“Đoàn tàu Quốc hội đã rời ga thì Chính phủ vẫn đuổi theo và gửi thêm hành khách”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp thứ 50 chiều muộn 9/11 để kịp thời xem xét, cho ý kiến về một số nội dung sẽ trình tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Chiều 9/11, ngay sau khi Quốc hội kết thúc phiên họp tại Hội trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp thứ 50 để kịp thời xem xét, cho ý kiến về một số nội dung sẽ trình tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 50 để cho ý kiến về một số nội dung mà Chính phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các nội dung: dự thảo Nghị quyết về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với phân bón; việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo; việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam; các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến việc trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và việc trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp thứ 50 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là những nội dung lẽ ra phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội nhưng do các cơ quan hữu quan có sự chậm trễ trong việc chuẩn bị các nội dung nên đến nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới họp để cho ý kiến.
Bà Ngân ví việc Chính phủ, các cơ quan hữu quan trình các nội dung vào thời điểm diễn ra kỳ họp như việc “đoàn tàu Quốc hội đã rời ga và đang tăng tốc thì Chính phủ vẫn đuổi theo và gửi thêm hàng hoá, hành khách, Tòa án cũng gửi thêm người”.
Do đó, vì trách nhiệm chung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải làm việc ngoài giờ để giải quyết công việc, bà Ngân nói.
Để đảm bảo các nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì các cơ quan của Quốc hội vừa họp Quốc hội vừa tiến hành thẩm tra các nội dung trên. Đây là cố gắng của các Ủy ban của Quốc hội trong việc thẩm tra cũng như trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị đổi mới cách thức họp để bảo đảm hiệu quả, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung xem xét các nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, cần Quốc hội quyết định tại Kỳ họp thứ 10. Đối với các nội dung còn quá nhiều ý kiến khác nhau, có thể tiếp tục nghiên cứu, xem xét hoàn thiện thêm.
Thái Nguyên có hơn 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Theo thống kê của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có thêm bảy xã tại các huyện: Phú Bình, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn lên 108 xã, bằng 75,5% tổng số xã trong tỉnh.
Mô hình trồng dưa lê ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính tại xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: LƯƠNG HẠNH
Tỉnh còn xây dựng được năm xã chuẩn nông thôn mới nâng cao và ba xã nông thôn mới kiểu mẫu, bảo đảm trên địa bàn tỉnh không còn xã nông thôn đạt dưới 10 tiêu chí xã nông thôn mới. Đến nay, có 112 trong số 137 xã nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đạt tiêu chí giao thông; 100% số xã đạt tiêu chí về điện; 97% số xã đạt tiêu chí thủy lợi; 96% số xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 90% số xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất... Đối với các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đa số các xã đã xây dựng được kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí, tổ chức triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xã, xóm nông thôn mới kiểu mẫu, hộ gia đình nông thôn mới.
Để tạo sự chuyển biến trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngay từ đầu năm, tỉnh sớm triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các dự án phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; phân bổ xi-măng từ nguồn hỗ trợ của ngân sách tỉnh cho các huyện thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỉnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và sản phẩm OCOP; chú trọng nâng cao chất lượng các cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, "Gia đình năm không, ba sạch", "Tuổi trẻ Thái Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới"... Năm 2020, tỉnh đã bố trí hơn 468 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, 215 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, hơn 75 tỷ đồng từ ngân sách xã và hơn 90 tỷ đồng từ đóng góp đối ứng của người dân, doanh nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đào tạo nghề...
* Theo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, phát huy tinh thần "tương thân tương ái", chung tay chăm lo cho người nghèo, chín tháng năm 2020, Quỹ "Vì người nghèo" các cấp đã vận động được gần 110 tỷ đồng. Số tiền này được dùng để triển khai các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cho gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo; vận động xây dựng 657 căn nhà đại đoàn kết; khởi công xây dựng 42 cầu nông thôn. MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã vận động tặng hơn 135 nghìn phần quà cho hộ nghèo, hộ khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19; hỗ trợ hơn 21 nghìn suất học bổng, phương tiện học tập cho học sinh, sinh viên các cấp; vận động trao gần 25 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo và 74 xe lăn cho người khuyết tật, vận động khám, chữa bệnh cho 2.269 lượt người bệnh nghèo, khuyết tật...
Trong những năm qua, Ban Vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo của tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai nhiều giải pháp cụ thể để hỗ trợ việc làm, hỗ trợ vay vốn, tư vấn định hướng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững cho nhân dân. Đồng thời, các ngành, cơ quan hữu quan kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người nghèo ngay từ đầu năm để Ban Giảm nghèo sớm có định hướng, giải pháp hỗ trợ cụ thể kịp thời cho từng hộ. Địa phương cũng tranh thủ khai thác, phát huy tốt các chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, mở lớp dạy nghề, thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích đối với các hộ vay để họ phát huy khả năng vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống...
Giai đoạn 2020 - 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ phân loại hộ nghèo theo từng nhóm năng lực. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, phân loại, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp triển khai giải pháp hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng người nghèo. Các ngành chức năng tiếp tục phối hợp huy động nguồn lực xã hội chăm lo cho người nghèo; triển khai các chương trình, đề án và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững.
Vì sao câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng lại nóng ở phiên chất vấn của Quốc hội? Câu chuyện ĐH Tôn Đức Thắng đã làm nóng phiên chất vấn đầu tiên của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV. Vụ việc Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng bị cách chức đã trở thành chủ đề tranh luận nóng trong phiên chất vấn đầu tiên ngày 6/11 của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV. Đại biểu Lê Thanh...