Đoán tuổi thọ thông qua việc uống nước: Nếu mỗi lần uống nước đều đối mặt với 5 tín hiệu bất thường này, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt
Thông thường, việc uống nước đúng cách sẽ có lợi cho cơ thể của bạn. Nhưng nếu sau khi uống, bạn liên tục nhận ra các tín hiệu bất thường này thì cần đi kiểm tra sức khỏe.
Nước là nguồn gốc của sự sống. Mọi sinh vật sống đều cần nước để tồn tại, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng dung nạp nước vào cơ thể.
Tờ MedlinePlus cho biết, sau khi uống nước mà liên tục đổ mồ hôi, đi tiểu, nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể gây mất nước, làm tăng thêm nhu cầu chất lỏng của bạn, đe dọa sự sống còn của bạn. Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe nhất định, bao gồm cả bệnh tiểu đường, bệnh gan cũng thường để lộ rất nhiều dấu hiệu đặc biệt sau khi uống nước.
5 tín hiệu bất thường dù đã uống nước đúng cách
Trước hết, bạn cần hiểu uống nước đúng cách là gì. Uống nước đúng cách là dung nạp một cách từ từ trong ngày, khoảng 1,5-2 lít nước lọc mỗi ngày. Đặc biệt nên uống đủ nước sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Uống nước là nhu cầu sống tối thiểu của cơ thể, vì vậy khi cơ thể có 5 biểu hiện bất thường sau khi uống nước, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
1. Hơi thở hôi
Hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước. Tình trạng mất nước nghĩa là bạn đang bị mất các chất điện giải, chẳng hạn như muối và kali – loại khoáng chất cần để cơ thể bạn thở, di chuyển, nói chuyện và duy trì hoạt động. Tình trạng mất nước kéo dài quá lâu có thể khiến nhịp tim tăng lên, làm căng cơ của bạn và cuối cùng làm suy giảm tuổi thọ.
Nước bọt có đặc tính kháng khuẩn, nhưng tình trạng mất nước có thể khiến cơ thể bạn không tiết đủ nước bọt. Bác sĩ John Higgins, một giáo sư y khoa tại Đại học Texas ở Houston cho biết: ” Nếu bạn không tiết đủ nước bọt, bạn có thể bị vi khuẩn phát triển quá mức trong miệng và một trong những tác dụng phụ đó là hơi thở có mùi hôi”.
Theo Mayo Clinic, đó cũng là lý do khiến bạn thức dậy với “hơi thở có mùi trong buổi sáng”: Việc sản xuất nước bọt bị chậm lại trong khi ngủ, dẫn đến mùi vị khó chịu trong miệng khi vi khuẩn phát triển. Vì vậy, nếu bạn đã uống đủ nước mà miệng vẫn khô và có hơi thở nặng mùi, bạn nên thăm khám xem mình có bị mất nước nặng nề hay không.
2. Đầy hơi và khó chịu sau khi uống
Mặc dù uống nhiều nước trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ gây đầy hơi, nhưng chỉ cần thận của chúng ta hoạt động bình thường thì lượng nước dư thừa trong cơ thể sẽ sớm được đào thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Nhìn chung thời gian chướng bụng do uống nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ rất ngắn. Nhưng nếu sau mỗi lần uống nước mà bạn cảm thấy chướng bụng, tức bụng kéo dài, tiểu ít thì rất có thể gan, thận đã bị tổn thương nên không hoàn thành tốt vai trò thải độc của chúng, bạn nên đến bệnh viện để khám kịp thời.
Video đang HOT
3. Sau khi uống nước, n ước tiểu có màu lạ
Nước tiểu là các độc tố và cặn bã được cơ thể thải ra mỗi ngày, nên nhờ vậy mà các dấu hiệu bệnh tật cũng có thể xuất hiện ở nước tiểu.
Ở người sống thọ, nước tiểu sẽ có màu nhạt, đôi khi nhìn bằng mắt thường màu nước tiểu có thể không có màu. Nhưng nếu màu sắc của nước tiểu đột ngột chuyển sang màu vàng sẫm thì ắt hẳn, cơ thể đang lên tiếng “cầu cứu” do thiếu nước nghiêm trọng. Nước tiểu lẫn máu thì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu… Theo các chuyên gia, nước tiểu màu cam là dấu hiệu rõ ràng nhất của ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu.
4. Đắng miệng sau khi uống nước
Ở người khỏe mạnh, uống nước sẽ đem lại cảm giác thoải mái, đỡ khát. Nhưng nếu bạn luôn cảm thấy đắng miệng khi uống nước thì hãy coi chừng mình đã mắc các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật… Ngoài ra, miệng đắng còn là dấu hiệu của bệnh ung thư do bệnh nhân ung thư thường bị thay đổi về thành phần nước bọt, gặp trở ngại về tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi nên đã mất cảm giác với đồ ngọt và chán ăn, thường thấy đắng miệng.
5. Cảm thấy như có dị vật trong miệng sau khi uống nước
Sau khi uống nước, nếu bạn cảm thấy trong cổ họng vẫn còn vướng lại thứ gì đó chưa trôi hết… nhiều lần lặp lại thì chắc chắn thực quản đang bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, khi mắc ung thư thực quản người bệnh cũng có thể cảm thấy sự hiện diện của dị vật nằm trong cổ. Và chính ngay vị trí khó chịu đó cũng là nơi mà thực quản bị tổn thương, dần dần các khối u sẽ phát triển ngay tại đó.
