Doanh nghiệp 24h: Đơn vị nắm bản quyền giải Ngoại hạng Anh lỗ lũy kế gần 3.000 tỷ đồng
Suốt gần 10 năm kể từ khi chính thức hoạt động, chưa năm nào lợi nhuận của K là con số dương. Tính đến hết 2017 lỗ luỹ kế của K đã lên đến 2.733 tỷ đồng, nợ vay 1.168 tỷ đồng, K hiện âm vốn chủ sở hữu gần 2.400 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Liên tục thua lỗ kể từ khi hoạt động, lỗ luỹ kế K lên đến gần 3.000 tỷ đồng
Năm 2017, doanh thu Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu thương hiệu K ) đạt được là 1.097 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2016. Với việc giá vốn bán hàng lên đến gần 1.128 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp âm 31 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các khoản chi phí trong đó chủ yếu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, K lỗ 447 tỷ đồng, con số này nhiều hơn con số thua lỗ của 2 năm liên tiếp 2015 và 2016 cộng lại. Trước đó, năm 2016 K lỗ 301 tỷ đồng, năm 2015 K lỗ 89 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế của K tính tới hết 2017 đã lên đến 2.733 tỷ đồng. (Xem thêm)
PNJ bị phạt thuế
Theo đó, Cục Thuế TP.HCM đã có quyết định 5787 ngày 13/9/2018 để xử lý vi phạm về thuế (thời kỳ kiểm tra thuế từ ngày 01/01/2017 – 31/12/2017) với hình thức xử phạt và khắc phục như sau:
Video đang HOT
Phạt vi phạm hành chính với mức phạt 20% trên số thuế TNDN truy thu trên 5,95 triệu đồng; Truy thu thuế TNDN trên 29,75 triệu đồng; Tiền chậm nộp thuế trên thuế TNDN truy thu tính đến ngày 17/9/2018 là 1,517 triệu đồng. (Xem thêm)
MCG bị nhắc nhở vì “chây ì” nộp báo cáo tài chính soát xét
Mới đây, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có thông báo nhắc nhở chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2018 lần 2 đối với CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (mã MCG). HoSE yêu cầu MCG nhanh chóng công bố thông tin theo đúng quy định đồng thời giải trình lý do về việc chậm công bố thông tin. (Xem thêm)
IDI dự chi hơn 363 tỷ đồng trả cổ tức
CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (mã IDI) vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc chia cổ tức năm 2017 và tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền với tổng tỷ lệ 20%. Trong đó trả cổ tức năm 2017 tỷ lệ 9% và tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 tỷ lệ 11%. Nguồn chi trả trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp. (Xem thêm)
Chứng khoán Thiên Việt muốn bán nốt 1,5 triệu cổ phiếu quỹ còn lại
Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán Thiên Việt mới đây đã thông qua nghị quyết về việc bán tối đa 1,5 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ để bổ sung vốn lưu động. Thời gian thực hiện dự kiến trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin.
Nguyên tắc xác định giá: Giá bán cổ phiếu quỹ>= Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x 50% Biên độ giao động giá cổ phiếu). (Xem thêm)
“Chuyện lạ” tại 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam sau cổ phần hóa
Rõ nét nhất là Cảng Sài Gòn, vào thời điểm trước cổ phần hoá, năm 2014 doanh thu cả năm đạt 1.073 tỷ đồng và lợi nhuận 79 tỷ đồng. Đến sau khi cổ phần hoá, trong năm 2017, doanh thu của cảng đạt 1.161 tỷ đồng, tăng chưa đầy 100 tỷ đồng so với 3 năm trước nhưng lợi nhuận đạt mức 498 tỷ đồng, tăng 418 tỷ đồng, cao gấp hơn 6 lần so với năm 2014.
Tương tự, tại Cảng Cam Ranh, vào thời điểm trước cổ phần hoá, năm 2014 doanh thu cảng đạt 117 tỷ đồng, lợi nhuận 1 tỷ đồng. Tới năm 2017, sau khi cổ phần hoá, doanh thu toàn cảng chỉ tăng 7 tỷ đồng lên 124 tỷ đồng nhưng lợi nhuận đã tăng lên gấp 10 lần và đạt 10 tỷ đồng. (Xem thêm)
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Sau khi "bán mình" cho đại gia, thương hiệu điện máy đình đám "chia tay" cuộc chơi
Từng là một thế lực lớn trên thị trường điện máy, nay đại gia này đã phải "bán mình" và rời sàn sau 8 năm gắn bó.
Sở hữu hơn 30 cửa hàng điện máy trên khắp cả nước, thương hiệu điện máy từng khá nổi tiếng Trần Anh đã phải bán mình, chật vật trong kinh doanh và chính thức hủy niêm yết cổ phiếu sau 8 năm lên sàn.
Cụ thể, ngày giao dịch cuối cùng của TAG tại HNX là 14/9/2018. 24,9 triệu cổ phiếu bị hủy niêm yết tương đương giá trị hơn 249 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Lý do hủy niêm yết được doanh nghiệp điện máy này đưa ra là nhằm tìm kiếm đối tác chiến lược, tái cơ cấu công ty.
Sau 8 năm, Trần Anh đã phải bán mình và chính thức rời sàn chứng khoán
Trước đó, hồi đầu năm 2018, Công ty CP Thế giới di động đã quyết định mua 23,6 triệu cổ phần của Trần Anh từ nhóm cổ đông lớn, tương đương 95,2% vốn điều lệ. Sau đó, Thế giới di động tiếp tục mua vào cổ phần của Trần Anh từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Hiện tại MWG đã nuốt trọn Trần Anh khi nắm giữ tới 99,33% vốn của đại gia điện máy nổi tiếng một thời này. Sau khi về với Thế giới Di Động, hoạt động kinh doanh của Trần Anh được cho là có nhiều xáo trộn.
Tình hình kinh doanh của Trần Anh qua các năm.
Theo báo cáo tài chính Quý I giai đoạn 1/4 - 30/6/2018 niên độ 2018-2019, doanh thu của Trần Anh đạt 976 tỷ đồng, nhưng lỗ ròng 5,8 tỷ đồng, đánh đâu quý lỗ thứ 4 liên tiếp. Khoản lỗ lũy kế của Trần Anh là 59,5 tỷ đồng
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TAG không có biến động về giá trong hơn 1 tháng qua. Đóng cửa phiên 14/9, TAG giữ mức giá tham chiếu 34.900 đồng/CP với khối lượng khớp 300 đơn vị.
Quang Sơn
Danviet.vn
Doanh nghiệp 24h: Doanh nghiệp nào đã nhảy vọt trong bảng xếp hạng xuất khẩu thuỷ sản? Thủy sản Biển Đông, IDI, Navico là 3 doanh nghiệp có sự nhảy vọt trong thứ hạng các doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản. "Phong độ" xuất khẩu của các doanh nghiệp tôm khó ổn định hơn các doanh nghiệp cá. Ảnh minh họa. Thêm một công ty chứng khoán Hàn Quốc tăng vốn lên nghìn tỷ đồng Tại Đại...