Đoạn đường vành đai gần nghìn tỷ đồng ở vùng thủ đô
Tuyến đường dài hơn 9 km với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên, là một trong các dự án đầu tiên thuộc tuyến vành đai 5 vùng thủ đô.
Dự án đường qua huyện Phú Bình, Thái Nguyên là tuyến đầu tiên thuộc hệ thống đường vành đai 5 vùng thủ đô, khởi công cuối năm 2018 và đến nay đã hoàn thiện khoảng 80% tiến độ.
Tuyến đường này dài hơn 9 km nối cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên tại nút giao Yên Bình ( thị xã Phổ Yên), điểm cuối tại xã Xuân Phương (huyện Phú Bình) có vốn đầu tư hơn 960 tỷ đồng, riêng chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 250 tỷ đồng.
Phần lớn dự án đã được hoàn thiện đổ nhựa, hoàn thiện dải phân cách, vỉa hè. Đường được thiết kế rộng 33 m, lòng đường 24 m.
Đây là dự án giao thông trọng điểm của Thái Nguyên, góp phần kết nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên với quốc lộ 37, tạo điều kiện để thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thái Nguyên.
Mỗi bên đường của dự án dự kiến có hai làn ôtô và một làn xe hỗn hợp. Do dự án chưa hoàn thiện, hiện đoạn đường này chủ yếu phục vụ người dân các xã thuộc huyện Phú Bình đi lại học tập, sản xuất và buôn bán.
Dải phân cách tuyến đường rộng khoảng 3 m đã được hoàn thiện, tuy nhiên do chưa thông xe toàn tuyến, lượng phương tiện qua lại ít nên người dân tận dụng trồng các loại hoa màu.
Hệ thống cây xanh, vỉa hè và đèn cao áp đã được hoàn thiện trên khoảng 3/4 dự án.
Tuyến đường có hai cây cầu chính, gồm cầu Xuân Phương qua sông Cầu và một cây cầu bắc qua kênh. Trị giá hai cây cầu và đường dẫn khoảng trên 100 tỷ đồng.
Gói thầu cầu và đường dẫn dài khoảng 1 km do liên danh Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng – Công ty cổ phần xây dựng số 16 Thăng Long xây dựng, đã hoàn thiện bản mặt cầu và hợp long.
Dưới cái nắng 40 độ vào giữa trưa, anh Nguyễn Văn Định, nhân viên Công ty cổ phần xây dựng số 16 Thăng Long liên tục dùng tấm chăn ướt để che lên đoạn bê tông mới đổ.
“Bê tông mới đổ lúc sáng, trong khi trời nắng nóng trên 40 độ, nếu không làm như này thì sẽ bị nứt, ảnh hưởng đến kết cấu công trình”, anh Định nói và cho biết dù nắng nóng nhưng công nhân vẫn phải bám công trường để đảm bảo tiến độ, khánh thành vào tháng 9.
Các tấm bê tông, hộ lan để làm đường được các đơn vị thi công đổ trực tiếp trên công trường.
Một đoạn thuộc dự án vành đai 5 qua Thái Nguyên đã hoàn thiện, tuy nhiên vắng phương tiện qua lại do điểm đầu, điểm cuối chưa được kết nối.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thái Nguyên, dự án có trên 550 hộ dân bị ảnh hưởng, đến nay vướng mắc khoảng một bài hộ dân thuộc huyện Phú Bình chưa thống nhất phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Huyện Phú Bình đã cam kết tiếp tục vận động các hộ dân còn lại bàn giao mặt bằng để nhà thầu thi công.
Đoạn đường vành đai 5 qua Thái Nguyên nhìn từ trên cao. Video: Giang Huy – Bá Đô
Bản đồ vị trí tuyến đường.
Tập trung sản xuất vụ đông xuân
Các địa phương khu vực phía bắc hiện đã cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo cấy vụ đông xuân 2019 - 2020, trừ những diện tích lúa một số tỉnh trung du miền núi phía bắc gieo cấy nhờ nước trời.
Người dân xóm Đông Yên, xã Thượng Đình (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) bón phân cho lúa. Ảnh: NGỌC ÁNH
ể sản xuất lúa vụ đông xuân thắng lợi, Cục Trồng trọt đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón thúc kịp thời phân bón NPK chuyên dụng, áp dụng các biện pháp tưới nông - lộ - phơi trên các diện tích lúa chủ động nước tưới. ối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía bắc cần giữ đủ nước trên mặt ruộng, không bón các loại phân có hàm lượng đạm cao khi nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C. Cùng với đó, thực hiện tốt các biện pháp tích nước, trữ nước bảo đảm đủ nước tưới dưỡng cho cây lúa, xác định diện tích lúa có nguy cơ hạn cuối vụ để có phương án kịp thời...