Người có tuổi thọ ngắn sẽ bộc lộ 4 biểu hiện này mỗi khi uống nước, bạn nên kiểm tra xem mình có điểm nào không
Thông qua việc uống nước chúng ta có thể phần nào phát hiện được tình trạng sức khỏe và từ đó có thể đoán biết tuổi thọ của một người.
Nước là cội nguồn của sự sống, uống nhiều nước là cách tốt nhất để cơ thể có thể đào thải các chất độc hại ra ngoài và nuôi dưỡng nhiều cơ quan. Với người khỏe mạnh, việc uống nước sẽ đem lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc, nhưng với người bệnh thì khác, cơ thể sau khi uống có thể sẽ thấy mệt mỏi, trướng bụng...
Thông qua việc uống nước chúng ta có thể phần nào phát hiện được tình trạng sức khỏe và từ đó có thể đoán biết tuổi thọ của một người.
Một người có tuổi thọ ngắn thì sẽ có 4 biểu hiện sau đây khi uống nước:
1. Trướng bụng, đau bụng sau khi uống nước
Với người khỏe mạnh, việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu. Tuy nhiên, nếu lần nào uống nước bạn cũng thấy mình bị chướng bụng thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy khả năng hấp thụ và phân huỷ của thận đang kém đi.
Ngoài ra, sau khi uống nước nếu bạn bị đau bụng, khi sờ cảm thấy phần bụng phình to thì cần lưu ý đến bệnh gan, những người bị xơ gan, nếu uống nhiều nước sẽ gây ra tình trạng bụng trướng. Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng khi ăn, uống nước cũng có thể xuất hiện do bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, đại tràng co thắt...
Tất cả những chứng bệnh trên đều có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tuổi thọ.
2. Không muốn đi tiểu sau khi uống nước
Trong trường hợp bình thường, nếu bạn duy trì thói quen uống nước thì sẽ có cảm giác muốn đi tiểu sau khi uống nhiều nước. Tuy nhiên nếu bạn không thể đi tiểu hàng giờ đồng hồ thì đó có thể là vấn đề của thận, chẳng hạn như các triệu chứng suy thận, chức năng lọc chuyển hóa của cầu thận không bình thường...
Bên cạnh đó, nếu bạn đi tiểu mà có màu vàng sẫm hoặc màu đỏ thì điều đó cũng cho thấy thận đang gặp trục trặc. Các bệnh về thận rất nguy hiểm vì vậy cần được thăm khám sớm.
3. Khô miệng dù uống rất nhiều nước
Ở người tuổi thọ cao, khi cảm thấy khô miệng thì chỉ cần uống một lượng nước vừa phải sẽ làm giảm triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu triệu chứng khô miệng xuất hiện dù bạn uống nhiều nước thì cảnh báo mọi người nên cảnh giác đến bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.
4. Lần nào uống nước xong cũng thấy đắng miệng
Đắng miệng có thể xuất phát từ lý do trào ngược dịch mật, trào ngược dạ dày, các vấn đề về răng miệng, thậm chí đắng miệng cũng còn gặp ở các trường hợp chức năng gan suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan... Đây đều là những bệnh mãn tính nguy hiểm vì thế khi nhận ra bản thân có dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ sớm, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng.
Nhìn chung, 4 dấu hiệu bất thường ở bên trên đều cho thấy cơ thể đã mắc bệnh nghiêm trọng, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng, cần đi khám và điều trị kịp thời thì chúng ta mới có thể sống khỏe mạnh và trường thọ được.
Chúng ta nên uống nước vào thời điểm nào?
1. Khi vừa thức dậy
Một ly nước vào buổi sáng giúp ích rất nhiều cho nhu động ruột đường tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Nếu bạn đặt ly nước trên đầu giường vào đêm hôm trước và uống ngay sau khi thức dậy, hiệu quả sẽ tăng gấp đôi. Vào buổi sáng, huyết áp thường tăng cao, do đó những người bị huyết áp cao nên uống nước ấm vào thời điểm này sẽ rất tốt.
2. Trong khi uống rượu
Rượu sẽ lặng lẽ rút nước từ các bộ phận khác của cơ thể, khiến bạn cảm thấy khát nhanh chóng. Ngoài ra, rượu cũng làm giãn mạch máu, tăng nhiệt độ, khiến não và cơ thể rơi vào trạng thái mất nước. Do đó, trong khi uống rượu đừng quên bổ sung thêm nước để làm giảm cơn khát, khô da sau khi thức dậy và giảm đau đầu vào ngày hôm sau.
3. Uống trước và sau bữa ăn
Bạn rất nên uống nước trước bữa ăn 30 phút để đường tiêu hóa sẵn sàng hoạt động. Sau bữa ăn 2,5 tiếng uống nước để tránh việc nước làm loãng dịch dạ dày, không có lợi cho việc tiêu hóa.
4. Uống nước khi cảm thấy lo lắng, mệt mỏi
Nếu đột nhiên cơ thể mệt mỏi không giải thích được hoặc cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh thì đó cũng có thể là do thiếu nước. Bạn hãy thử uống một ly nước mát để khôi phục lại trạng thái đầy sức sống.
Nếu thấy 7 tín hiệu này trên cơ thể, việc đầu tiên bạn cần làm là uống ngay 1 cốc nước Thật may mắn, cơ thể chúng ta là một hệ thống thông minh, nó cũng sẽ phát đi rất nhiều tín hiệu để nhắc nhở bạn rằng: Đã đến lúc cần uống nước rồi đấy! 72% cơ thể con người là nước. Một khi bị thiếu nước, tất cả các bộ phận của cơ thể có thể sẽ "đình công". Chính vì thế,...