Doanh nghiệp 24h: Ai sẽ trả nợ nước ngoài nếu doanh nghiệp có vốn Nhà nước vay không có khả năng trả nợ?
Nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay tự trả đang tăng nhanh trong 4 năm trở lại đây và khó kiểm soát. Ai sẽ trả nợ nước ngoài do doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp có cổ phần Nhà nước vay không có khả năng trả nợ?
Ảnh minh họa.
“Doanh nghiệp có vốn Nhà nước nếu không trả được nợ sẽ thực hiện phá sản”
Tiếp tục phiên chất vấn chiều ngày 30/10/2018, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng về vấn đề nợ nước ngoài của quốc giá sát “trần” và ai sẽ trả nợ cho các doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp không có khả năng trả?
Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) nói: “Nợ quốc gia tăng nhanh, khó kiểm soát nợ nước ngoài, nợ sát “trần” 50% GDP. Xin hỏi Bộ trưởng Bộ Tài chính với khoản doanh nghiệp tự vay tự trả thì rất khó kiểm soát, nếu doanh nghiệp của Nhà nước hay doanh nghiệp có cổ phần Nhà nước không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả?”. (Xem thêm)
Tài chính của Tân Thuận IPC ra sao dưới thời ông Tề Trí Dũng?
Ông Tề Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) vừa bị Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, tổ chức sở hữu 100% vốn tại IPC tạm đình chỉ công tác tại IPC do có liên quan đến các sai phạm tại IPC mà cơ quan chức năng đang điều tra.
Thanh tra TP. HCM đã có kết luận về một loạt sai phạm của IPC trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm việc gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng trong thương vụ IPC phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là CTCP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim (Nguyễn Kim) hồi cuối tháng 12/2017. (Xem thêm)
Liên quan Tân Thuận IPC: Khu công nghiệp Hiệp Phước “bất ngờ” lỗ trong 6 tháng đầu 2018
CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước (mã HPI) đã công bố Báo cáo tài chính bán niên soát xét. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2018, KCN Hiệp Phước bất ngờ ghi nhận lỗ do giá vốn hàng bán lớn hơn doanh thu thuần, qua đó lỗ trước thuế của HPI là 13,5 tỷ đồng cho kỳ 6 tháng đầu 2018. 6 tháng đầu năm 2017, HPI ghi nhận lợi nhuận trước thuế 48,3 tỷ đồng. (Xem thêm)
Quý III/2018: Doanh thu Nhà Khang Điền giảm 13%, lợi nhuận tăng 3,4%
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã KDH) ghi nhận doanh thu giảm 13% so với cùng kỳ xuống 408,1 tỷ đồng. Tuy nhiên giá vốn cũng giảm sâu tới 34,1% khiến lợi nhuận gộp trong kỳ ghi nhận tăng 12,5% lên 239,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng gấp 4,5 lần quý III năm ngoái lên mức 43,5 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại giảm 17,9% xuống còn gần 11 tỷ đồng. Hoạt động tài chính trong kỳ ghi nhận lãi 32,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lỗ 3,9 tỷ đồng, chi phí lãi vay phát sinh trong quý III ở mức 8,7 tỷ đồng. (Xem thêm)
Lợi nhuận thuần từ các lĩnh vực kinh doanh chính của Masan tăng hơn 90% trong 9 tháng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng năm 2018.
Theo đó, trong quý III, Masan Group đạt 9.171 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 3% so với mức 9.433 tỷ đồng của cùng kỳ. Lợi nhuận thuần của các lĩnh vực kinh doanh chính giảm 1,3% xuống còn 748 tỷ đồng so với mức 758 tỷ đồng trong cùng kỳ 2017. (Xem thêm)
GTNFoods báo lãi quý III giảm gần 40% so với cùng kỳ
CTCP GTNFoods (mã GTN) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 với doanh thu và lợi nhuận đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ GTN ghi nhận giảm 12,9% xuống 766,9 tỷ đồng, lãi gộp chỉ đạt 109,7 tỷ đồng, giảm 15,2% so với quý III năm trước.
