Đoàn là trường học tuyệt vời của thanh niên
Tối 12.3 tại Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức chương trình ‘Gặp mặt các thế hệ tham gia Công trường Thanh niên cộng sản và tuyên dương công trình thanh niên tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn’ – 26.3.1931 – 26.3.2021.
Các đại biểu tham gia giao lưu tại buổi gặp mặt, tuyên dương các công trình thanh niên tiêu biểu – ẢNH: BẢO ANH
Tại buổi gặp đã diễn ra cuộc giao lưu “Từ các công trường thanh niên cộng sản đến những công trình thanh niên làm theo lời Bác” với sự tham dự và chia sẻ của những nhân chứng lịch sử tham gia Công trường Thanh niên cộng sản năm xưa và các đại biểu đại diện cho thế hệ trẻ hiện nay.
Tự hào với những thành quả của thế hệ cha anh
Chia sẻ tại chương trình, ông Vũ Xuân Hồng, nguyên Bí thư T.Ư Đoàn, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Công trường Thanh niên cộng sản thủy điện Hòa Bình, cho biết được về thăm công trường và tham gia giao lưu cùng các bạn trẻ, ông có một cảm xúc rất đặc biệt bởi nhớ lại thời thanh xuân đẹp nhất của mình.
Trong đợt phát động đợt thi đua cao điểm “90 ngày tuổi trẻ cả nước thi đua chào mừng 90 năm ngày thành lập Đoàn”, các cấp bộ Đoàn triển khai các công trình thanh niên chào mừng sinh nhật Đoàn và đã có hàng triệu công trình, phần việc, ý tưởng được thực hiện trong đợt hoạt động này. T.Ư Đoàn đã xét chọn tuyên dương 35 công trình thanh niên tiêu biểu của tuổi trẻ cả nước. Đây là những công trình được các cấp bộ Đoàn trong cả nước có sự đầu tư tổ chức thực hiện với tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện của tuổi trẻ. Trong ảnh: anh Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN (trái) trao chứng nhận công trình thanh niên tiêu biểu cho các đơn vị .
“Không chỉ là công trường lao động rèn luyện cho người trẻ các kỹ năng để bước vào cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà nơi đó là một trường học tuyệt vời của thanh niên. Đó cũng là nơi thử nghiệm các mô hình sáng tạo của người trẻ; nơi rèn luyện để thanh niên cống hiến, trưởng thành”, ông Hồng nói.
Ông Hồng cũng cho biết hầu hết những người tham gia Công trường Thanh niên cộng sản khi ấy sau này đều trở thành những người thành đạt. Nhưng cũng có nhiều người đã anh dũng hy sinh do những tai nạn trên công trường.
Video đang HOT
“Tôi rất tự hào và may mắn khi được tham gia chỉ huy công trường, biết bao bài học, bao kỷ niệm đã giúp tôi trưởng thành. Đó là bài học về sự tin cậy của Đảng vào thanh niên; bài học về ý chí của người trẻ; bài học về sự giáo dục lòng yêu nước với thanh niên; nơi đó cũng là bài học về tình hữu nghị giữa hai nước VN – Liên Xô (cũ)… Tất cả những bài học đó đều có giá trị trường tồn trong công tác Đoàn Thanh niên hiện nay”, ông Hồng nói.
Theo ông Hồng, dù hôm nay tình hình khác trước đây rất nhiều nhưng mỗi phong trào, hoạt động Đoàn Thanh niên vẫn là “trường học tuyệt vời” để người trẻ cống hiến trưởng thành.
Đại diện cho thế hệ trẻ, anh Trương Minh Tước Nguyên, Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM, xúc động cho biết đây là lần đầu tiên đến Hòa Bình, nơi có Công trường Thanh niên cộng sản lớn nhất nước là thủy điện Hòa Bình.
“Được nghe các bác kể lại những câu chuyện người thật việc thật mới thấy được thời kỳ đầy gian khổ và hào hùng. Công trình mang một dấu ấn và tầm vóc của một thế hệ thanh niên cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, nhưng vẫn chắt chiu của cải và sức lực quyết tâm xây dựng thành công công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ, công trình còn là biểu tượng tốt đẹp về tình hữu nghị Việt – Xô”, anh Nguyên xúc động nói.
