Đoàn kết – sức mạnh để Đảng đưa đất nước tiến lên!
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu, “phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
“Đoàn kết là nội dung lớn và căn bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế trong Di chúc, Bác cho rằng đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu, cần phải gìn giữ” – PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nói.
Tăng cường đoàn kết phải phát huy dân chủ, nghiêm túc tự phê bình
. Phóng viên: Theo ông, vì sao trong Di chúc của Bác Hồ, Người nêu rõ vai trò lớn lao của đoàn kết trong Đảng?
PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc
PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc: Người cho rằng đoàn kết của Đảng là nòng cốt để đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết trong Đảng và đoàn kết dân tộc gắn bó mật thiết với nhau và quyết định lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu suốt điều đó vừa là truyền thống và cũng là nhân tố mang tính nguyên tắc, quy luật bảo đảm thắng lợi. Vì vậy, Người căn dặn: “ Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
. Vậy trong Di chúc, Người căn dặn việc giữ gìn đoàn kết phải thực hiện như thế nào, bằng cách nào?
Trong Di chúc, Bác nêu rõ để tăng cường đoàn kết phải phát huy dân chủ, nghiêm túc tự phê bình và phê bình sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, tăng cường trao đổi để đi đến thống nhất nhận thức tư tưởng và nhiệm vụ chính trị. Người nhấn mạnh: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố, phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Sinh thời, Bác đã nhiều lần nhấn mạnh tự phê bình và phê bình là công việc cần thiết, tạo động lực để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
. Thưa ông, phải làm sao để việc tự phê bình và phê bình trở thành sức mạnh của đoàn kết, việc này thật không dễ?
Đó là Đảng không được giấu giếm khuyết điểm, trái lại phải công khai thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, tìm rõ nguyên nhân của khuyết điểm và phải đề ra cho được cách sửa chữa. Điều đó thể hiện một Đảng chân chính, chắc chắn và cách mạng. Tự phê bình và phê bình thẳng thắn, chân thành với mục đích xây dựng và phương pháp đúng đắn làm cho Đảng mạnh lên, đoàn kết vững chắc.
. Theo ông, thực hiện lời căn dặn về đoàn kết trong Di chúc của Người, 50 năm qua, đã được thể hiện thế nào?
Video đang HOT
Đảng đã chăm lo giữ gìn và củng cố sự đoàn kết trong Đảng, bảo đảm cho Đảng thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động, lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện cho kỳ được những mục tiêu lớn lao của cách mạng mà Người đã căn dặn từ tầm nhìn chiến lược và khát vọng của bậc vĩ nhân.
Bên cạnh đó, Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã tự phê bình nghiêm túc về những khuyết điểm chủ quan, duy ý chí, nóng vội, giáo điều với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và đã đạt tới sự đồng thuận, nhất trí trong Đảng, quyết định đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Chính tự phê bình và phê bình nghiêm túc đã là cách tốt nhất để đoàn kết nhất trí trong Đảng như Bác đã căn dặn trong Di chúc.
Đoàn kết là nội dung lớn, cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ảnh: HTD
Thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng để củng cố đoàn kết
. Ngoài căn dặn về đoàn kết trong Đảng, Người cũng đề cập nhiều về việc chỉnh đốn Đảng, điều này được thể hiện trong Di chúc như thế nào, thưa ông?
Bác đã căn dặn trong Di chúc: Ngay sau ngày kháng chiến thắng lợi, “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Chỉnh đốn Đảng có rất nhiều việc phải làm về chính trị, tư tưởng, tổ chức, kỷ luật, về nâng cao đạo đức cách mạng, về củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, làm hạt nhân đoàn kết toàn dân tộc.
. Lời căn dặn này của Người được Đảng ta thực hiện trong thực tiễn ra sao?
Trong công cuộc đổi mới, làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng đã thường xuyên chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và có những thời điểm được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Tháng 6-1992, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII ban hành nghị quyết về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Gắn liền với tổng kết 30 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, tháng 2-1999, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2, khóa VIII) ban hành nghị quyết về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Thời gian qua, Đảng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Những biểu hiện đó nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ làm cho tình trạng tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, nhóm lợi ích, chạy chức, chạy quyền, thân hữu, dẫn đến chia rẽ, mất đoàn kết. Đây thật sự làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
. Theo quan sát của ông, kết quả của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã có những tác động sâu sắc thế nào?