Doanh thu tài chính tăng gần 20,4% lên mức 26,3 tỷ đồng chủ yếu nhờ khoản lãi 10,5 tỷ đồng từ việc thoái vốn đầu tư. Trong khi đó, lỗ các khoản thoái vốn đầu tư và trích lập dự phòng đẩy chi phí tài chính tăng gần 10 lần lên mức 9,8 tỷ đồng dù chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ đã giảm mạnh trong kỳ. (Xem thêm)
HBC báo lãi ròng hơn 500 tỷ đồng sau 9 tháng
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã HBC) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý III với 4.688 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cũng tăng 20% lên 480,3 tỷ đồng với biên lãi gộp ở mức 10,2%.
Doanh thu tài chính của công ty giảm 20% còn 23,1 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại tăng gần 18,9% lên mức 83,8 tỷ đồng (chi phí lãi vay trong kỳ lên đến 81,7 tỷ đồng). Cùng với đó, phần lãi trong công ty liên doanh liên kết cũng giảm gần 3 tỷ đồng so với quý III năm trước. (Xem thêm)
Hòa Phát báo lãi hơn 6.800 tỷ đồng sau 9 tháng
Thông tin từ CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) cho biết, kết thúc quý III/2018, doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất của công ty đạt lần lượt 14.394 tỷ đồng và 2.408 tỷ đồng, đều tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, HPG đã đạt 41.988 tỷ đồng doanh thu và 6.833 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Hòa Phát đã hoàn thành 85% kế hoạch lợi nhuận năm 2018. (Xem thêm)
REE bị phạt, truy thu thuế hơn 10 tỷ đồng
Ngày 26/10, Tổng cục thuế đã ban hành quyết định xử lý vi phạm về thuế qua thanh tra thuế tại CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) thời kỳ thanh tra năm 2015, 2016, 2017 với tổng số tiền truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế lên đến 10,4 tỷ đồng.
Trong đó số tiền thuế truy thu qua thanh tra hơn 8,2 tỷ đồng, riêng năm 2017 truy thu thuế TNDN lên đến hơn 7 tỷ đồng. Số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế tổng hơn 1,6 tỷ đồng, trong đó phạt do kê khai sai thuế TNDN năm 2017 hơn 1,4 tỷ đồng. Số tiền chậm nộp thuế phải nộp gần 560 triệu đồng. (Xem thêm)
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Phiên chiều 30/10: Cầu yếu, VN-Index mất sắc xanh đáng tiếc cuối phiên
Mặc dù cung giá thấp đã được hạn chế đáng kể, nhưng do sức cầu tỏ ra quá yếu nên VN-Index không thể giữ được sắc xanh.
Trong phiên giao dịch sáng, chuỗi phiên giảm điểm của VN-Index như được dự báo trước khi chỉ số giảm hơn 8 điểm ngay sau phiên khớp lệnh xác định giá mở cửa. Nhờ lượng cung giá thấp đã cạn, trong khi lực cầu dò đáy được khởi động sau chuỗi phiên liên tiếp giảm sâu khiến VN-Index dần hồi phục và tăng trở lại khi kết thúc phiên sáng.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch chiều, sự tích cực này đã không được duy trì. Tâm lý thận trọng cao độ đã ảnh tới sức cầu thị trường, khiến cầu dò đáy vốn đã không mạnh lại dần suy yếu. Kết quả là sắc xanh của VN-Index phai dần và chuyển đỏ trước khi đóng cửa. Phiên giảm này đã kéo dài chuỗi giảm của VN-Index lên con số 8, nhưng điểm tích cực là mức độ giảm đã không còn mạnh như những phiên trước.
Đóng cửa, với 142 mã tăng và 148 mã giảm, VN-Index giảm 0,13 điểm (-0,01%) xuống 888,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 133 triệu đơn vị, giá trị 2.936,18 tỷ đồng, giảm 5% về khối lượng và 9% về giá trị so với phiên 29/10.
Khá nhiều mã vốn hóa lớn cũng như bluechips đã hồi phục, nhưng đó là chưa đủ để duy trì sắc xanh cho Index. Trong đó, MSN tăng 2% lên 78.000 đồng, VCB tăng 2,5% lên 78.000 đồng, GAS tăng 2,1% lên 99.000 đồng, MWG tăng 2,3% lên 107.100 đồng, PNJ tăng 1,7% lên 91.600 đồng, VJC tăng 1% lên 126.000 đồng...
