Đoạn Vạn Lý Trường Thành “mất tích” đã lộ diện
Nhờ hạn hán, đoạn Vạn Lý Trường thành vốn chìm trong hồ Panjiakou đã nổi lên cho phép du khách tham quan thay vì phải lặn dưới nước.
Sau 40 năm ngập trong nước, đoạn tường thành thuộc kỳ quan Vạn Lý Trường Thành tại Panjiakou của tỉnh Hà Bắc nước này đã lộ diện.
Hồ chứa lớn này được xây dựng từ năm 1978 để cung cấp nước cho thành phố Thiên Tân và Đường Sơn ở phía nam. Tuy nhiên, trước khi con đập được tạo ra thì hồ nước đã hình thành. Một đoạn lớn của Vạn Lý Trường Thành chạy quanh các đồi gần đó đã cua qua Panjiakou. Mỗi lần nước rút, một phần nhỏ của đoạn tường thành này nhô cao thành hòn đảo nhỏ giữa hồ, biến nó thành điểm du lịch nổi tiếng.
Đoạn tường thành dấu mình dưới nước nổi lên như đảo giữa hồ khi nước rút.
Nhưng do sự phát triển nông nghiệp và hoạt động công nghiệp những năm gần đây khiến mực nước hồ giảm hơn nhiều so với thường lệ. Nhờ vậy, các phần bị mất của bức tường đã lộ ra rõ ràng hơn.
Thông tin từ đài địa phương cho thấy công trình với phần gạch xây tường và phần tháp canh vẫn còn nguyên vẹn. Cấu trúc này được xây dựng suốt triều đại nhà Minh cách đây hơn 500 năm như là một phần của bức tường phòng thủ lớn Trung Quốc. Đoạn tường này chạy giữa pháo đài xây ở Panjiakou và pháo đài ở Tây Phong. Nó đóng vai trò như cầu nối giữa vùng biên giới phía bắc và đông bắc.
Tuy nhiên, khi đập nước Panjiakou được xây cao đến 353 feet (107m) vào năm 1975, nó đã biến cả vùng ngập dưới 644.510 triệu gallon nước. Cả thị trấn Panjiakou bị bao phủ dưới 164 feet (50m) nước. Do vậy, đoạn tường thành cũng ẩn sâu trong làn nước. Chính vì thế nó được gọi là “Vạn Lý Trường Thành dưới nước” hoặc “Vạn Lý Trường Thành mất tích”.
Theo Men’s Jounal, trong khi hàng chục ngàn người chen chúc dọc theo phần phổ biến nhất của Vạn Lý Trường Thành trong mùa du lịch cao điểm thì đoạn tường thành thuộc Panjiakou chỉ là nơi ghé qua của khoảng 50 du khách/năm. Do vậy, quang cảnh cũng hoang sơ hơn với đường đi ngập cây cỏ. Muốn ngắm Vạn Lý Trường Thành dưới nước, du khách phải biết lặn để được trải nghiệm.
Các quan chức địa phương cho biết dù đoạn tường thành đang nổi lên nhưng họ sẽ không can thiệp gì. Khi hạn hán ở Hà Bắc kết thúc, tường sẽ lại như xưa, chìm trong biển nước một lần nữa.
Tạ Ban
Theo Khám phá
Indonesia: Ngư dân bị cá sấu lôi xuống sông, đến lúc tìm thấy chỉ còn nửa người
Người đàn ông tên Sidik Kamseno, 40 tuổi, sống ở làng Pagar Bulan trên đảo Sumatra, Indonesia, đang khám phá dòng sông thì mất tích.
Một ngư dân Indonesia lạc vào lãnh địa cá sấu và bỏ mạng thương tâm.
Theo Daily Star, một ngư dân được phát hiện trong tình trạng chỉ còn nửa thân người do bị cá sấu tấn công ở Indonesia.
Sidik Kamseno, 40 tuổi, mất tích trong chuyến khám phá dòng sông cùng các ngư dân khác. Nhóm các ngư dân ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ, đi theo nhiều hướng khác nhau.
Đến chiều cùng ngày, ngư dân này mất tích và chính quyền địa phương ngay lập tức mở cuộc tìm kiếm. Giám đốc công viên quốc gia Taman Sembilang, Affan Absori, nói: "Khi chúng tôi tìm thấy anh ta, nạn nhân chỉ còn nửa thân người. Cá sấu đã tấn công ngư dân. Nơi này có nhiều cá sấu sinh sống, ai cũng biết điều đó".
Abosri không cho biết nửa thân người được tìm thấy là nửa trên hay nửa dưới. Một con cá sấu có thể cắn đứt đôi người trưởng thành như vậy thường có kích thước rất to lớn.
Cá sấu có bộ hàm với lực cắn cực mạnh, có thể dễ dàng xé nát con mồi.
Ước tính có 8 người đã thiệt mạng trong khu vực này trong năm nay, bao gồm cả tai nạn liên quan đến voi, cá sấu và các động vật hoang dã khác.
Một quan chức Indonesia nói: "Đa số các vụ việc là do con người xâm phạm vào môi trường hoang dã. Không phải động vật chủ động tấn công con người mà là do chính con người đã xâm phạm đến 'nhà' của các động vật hoang dã".
Hồi tháng 11, một bé gái 11 tuổi đánh nhau với cá sấu cứu bạn. Bé gái 11 tuổi người Zimbabwe nói mình đã đánh vật với một con cá sấu, chọc mắt nó để cứu một người bạn 9 tuổi.
Cô bé nói rằng đã nhìn thấy người bạn Latoya Muwani đang chới với trên mặt nước rồi bị kéo đi nên đã chạy tới giúp.
Theo danviet.vn
Hàng loạt gấu koala chết cháy trên ngọn cây ở Australia Cháy rừng ở Australia có thể đã giết chết hơn 2.000 gấu koala, còn gọi là gấu túi. Nhiều con không chạy kịp vì đám cháy lan nhanh đã chết ngay trên cây. Các đám cháy đang bùng phát khắp bang New South Wales của Australia đã phá hủy môi trường sống của gấu koala và khiến xác của chúng có thể không...