* Vụ đông xuân 2019 - 2020, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam sạ cấy hơn 4.000 ha lúa. ến thời điểm này, lúa đông xuân đại trà đang trong giai đoạn đứng cái - làm đòng, một số diện tích lúa sạ sớm đã trổ. Tuy nhiên, hiện tại đang xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ và bệnh đạo ôn lá, cổ lá gây hại mạnh trên lúa đông xuân đại trà giai đoạn trổ. Ngành nông nghiệp huyện Núi Thành đề nghị các xã, thị trấn, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, để có mùa lúa bội thu.
* ể khơi thông dòng chảy, phục vụ yêu cầu cấp bách cung ứng nguồn nước ngọt cứu lúa đang bị thiệt hại vì hạn, mặn, UBND tỉnh Trà Vinh yêu cầu các địa phương tập trung và nhanh chóng trục vớt lục bình đang lấp kín hàng trăm tuyến kênh thủy lợi, chủ yếu kênh cấp II, cấp III. ịa phương nào không thực hiện tốt trục vớt lục bình sẽ chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Theo khảo sát của ngành nông nghiệp Trà Vinh, hiện toàn tỉnh có 582 tuyến kênh thủy lợi cấp II, cấp III, tổng chiều dài hơn 744 km, với tổng diện tích khoảng hơn 475 ha mặt nước đang bị lục bình lấp kín, ngăn cản dòng nước chảy.
* Vụ xuân năm nay, tỉnh Cao Bằng phấn đấu gieo trồng gần 3.500 ha lúa, hơn 25 nghìn ha ngô, hơn 763 ha đỗ tương và khoảng 314 ha lạc, 3.101 ha mía... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp UBND các huyện, thành phố chỉ đạo nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi chuẩn bị đất, vật tư bảo đảm gieo trồng hết diện tích, đúng khung thời vụ.
* Huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) hiện có 2.700 ha xoài, chủ yếu là giống xoài tượng da xanh, trong số này, 1.200 ha đã cho thu hoạch quả. Trước cảnh báo xoài dễ bị các loại nấm, bọ trĩ phá hại khi ra trái non, nông dân đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo đảm chất lượng xoài. Năm 2020, huyện phấn đấu đạt sản lượng hơn 18.000 tấn quả xoài.
* Tại Bình Dương, địa phương này đang triển khai kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020. Theo đó, tỉnh phấn đấu tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đánh giá điều kiện bảo đảm ATTP xếp loại A, B đạt hơn 95%; xếp loại C được nâng hạng A/B tăng lên 90%. Cùng với đó là tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kháng sinh giảm 10% so với năm 2019; thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đạt 100% kế hoạch; đồng thời đẩy mạnh hình thức thanh tra đột xuất...
* Tại Bắc Kạn, từ đầu năm đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh đã tổ chức đợt kiểm tra đối với 22 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh tại các huyện, thành phố trên địa bàn. Qua đó, phát hiện 15 cơ sở vi phạm về điều kiện vệ sinh, trang thiết bị dụng cụ... Ngành nông nghiệp tỉnh đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản; đồng thời cử cán bộ trực tiếp nhắc nhở các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm cam kết thực hiện đúng quy định.
* Vào khoảng 10 giờ sáng 7-3, bờ sông Cần Thơ (khu vực ven chợ nổi Cái Răng) đã xảy ra một vụ sạt lở. Theo đó, địa điểm sạt lở nằm trên đường Lộ Vòng Cung thuộc khu vực 5, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Vụ sạt lở đã làm năm căn nhà bị sạt một phần, với tổng chiều dài khoảng 30 m, ăn sâu vào bờ
2 m. Nhận tin báo, lãnh đạo UBND quận Ninh Kiều đã xuống hiện trường, chỉ đạo các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn.
* Chiều 6-3, các hộ nuôi cá lồng trên sông Thái Bình, đoạn qua các thôn Chí Linh 1, 2, 3, xã Nhân Huệ, thành phố Chí Linh (Hải Dương) phát hiện cá chết hàng loạt. Theo thống kê ban đầu, đến khoảng 12 giờ ngày 7-3, đã có 12 hộ dân bị ảnh hưởng với số lượng 60 lồng cá, ước tính hơn 100 tấn cá chết. ược biết, xã Nhân Huệ có 20 hộ nuôi cá với tổng số 250 lồng trên các sông Thái Bình, Kinh Thầy qua địa bàn. Hiện cơ quan chức năng cùng người dân đang thống kê thiệt hại và điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
10 năm đi hái lá chuối rừng, mỗi ngày lãi 600-700 ngàn đồng Hơn 10 năm nay với nghề thu mua lá chuối rừng, vợ chồng chị Dương Thị Mai ở xóm Soi 1, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên không chỉ giúp gia đình có cuộc sống khấm khá mà còn nuôi cả gia đình 7 miệng ăN, trong đó có 3 đứa con ăn học đến nơi đến chốn, bằng bạn...