Đoàn ngoại giao Trung Quốc tới Đông Âu ‘xoa dịu’ nghi ngờ quan hệ với Nga
Giới phân tích nhận định việc Bắc Kinh không sẵn lòng chỉ trích Moskva về chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã gia tăng mối quan ngại lâu nay về Trung Quốc tại các quốc gia hậu Xô viết.
Đoàn ngoại giao Trung Quốc tới 8 nước Trung và Đông Âu. Ảnh: SCMP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc đang cử một phái đoàn ngoại giao tới 8 nước thuộc Trung và Đông Âu, trong bối cảnh quốc gia châu Á này tìm cách xóa tan những nghi ngờ ngày càng gia tăng ở khu vực này liên quan đến tuyên bố “quan hệ đối tác không giới hạn” với Moskva.
Đây sẽ là phái đoàn ngoại giao Trung Quốc đầu tiên tới Đông Âu kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2.
Bà Huo Yuzhen, đại diện đặc biệt của Trung Quốc về Hợp tác Trung Quốc – Trung và Đông Âu, sẽ dẫn đầu đoàn ngoại giao tới 8 nước, bao gồm Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Croatia, Slovenia, Estonia, Latvia và Ba Lan.
Chuyến đi được thực hiện sau khi nền tảng “17 1″ của Trung Quốc – nỗ lực kéo dài 10 năm của nước này trong việc xây dựng quan hệ với 17 nước Trung và Đông Âu – gặp trở ngại vào năm ngoái khi Lítva trở thành quốc gia đầu tiên rút khỏi nhóm với lý do lợi ích thương mại không được lớn như kỳ vọng.
Mối quan hệ khăng khít giữa Vilnius với Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã khiến Bắc Kinh tức giận, dẫn đến các căng thẳng thương mại và ngoại giao giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu, trong đó Lítva là thành viên.
Video đang HOT
Justyna Szczudlik, nhà phân tích chuyên Trung Quốc của Viện Các vấn đề Quốc tế Ba Lan, cho biết chuyến đi sẽ là “một chuyến thăm khống chế thiệt hại” vì các nước Trung và Đông Âu “rất thất vọng” trước quan điểm của Bắc Kinh về chiến dịch của Nga tại Ukraine.
Ông Wang Yiwei, giáo sư nghiên cứu về châu Âu tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết chuyến thăm là “rất kịp thời và cần thiết” vì Bắc Kinh cần làm rõ lập trường của mình về xung đột tại Ukraine.
“Trước hết, Trung Quốc phải làm rõ mối quan hệ chính xác Trung-Nga là gì. Thứ hai, Trung Quốc và Nga là hai quốc gia khác nhau, và thứ ba, quan điểm của Trung Quốc đối với xung đột Nga-Ukraine như thế nào, từ đó để xem Trung Quốc có giành được sự ủng hộ từ những quốc gia Trung và Đông Âu hay không”, Giáo sư Wang nói.
Kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, các quốc gia Baltic và Trung Âu đã tăng cường các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga, trong khi các nước như Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Estonia và Latvia đã gửi viện trợ quân sự cho Ukraine.
Ba Lan, quốc gia có đường biên giới dài 530 km với Ukraine, trở thành trung tâm hỗ trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với quốc gia đang gặp khó khăn này.
Giáo sư Wang cho rằng đang có “một sự hiểu nhầm lớn” từ các nước Trung và Đông Âu đối với “quan hệ chiến lược toàn diện” giữa Bắc Kinh và Moskva.
“Các nước Baltic cũng như những quốc gia Đông Âu tin rằng quan hệ đối tác ‘không giới hạn’ đồng nghĩa với mối quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Nga, cũng như thể hiện Bắc Kinh đang ủng hộ Moskva. Trung Quốc phải làm rõ rằng quan hệ đối tác không giới hạn chỉ mang tính chất răn đe đối với Mỹ”, ông lý giải.
Chuyên gia Szczudlik chỉ ra với chuyến thăm lần này, phái đoàn Trung Quốc sẽ phải thuyết phục các nước Đông Âu còn lại rằng vẫn còn cơ hội hợp tác trong nền tảng 16 1. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng vì sự ra đi của Lítva vốn dĩ đã đẩy cơ chế vào một “cuộc khủng hoảng sâu sắc”.
Nga "tố" Mỹ diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân sát biên giới
Nga cáo buộc máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ xuất kích hàng chục lần trên khắp Đông Âu trong vài tuần qua để thăm dò phản ứng của Moscow trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ áp sát máy bay ném bom Tu-95 của Nga (Ảnh: NORAD).
Phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc tại Moscow hôm 23/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết Moscow đã phát hiện "sự gia tăng đáng kể các hoạt động của máy bay ném bom chiến lược Mỹ gần biên giới Nga".
Theo ông Shoigu, "trong tháng qua, khoảng 30 chuyến bay của Mỹ đã được thực hiện gần biên giới Nga, gấp khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái".
Ông Shoigu cho biết trong cuộc tập trận Global Thunder gần đây của quân đội Mỹ, 10 máy bay ném bom chiến lược diễn tập phương án sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga gần như cùng lúc từ phía tây và phía đông, với khoảng cách tối thiểu từ biên giới của Nga là 20 km.
Bộ trưởng Shoigu cho biết mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng "trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng".
Bình luận của Bộ trưởng Shoigu được đưa ra trong bối cảnh Nga đang leo thang căng thẳng với NATO về vấn đề Ukraine. Ukraine nghi ngờ Nga tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực biên giới chung có thể là tiền đề cho một cuộc xung đột.
Tuy nhiên, Nga phủ nhận việc nước này đang lên kế hoạch như vậy, đồng thời nhấn mạnh rằng "việc di dời một số thiết bị quân sự hoặc đơn vị quân đội trên lãnh thổ Nga là công việc nội bộ của Nga".
Cả Nga và khối NATO do Mỹ dẫn đầu đều cáo buộc bên còn lại tăng cường điều động máy bay chiến đấu áp sát biên giới khiến căng thẳng leo thang.
Ngày 22/11, cơ quan tình báo nước ngoài hàng đầu của Nga cáo buộc Mỹ dàn dựng một chiến dịch tung tin sai lệch có nguy cơ gây ra xung đột.
Phía Nga nói rằng Mỹ đang vẽ ra "một bức tranh khủng khiếp về việc các đoàn xe tăng Nga bắt đầu nghiền nát các thành phố của Ukraine như thế nào". Moscow cho rằng Washington đang sử dụng các kênh ngoại giao để "chia sẻ với các đồng minh và đối tác những thông tin hoàn toàn sai lệch về việc Nga tập trung lực lượng trên lãnh thổ của mình để chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự với Ukraine".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hồi đầu tháng dẫn một số nguồn tin cáo buộc Nga đã triển khai gần 100.000 binh sĩ sát biên giới Ukraine. Những thông tin này làm dấy lên lo ngại một cuộc tấn công quân sự của Nga nhằm vào Ukraine.
Trong khi đó, các quan chức quân sự cấp cao của Nga cũng cáo buộc NATO tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu và Biển Đen - hành động bị coi là gây ra mối đe dọa với an ninh của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Ukraine tiến hành các vụ không kích bằng máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ở vùng Donbass, cho rằng hành động này vi phạm thỏa thuận ngừng bắn năm 2015 giữa chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền đông.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 476.788 trường hợp mắc COVID-19 và 7.168 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 250 triệu ca, trong đó trên 5 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Surabaya, Đông Java, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu...