Đoàn kết xây dựng quê hương
Ấn tượng đầu tiên khi đến ấp Thới Bình, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, là các tuyến đường trong ấp đều được mở rộng, tráng bê tông khang trang, sạch sẽ.
Đây chính là kết quả nổi bật của sự đồng lòng, chung sức của cán bộ (CB), đảng viên (ĐV) và nhân dân ấp trong xây dựng quê hương.
Hầu hết đường giao thông ấp Thới Bình được mở rộng, tráng bê tông sạch đẹp.
Ấp Thới Bình có 365 hộ, 1.511 nhân khẩu, là một trong những lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa của huyện Cờ Đỏ. Theo đồng chí Võ Thế Anh, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Thới Bình, nhằm giúp nhân dân nâng cao đời sống, Chi bộ và Ban Nhân dân ấp chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa giống lúa có chất lượng xuất khẩu, năng suất cao vào sản xuất trên toàn bộ 134ha ruộng; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt, CB, ĐV ấp đã vận động nhân dân chuyển đổi 4ha đất trồng lúa kém hiệu quả và cải tạo vườn tạp trồng chanh không hạt, mận, xoài, ổi ruby… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Võ Văn Mười, nông dân trong ấp, nói: “Tôi chuyển đổi 5 công ruộng kém hiệu quả sang trồng mận, dừa xiêm lùn. Vườn bắt đầu cho thu hoạch, mỗi năm thu huê lợi 30-40 triệu đồng”. Còn ông Nguyễn Chí Công, một nông dân khác cùng ấp, được sự hỗ trợ vốn vay và kỹ thuật của CB địa phương, ông đã cải tạo 1,5 công vườn trồng chanh không hạt và ổi ruby. Năm nay, vườn cây ra trái vụ đầu, gia đình ông thu huê lợi hơn 30 triệu đồng…
Cùng với chỉ đạo người dân phát triển kinh tế, Chi bộ và Ban Nhân dân ấp quan tâm chăm lo cho các hộ nghèo. Chỉ tính 2 năm nay, ấp có 12 hộ nghèo, hộ gặp khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết; mỗi căn nhà do CB, ĐV ấp vận động hỗ trợ 50 triệu đồng. Bà Dương Thị Kim Viễn, người dân tộc Khmer, chia sẻ: “Gia đình tôi không có ruộng, làm mướn kiếm sống. Căn nhà cây lá dột nát, cũng không có tiền sửa sang. Vừa qua, được địa phương hỗ trợ 50 triệu đồng cất nhà Đại đoàn kết, cuộc sống vơi bớt khó khăn”. Theo đồng chí Võ Thế Anh, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Thới Bình, nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đến nay, ấp chỉ còn 2 hộ nghèo.
Video đang HOT
Hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, những năm qua, với sự tích cực vận động của CB, ĐV, nhân dân trong ấp đã chung sức, đồng lòng cùng Nhà nước xây dựng nhiều công trình giao thông, làm thay đổi diện mạo nông thôn mới. Điển hình như 2 năm nay, nhân dân trong ấp đồng lòng hiến 6.000m2 đất cùng Nhà nước mở rộng, tráng bê tông tuyến đường bờ Bắc và bờ Nam Kinh số 1 Ụ Tàu, dài 4.000m; vận động nhân dân đóng góp 40 triệu đồng lắp đèn chiếu sáng tuyến đường bờ Nam Kinh số 1 Ụ Tàu, dài 1.500m… Đến nay, hầu hết đường sá trong ấp đều tráng bê tông sạch đẹp.
Cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ cưới, lễ tang, giỗ chạp và lễ hội được mọi người dân tích cực hưởng ứng. Những công việc này được Chi bộ và Ban Nhân dân ấp cụ thể hóa vào hương ước, người dân thảo luận và nhất trí cam kết thực hiện. Việc hòa giải cơ sở được thực hiện tốt, vì vậy trong khu dân cư không có trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt. Công tác khuyến học, khuyến tài được duy trì thành nền nếp thường xuyên. Vào dịp tổng kết năm học hằng năm, ấp tổ chức trao phần thưởng cho con em đạt những thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, tạo động lực cho các em tiếp tục học tập, phấn đấu tốt để lập thân, lập nghiệp.