Anh Nguyên cho rằng trách nhiệm tiếp nối truyền thống của thế hệ trẻ hôm nay là vô cùng to lớn. Để có thể tiếp nối và phát huy truyền thống hiệu quả nhất, cần phải hiểu và biết ơn công sức của biết bao thế hệ đã hy sinh mồ hôi xương máu trong hai cuộc kháng chiến và trong xây dựng và phát triển đất nước.
“Ở mọi vị trí, vai trò của mình, mỗi đoàn viên thanh niên thế hệ hôm nay sẽ luôn nỗ lực, phấn đấu trong rèn luyện, lao động, học tập và cống hiến để tạo ra giá trị tích cực cho bản thân và xã hội là cách tốt nhất để thực hiện lời nhắn nhủ của thế hệ đi trước”, anh Nguyên bày tỏ.
Hàng triệu công trình, phần việc, ý tưởng
Phát biểu tại buổi gặp mặt, anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, nhắc lại truyền thống hào hùng của Đoàn Thanh niên suốt 90 năm qua. Trong đó, tổ chức Đoàn đã phát động triển khai nhiều phong trào hành động cách mạng phát huy mạnh mẽ vai trò của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tham dự buổi gặp mặt có anh Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN; ông Ngô Văn Tuấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên VN; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành của T.Ư và các tỉnh khu vực phía bắc. Đặc biệt có sự tham dự của các nguyên lãnh đạo T.Ư Đoàn, cán bộ Đoàn các thời kỳ; các nhân chứng lịch sử gắn với các sự kiện tiêu biểu trong triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
Theo anh Lương, tiếp nối truyền thống của các thế hệ thanh niên đi trước, với tinh thần, khí thế của lớp thanh niên trên các công trường thanh niên cộng sản, tổ chức Đoàn Thanh niên hôm nay tiếp tục vận động, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên thực hiện những công trình thanh niên góp phần dựng xây đất nước thông qua các phong trào: Thanh niên tình nguyện, Tuổi trẻ sáng tạo, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc…
“Màu áo xanh thanh niên VN đã và đang trải mình theo suốt chiều dài đất nước để thực hiện những công trình, phần việc thanh niên. Từ những công trình quy mô nhỏ, tới các công trình thanh niên cấp toàn quốc, ở đâu tuổi trẻ VN cũng khẳng định sức trẻ, vai trò xung kích của mình đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước với phương châm được đảm nhận thực hiện các công trình thanh niên vừa là vinh dự, tự hào và trách nhiệm của mỗi bạn trẻ”, anh Lương nói.
Chiều cùng ngày tại Hòa Bình, T.Ư Đoàn đã tổ chức chương trình gặp mặt các thế hệ tham gia Công trường Thanh niên cộng sản. Tại chương trình, 60 nguyên cán bộ, đoàn viên, thanh niên tình nguyện tiêu biểu từng trực tiếp cống hiến tại các Công trường Thanh niên cộng sản đã ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên, chia sẻ những hồi ức, kỷ niệm của một thời tuổi trẻ sôi nổi trên công trình thủy điện Hòa Bình. Trong khuôn khổ chương trình, đoàn đại biểu đã dâng hương, hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Nhà máy thủy điện Hòa Bình…
Anh Lương cho biết đã có rất nhiều công trình thanh niên trọng điểm quốc gia được tổ chức Đoàn đảm nhận như các đảo Thanh niên, làng Thanh niên lập nghiệp… Bên cạnh đó, hàng vạn công trình thanh niên được các cấp bộ Đoàn triển khai hằng năm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
“Điều đó là minh chứng rõ nét về phương thức hoạt động hiệu quả của Đoàn nhằm tạo môi trường phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ trong thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, chung sức cùng cộng đồng; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Qua đó, giúp đoàn viên thanh niên rèn luyện bản lĩnh chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, lối sống, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, anh Lương khẳng định.
Giáo sư Phạm Hồng Tung đề xuất giáo viên được mặc cả tiền lương, bỏ dự giờ
Bản thân nhà giáo cũng là người lao động trong cơ chế thị trường thì phải được mặc cả tiền lương với cơ sở giáo dục chứ không phải tính theo hệ số đồng loạt.
Lương giáo viên là câu chuyện quanh quẩn, mãi không giải quyết đến nơi đến chốn được. Trong nhiều văn bản đã nêu rất rõ đó là, lương giáo viên phải được ưu tiên nhưng ưu tiên thế nào.