Ngược lại, BID giảm tới 4,5% về 27.600 đồng, VNM giảm 2,2% về 117.300 đồng, VRE giảm 2% về 34.500 đồng, VIC giảm 0,6% về 96.600 đồng, NVL giảm 1,4% về 70.200 đồng, REE giảm 2,2% về 30.750 đồng...
Về thanh khoản, MBB và STB cùng khớp trên 5 triệu đơn vị, nhưng MBB dẫn đầu thanh khoản với lượng khớp nhỉnh hơn 0,5 triệu đơn vị và tăng nhẹ, trong khi STB giảm nhẹ. Các mã có thanh khoản cao khác với lượng khớp từ 1-3 triệu đơn vị như VPB, HPG, CTG, SBT, PVD, SSI, VCB..., song sắc đỏ cũng chiếm đa số.
Xét về nhóm ngành, nhóm dầu khí có đà tăng tích cực nhất, trong khi các nhóm dẫn dắt khác như ngân hàng, vật liệu xây dựng diễn biến phân hóa. Nhóm bất động sản - xây dựng là nhóm tạo sức ép lớn nhất lên chỉ số.
Không chỉ các mã lớn, nhiều mã vừa và nhỏ cũng chìm trong sắc đỏ như FLC, DXG, HBC, QCG, DIG, LDG... Đây cũng là các cổ phiếu có thanh khoản tốt trên thị trường.
Trong khi đó, diễn biến trên sàn HNX tích cực hơn hẳn so với HOSE. Nhiều mã lớn trên sàn này tăng điểm, giúp đà tăng của Index được giữ tương đối vững. Cùng với đó, sức cầu trên HNX rất tích cực, giúp thanh khoản tăng cao.
Đóng cửa, với 70 mã tăng và 79 mã giảm, HNX-Index tăng 0,55 điểm ( 0,54%) lên 101,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 37,57 triệu đơn vị, giá trị 509 tỷ đồng, tăng 33% về lượng và 31% về giá trị so với phiên 29/10.
Mã vốn hóa lớn nhất sàn ACB tăng 1,8% lên 28.500 đồng, thanh khoản cao với 3,6 triệu đơn vị khớp lệnh. Tương tự, các mã VCG, VGC, PVS, NDN, CEO, DBC, DGC... cũng đều tăng khá tích cực.
PVS tăng 2,9% lên 17.900 đồng, khớp lệnh 4,3 triệu đơn vị. Nhiều mã dầu khi đầu ngành khác như PVC, PLC, PGS... cũng tăng điểm.
SHB khớp lệnh 7,12 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, nhưng đứng giá 7.500 đồng. NVB tăng 1,1% lên 9.500 đồng và khớp 1,45 triệu đơn vị.
Các mã HHP, MPT, PVV, HKT... tăng trần. Ngược lại, các mã ITQ, BII, TV2, L14, KVC... giảm sàn.
Trên sàn UPCoM, diễn biến khá tương đồng với HNX khi sắc xanh cũng được duy trì tương đối vững, nhưng thanh khoản giảm.
Đóng cửa , với 75 mã tăng và 77 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,27 điểm ( 0,53%) lên 51,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,9 triệu đơn vị, giá trị 146 tỷ đồng, giảm 16% về khối lượng và 8% về giá trị so với phiên 29/10.
Phiên này không mã nào trên UPCoM đạt thanh khoản 1 triệu đơn vị và 5 mã thanh khoản tốt nhất đều không tăng. Mã thanh khoản cao nhất là POW với lượng khớp hơn 0,8 triệu đơn vị, đứng giá tham chiếu. Tương tự là BSR, trong khi LPB, MPC và SBS giảm điểm.
Nhiều mã lớn khác cũng giảm, song mức giảm không mạnh như VGT, VGI, VEA, SSN, ACV, LTG... Ngược lại, các mã HVN, QNS, VOC, VIB, KLB, BAB, MCH... tăng điểm.
N.Tùng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
HBC báo lãi ròng hơn 500 tỷ đồng sau 9 tháng Doanh thu thuần trong quý III của HBC vẫn tăng 11,5% lên 4.688 tỷ đồng tuy nhiên chi phí trong kỳ tăng cao khiến lãi sau thuế giảm 14,3% xuống còn 204 tỷ đồng. Ảnh minh họa. CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã HBC) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý III với 4.688 tỷ đồng doanh thu...