Với nỗ lực của CB, ĐV và nhân dân, ấp Thới Bình nhiều năm liền giữ vững ấp văn hóa, ấp “3 không”; Chi bộ nhiều năm liền hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
TPHCM chưa có quyết định cuối cùng trong việc mở lại hàng quán ăn tại chỗ
Sở Công Thương TPHCM cho biết, chính quyền thành phố vẫn đang xem xét, cân nhắc về cách làm, cách đánh giá các tiêu chí của những cơ sở trước khi quyết định mở lại hàng quán bán tại chỗ.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 chiều 25/10, ông Lê Huỳnh Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM - cho biết: UBND TPHCM cùng các sở, ngành đang xem xét để cân nhắc việc mở lại hàng quán bán tại chỗ. Cụ thể, chính quyền thành phố cần cân nhắc về cách làm, cách đánh giá các tiêu chí của các cơ sở trước khi mở bán tại chỗ.
"Việc này còn nhiều vấn đề cần trao đổi, chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin khi có quyết định cuối cùng từ UBND TPHCM" - ông Lê Huỳnh Minh Tú chia sẻ.
Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM (Ảnh: H.N.).
Lãnh đạo Sở Công Thương chia sẻ thêm, nhìn chung, tình hình thị trường thời gian qua không có nhiều biến động. Hiện tại, việc cung ứng hàng hóa cho người dân trên địa bàn đã đi vào ổn định với bình quân 6.000 tấn hàng/ngày.
Ngoài ra, các trạm trung chuyển tại 3 chợ đầu mối của TPHCM vẫn duy trì trung bình 1.700 tấn hàng hóa, nông sản mỗi đêm.
"Hiện tại, 120/234 chợ truyền thống trên địa bàn TPHCM đã mở cửa lại, chỉ còn 2 quận, huyện đang xem xét thêm mức độ an toàn để mở lại các chợ trong thời gian sớm nhất. Dự kiến, từ ngày 26/10 đến 31/10, thành phố sẽ mở cửa thêm 19 chợ truyền thống", ông Lê Huỳnh Minh Tú thông tin.
Tại cuộc họp với các sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức về tình hình kinh tế - xã hội chiều 19/10, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM - chỉ đạo: Thời gian tới, các đơn vị cần nghiên cứu việc mở lại hoạt động ăn uống tại chỗ, hoạt động bán vé số để tạo sinh kế cho người dân.
Các nhà hàng, quán bar trên phố Bùi Viện sầm uất đã phải dừng hoạt động 150 ngày qua (Ảnh: Hải Long).
Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh, khi mở lại các hoạt động này, thành phố sẽ giải quyết được vấn đề việc làm của hàng triệu người sau đợt bùng phát dịch Covid-19, giúp thành phố giảm bớt gánh nặng trong công tác an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc mở lại các hoạt động này cần đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn.
Ông Phan Văn Mãi cũng từng chia sẻ, quan điểm của thành phố là mở dần các hoạt động, dịch vụ trên địa bàn. Với đặc điểm là đô thị dịch vụ, thành phố cần từng bước mở cửa để phát triển kinh tế dựa trên các bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19.
Chủ tịch UBND TPHCM thông tin thêm, các hoạt động được mở lại sẽ dựa trên đánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn. Cụ thể, những địa bàn được đánh giá an toàn sẽ được mở lại nhiều hoạt động hơn những nơi có nguy cơ cao.
"Việc mở lại các hoạt động cũng dựa trên tinh thần của Nghị quyết 128. Tùy thuộc vào hoạt động mở lại mà địa phương có thể tự quyết hoặc cần thành phố quyết định" - ông Phan Văn Mãi cho hay.
Tiên phong nơi 'pháo đài' chống COVID-19 - Bài 4: Những 'đảng viên 213' tiếp sức địa phương Trong cuộc chiến chống COVID-19, tại nhiều địa phương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ngoài lực lượng phòng, chống dịch và thực hiện công tác an sinh xã hội tại cơ sở, nhiều đảng viên thuộc các cơ quan, tổ chức đã trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, cùng địa phương nơi sinh sống xây dựng các "pháo đài" tại...