Những cuộc chỉnh đốn Đảng đó đã hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành vai trò lãnh đạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Các cuộc chỉnh đốn Đảng đó đã củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nhất là thống nhất nhận thức và hành động để thực hiện đường lối đổi mới đưa đất nước tiến lên.
. Xin cám ơn ông.
Cán bộ, đảng viên với nhau đừng đố kỵ, kèn cựa mất đoàn kết
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc mọi cán bộ, đảng viên “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.Bởi tình đồng chí là thiêng liêng, cao cả trong một Đảng Cộng sản chân chính cách mạng. Mọi cán bộ, đảng viên có chung chí hướng, mục tiêu đấu tranh, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của đồng bào. Chính mục tiêu, lý tưởng cao cả đó cố kết cán bộ, đảng viên thành một khối, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Những người không có tình cảm cách mạng trong sáng không thể có tình thương yêu đồng chí dẫn đến ích kỷ, đố kỵ, kèn cựa, ganh ghét làm mất đoàn kết nội bộ. Thương yêu đồng chí, đồng bào là giá trị của đạo đức cách mạng.
VIẾT THỊNH thực hiện
Theo PLO
Hồ Chí Minh: "Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân"
50 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa - 50 năm thực hiện Di chúc của Bác, những tư tưởng của Người về an sinh xã hội, phát triển bền vững đất nước đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách an sinh xã hội (ASXH) phải dựa trên sự phát triển kinh tế, văn hóa, đồng thời tác động trở lại sự phát triển kinh tế, văn hóa. Hay nói cách khác, giữa chính sách ASXH và các chính sách khác có mối quan hệ tương hỗ với nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Thị Khánh (phố Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội), ngày 30/1/1957. Ảnh tư liệu
Mọi chính sách an sinh phải hướng tới nhân dân
Năm 1946, sau 4 ngày Tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập cũng chẳng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải làm ngay, làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành".
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán một chủ trương và thường trực một nỗi lo toan "dựa vào dân, đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân", phải chăm lo sức dân, phát triển sức dân, bồi dưỡng sức dân, đồng thời phải biết tiết kiệm sức dân.
Do đó, Người cho rằng mọi chính sách ASXH phải hướng tới mục tiêu chăm lo cho các tầng lớp nhân dân từ nông dân, công nhân, thương nhân, công chức, binh lính đến thanh niên, trẻ em, phụ nữ và những người yếu thế trong xã hội như người tàn tật, ốm đau, người già, trẻ nhỏ. Người khẳng định: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại bản Di chúc thiêng liêng. Đặc biệt sâu sắc là những lời dặn của Bác về vai trò của Đảng trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước sau chiến tranh: "Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ Nhân dân. Đảng ta phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân".
An sinh xã hội cho mục tiêu phát triển bền vững
Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương xây dựng, thực hiện và không ngừng hoàn thiện chính sách ASXH.
Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) đã sớm xác định việc thực hiện chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thể hiện quan điểm nhất quán đó, Hiến pháp năm 2013 đã hiến định những quy phạm về ASXH: "Công dân có quyền được bảo đảm An sinh xã hội" (Điều 34); "Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi ở; Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi..." (Điều 35).
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, hiện nay, Chính phủ đang chi 2,7% GDP để thực hiện chính sách an sinh xã hội, vốn được coi là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại một hội thảo về an sinh xã hội đã nhấn mạnh rằng, Việt Nam đang đồng hành với hệ thống an sinh xã hội thế giới, hướng đến một hệ thống an sinh xã hội đa tầng, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
GS Nguyễn Trọng Phúc - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia HCM)
Theo DĐDN
Đoàn cán bộ Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Canada Trong các ngày từ 22 - 26/7, đoàn cán bộ Tạp chí Cộng sản, do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hà - Phó Tổng Biên tập dẫn đầu, đã thăm và làm việc tại Canada, tìm hiểu về vai trò của các đảng chính trị và sự phát triển của báo chí Canada trong hệ sinh thái truyền thông số hiện...