá bán lẻ xăng RON95 thêm 604 đồng, lên tối đa 12.235 đồng/lít. Xăng sinh học E5RON92 bán lẻ tăng 578 đồng/lít trong khi dầu hỏa giảm 83 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S giảm 125 đồng/kg.
Cùng với việc tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng và giảm giá với các mặt hàng dầu, liên Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối dừng chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với các loại xăng dầu. Đồng thời các doanh nghiệp thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít; xăng RON95 ở mức 800 đồng/lít; dầu diesel ở mức 1.400 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 1.600 đồng/lít và dầu mazut trích lập ở mức 500 đồng/kg.
Nhằm giảm thiểu sự tác động đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang dần phục hồi sau thời gian bị tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Bộ Công thương đã đưa ra phương án điều hành các mặt hàng xăng tăng thấp hơn mức tăng của thế giới.
Giá dầu thô thế giới được điều tiết theo nhu cầu thị trường. Khi xảy ra các đại dịch khiến lượng cầu giảm sút như COVID-19, nguồn cung hàng hóa dư thừa dẫn đến giảm giá. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục, giá dầu thô sẽ dần tăng về mức bình thường. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn với thế giới, vì vậy, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh tiệm cận với mức tăng giá trên thị trường thế giới.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Doanh nghiệp muốn bỏ, cơ quan quản lý muốn giữ Dù nhiều doanh nghiệp, chuyên gia kiến nghị cần bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nhưng các cơ quan quản lý cho rằng, vẫn phải giữ Quỹ để duy trì công cụ bình ổn giá, can thiệp thị trường khi cần thiết. Cơ quan quản lý muốn giữ Trả lời báo chí mới đây, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước -...