Doanh nghiệp 24h: Doanh nghiệp nào đã nhảy vọt trong bảng xếp hạng xuất khẩu thuỷ sản?
Thủy sản Biển Đông, IDI, Navico là 3 doanh nghiệp có sự nhảy vọt trong thứ hạng các doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản. “Phong độ” xuất khẩu của các doanh nghiệp tôm khó ổn định hơn các doanh nghiệp cá.
Ảnh minh họa.
Thêm một công ty chứng khoán Hàn Quốc tăng vốn lên nghìn tỷ đồng
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 tổ chức mới đây, CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ bằng việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mục đích bổ sung nguồn vốn mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư tài sản cố định, mua sắm công cụ dụng cụ, phát triển mạng lưới và đầu tư hệ thống công nghệ thông tin. Cụ thể, KBSV sẽ chào bán 138 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu theo 2 đợt. (Xem thêm)
Xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản tỷ USD biến động như thế nào trong 5 năm qua?
Theo số liệu của Hải Quan Việt Nam, từ đầu năm đến ngày 15/08/2018, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đã đạt gần 5,1 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, thị trường EU dẫn đầu về độ lớn và tăng trưởng trong nhóm 4 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, đạt mức 895 triệu USD, tăng 12,3%; tiếp theo là Mỹ với 862 triệu USD, tăng 0,7%; Nhật Bản đạt gần 785 triệu USD, tăng 2,9%; Trung Quốc mở rộng đạt hơn 725 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ 2017. (Xem thêm)
Video đang HOT
Hầu hết những “ông lớn” bảo hiểm đã “kết duyên” với các đối tác ngoại, cơ hội cho thương vụ mới không nhiều
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới có báo cáo cập nhật về ngành bảo hiểm. Theo đó, nhóm phân tích của VDSC cho biết, thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trên toàn cầu do tỷ lệ xâm nhập thấp, tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây và tiềm năng tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo tăng 6-6,2%/năm trong ít nhất 5 năm tới (theo OECD). (Xem thêm)
Đầu tư tài chính Hoàng Minh (KPF) dự chi hơn 17 tỷ đồng trả cổ tức
Nghị quyết Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh (mã KPF) công bố mới đây quyết định chốt danh sách cổ đông để chi trả 10% cổ tức bằng tiền bao gồm 6,5% cổ tức năm 2016 và 3,5% cổ tức năm 2017.
Ngày đăng ký cuối cùng là 18/09/2018, ngày thanh toán là 09/10/2018. Với 17,16 triệu cổ phiếu đang lưu hành, KPF dự kiến sẽ chi ra hơn 17 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này. (Xem thêm)
VCSC: Giai đoạn khó khăn nhất với PVS đã qua nhưng quá trình hồi phục chưa đủ tạo mức ROE tốt
Tại báo cáo đánh giá cập nhật tình hình hoạt động của Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN (mã PVS) của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, VCSC giữ khuyến nghị phù hợp thị trường cho PVS nhưng nâng giá mục tiêu thêm 18,9%, nhờ dự báo lợi nhuận giai đoạn 2018-2020 cao hơn, dù lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro cao hơn. (Xem thêm)
Hoa Kỳ áp thuế chống bán giá giá tôm chỉ 4,58% thấp hơn 5 lần so với trước
Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), ngày 10/9/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá (CBPG) cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 – POR12 (từ 1/2/2016- 31/1/2017).
Cụ thể, mức thuế cho công ty Fimex và các công ty xuất khẩu tôm của Việt Nam là 4,58%. Theo đó, công ty Fimex được chọn là bị đơn bắt buộc duy nhất trong đợt xem xét hành chính lần này, do đó biên độ phá giá tính cho Fimex cũng được áp dụng cho các công ty còn lại. (Xem thêm)
THANH HÀ
Theo Trí Thức Trẻ
IDI dự kiến trả cổ tức 20% trong tháng này
Hội đồng quản trị vẫn chưa quyết định hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu.
CTCP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia IDI (IDI: HoSE) đã công bố quyết định của HĐQT về việc chi trả cổ tức năm 2017 và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2018. Theo đó, IDI dự kiến sẽ trả cổ tức 9% (tiền mặt hoặc cổ phiếu) cho năm 2017 và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2018 tỷ lệ 11% (tiền mặt hoặc tiền mặt và cổ phiếu). Thời gian thực hiện dự kiến trước tháng 10/2018.
Tổng cộng, công ty sẽ chi trả 20% cổ tức trong thời gian tới, đây là mức chi trả cao nhất kể từ khi IDI niêm yết trên sàn. Năm 2018 dự kiến cũng là năm IDI đạt được mức lợi nhuận cao nhất lịch sử của doanh nghiệp này. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của IDI đạt 2.838 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó lợi nhuận sau thuế (LNST) của công ty đạt 316 tỷ đồng, tăng tới hơn 300% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, LNST 6 tháng đầu năm 2018 tương đương với 94% LNST của cả năm 2017.
Tuy kết quả kinh doanh của IDI đã có sự đột phá mạnh trong năm nay, nhưng các thành viên trong ban lãnh đạo liên tục đăng ký bán ra cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Mới đây,ông Lê Văn Chung, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư & Phát triển Đa Quốc Gia (mã chứng khoán IDI) vừa thông báo đã hoàn tất bán ra 6 triệu cổ phiếu IDI trong tổng số hơn 6,11 triệu cổ phiếu đang nắm giữ. Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ 26/7 đến 6/8/2018.
Còn trước đó bà Võ Thị Minh Tâm, Phó Tổng Giám đốc, đã bán hết 2 triệu cổ phiếu trong IDI theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch bà Tâm còn giữ lại 2.400 cổ phiếu. Giao dịch thực hiện từ 2/8 đến 6/8/2018.
Không chỉ các giao dịch của ông Chung và bà Tâm, mà trước đó ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc, cũng đã đăng ký bán hết 1 triệu cổ phiếu đang nắm giữ để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Ông Lê Văn Thành, Thành viên HĐQT, cũng đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu IDI trong tổng số 2.008.535 cổ phiếu đang sở hữu.
Diễn biến giá cổ phiếu IDI trong 1 năm qua
Mai Ngọc
Theo Nhịp sống kinh tế
Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD "phá sản" vì thẻ vàng IUU của châu Âu Để toàn ngành thủy hải sản đạt mức xuất khẩu 10 tỷ USD, thì riêng hải sản khai thác phải đóng góp được từ 3,3 - 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, tác động từ thẻ vàng IUU khiến mục tiêu này khó hoàn thành trong năm 2018. Bà Lê Hằng, Phó Giám Đốc Trung tâm Vasep Pro (Hiệp hội chế biến và xuất...