Khi chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phạm Hồng Tung hiện đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chúng ta trở lại đúng định nghĩa của C.Mác về đồng lương đối với người lao động, nếu chưa làm được tất cả đội ngũ lao động thì hãy làm với đội ngũ làm công tác phụng sự xã hội như giáo viên, y tế, công an, quân đội, an sinh xã hội.
C.Mác nói lương phải đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động xã hội của họ, tức là có thời gian nghỉ ngơi, có thể nuôi được bản thân và những người phụ thuộc.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Nhưng đồng lương của ta chưa đúng với định nghĩa của C.Mác mà đang dừng ở trợ cấp xã hội thì đúng hơn.
Bản thân nhà giáo cũng là người lao động trong cơ chế thị trường thì phải được mặc cả tiền lương với cơ sở giáo dục chứ không phải tính theo hệ số đồng loạt như nhau hiện nay và chính điều này tạo ra căn bệnh thành tích thi đua giả vờ nhằm mục đích tăng lương.
Điều này theo ông đang làm rẻ rúng danh dự nhà giáo và không mang lại bất cứ sự phát triển nào cả.
"Một lần nữa tôi nhắc muốn làm thế nào cho tốt thì trường công sang học trường tư", thầy Phạm Hồng Tung nói.
Thầy Tung lý giải, trường tư thục họ ký hợp đồng với giáo viên là có thương lượng, kể cả giáo sư ở nước ngoài cũng thế. Giáo viên không đạt thì bị trừ lương, vượt thì được thưởng và theo định kỳ rà soát lại để xem có thể tiếp tục hợp đồng không, nếu không thì trả mức thấp hơn, lúc đó giáo viên có quyền tiếp tục ở lại trường hoặc xin chuyển công tác, chẳng khác gì cầu thủ bóng đá.
Đó cũng là cách để người thầy cảm thấy vinh dự, tự hào mỗi khi nhận lương và mức thu nhập đó thể hiện sự công bằng, sòng phẳng, đúng năng lực của họ, nếu nhà trường trả đúng năng lực thì giáo viên có quyền chuyển công tác. Còn giáo viên công lập giờ vẫn theo hệ số của nhà nước, muốn tăng lương thì ra sức thi đua dạy giỏi, giáo viên giỏi, dự giờ...
"Tôi đề nghị một trong những chuyện phải bỏ ngay lập tức đó là dự giờ giáo viên hiện nay. Bởi tôi biết có chuyện, pử một số nơi, khi giáo viên được thông báo hôm nay có thầy cô của trường, phòng hay sở xuống dự giờ thì học sinh yếu kém được đi gửi ở lớp khác còn các bạn giỏi ở lớp khác thế chỗ vào đó.
Trong khi chúng ta tối kỵ dạy học trò giả dối trong môi trường giáo dục thì có nơi nhà trường, thầy cô cùng nhau dung túng cho trò giả dối. Đây là quả bom phá tan tất cả nỗ lực của ngành, do đó nếu phát hiện trường hợp nào thì cần xử lý thật nghiêm khắc, thật nặng", thầy Tung nhấn mạnh.
Thầy Tung thông tin thêm: "Từ năm 1992 khi đi du học ở Đức thì điều đầu tiên tôi ngạc nhiên đó là họ bỏ chấm thi "rọc phách" từ lâu rồi mà không bao giờ kiện cáo nhau về tiêu cực, mất công bằng, đến khi bảo vệ luận án tiến sĩ thì người khiến tôi sợ nhất chính là người hướng dẫn chứ không phải những người phản biện.
Còn ở ta thì đổi vị trí chỗ ngồi, đảo mã đề, chấm thi trên máy nhưng vẫn không trung thực, "giáo bất nghiêm, sư chi đọa" là thế, nền giáo dục ứng thí, chạy theo thành tích, bao giờ cũng hàm chứa yếu tố nảy sinh tiêu cực.
"Rất tiếc những tiêu cực này chủ yếu ở khối trường công lập còn ở trường tư thì phụ huynh bỏ tiền đầu tư cho con học hành nên họ có quyền mong muốn và yêu cầu giáo dục đó phải là thật, còn tốt đến đâu là do đầu tư của gia đình", thầy Tung nhận định.
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm và chúc Tết Tổng Cty Điện lực Hà Nội Tối muộn 11/2 (30 Tết), đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã đến thăm và chúc Tết Tổng Cty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI). Đoàn Trung ương Đoàn thăm phòng truyền thống của EVN HANOI Về phía EVN HANOI có các...