Đoàn công tác của Bộ Y tế đến giúp Bắc Ninh chống dịch
Ngày 8-5, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Thứ trưởng Y tế thăm chốt kiểm dịch Covid-19 tại thành phố Bắc Ninh
Tại tỉnh Bắc Ninh, dịch bệnh xảy ra vào thời điểm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đang đến gần; trong khi đó dịch diễn biến nhanh với số ca tăng cao; qua kỳ nghỉ lễ dài ngày, lưu lượng người đi và đến Bắc Ninh rất đông; trong khi tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Bởi vậy, ngay khi ghi nhận những ca dương tính đầu tiên SARS-CoV-2, tỉnh đã chủ động, tập trung toàn lực cho dập dịch.
Thực hiện rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với các bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh, xác định 957 trường hợp F1; 6.026 trường hợp F2 và 5.670 trường hợp F3. Tỉnh đã thực hiện cách ly theo quyết định của UBND tỉnh với 16 xóm/khu phố.
Tại buổi làm việc, các đại biểu thảo luận, đưa ra các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh như rà soát, truy vết, khoanh vùng, cách ly, bảo đảm phòng, chống Covid-19 tại các cơ sở y tế, khu cách ly, khu công nghiệp…
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Sở Y tế Bắc Ninh với vai trò là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo tiếp thu ý kiến của các thành viên, tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, từ đó giao nhiệm vụ cụ thể cho tất cả các ngành thành viên.
Video đang HOT
Thứ trưởng nhận định tình hình hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các ca bệnh trong cộng đồng, nguy cơ phát sinh thêm các ca bệnh vẫn hiện hữu, vì vậy tỉnh tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.
Về đối phó với tình hình dịch bệnh, Thứ trưởng Y tế cho biết, biện pháp cấp bách hiện nay, Bắc Ninh cần truy vết thần tốc, phát hiện các ca mắc Covid-19, các trường hợp F1, F2, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng “lấy mẫu nhanh, xét nghiệm nhanh và trả lời nhanh, khoanh vùng rộng và phong tỏa hẹp”, Thứ trưởng nói.
Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị tỉnh rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cấp tỉnh, huyện, xã, trong các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị; đồng thời kiện toàn thành lập các tổ covid cộng đồng; thành lập tổ lấy mẫu xét nghiệm từ Trung tâm Y tế huyện trở lên.
Từ ngày 5-5 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 46 ca dương tính với SARS – CoV-2, trong đó huyện Thuận Thành 37 ca (riêng xã Mão Điền 34 ca), huyện Tiên Du năm ca, Thành phố Bắc Ninh một ca, huyện Lương tài một ca, thị xã Từ Sơn hai ca.
Thứ trưởng Y tế: Triển khai hộ chiếu vắc-xin không đơn giản
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, việc triển khai hộ chiếu vắc-xin không đơn giản và phải làm từng bước.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (31/3), trước câu hỏi của phóng viên về việc triển khai hộ chiếu vắc-xin, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiện nay, vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu và tranh luận ở nhiều nước.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường. Ảnh: Trần Thường
Theo ông Cường, hiện Bộ Y tế đang phối hợp các bộ, ngành để nghiên cứu, báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Chính phủ để vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cho người dân, vừa mở cửa nền kinh tế bằng cách nối lại đường bay, đi lại.
"Bộ đang lên phương án để nghiên cứu, trước hết là phương án cách ly phù hợp với người nhập cảnh đã tiêm đủ các liều thuốc quy định.
Bộ cũng đang chuẩn bị các kịch bản, kế hoạch cho việc sử dụng hộ chiếu vắc-xin cho tương lai. Đây là những phương án chúng ta đang bàn rất kỹ vì phải cân bằng lợi ích và nguy cơ.
Lợi ích là mở cửa để phát triển kinh tế nhưng nguy cơ là vẫn có thể chúng ta bị lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Đây là việc triển khai không đơn giản và phải làm từng bước", ông Cường nói.
Trước đó, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các ngành y tế, du lịch, ngoại giao sớm nghiên cứu ban hành cơ chế "hộ chiếu vắc-xin" để thúc đẩy thương mại, đầu tư. Ngành y tế sớm trình phương án về vấn đề này.
Theo thông tin tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 19/3, "hộ chiếu vắc-xin Covid-19" cho phép người dân theo dõi lịch sử tiêm chủng của bản thân hoặc các thành viên trong gia đình qua các lần tiêm; sau khi tiêm được cấp chứng nhận tiêm và mã QR-Code xác nhận.
Nhân viên ngành y tế có thể cập nhật kết quả tiêm chủng cho người dân thuộc diện tiêm chủng lên hệ thống phần mềm.
Cơ quan quản lý nắm bắt thông tin, số liệu để phục vụ việc triển khai chương trình tiêm vắc-xin và cung cấp công cụ giám sát thông tin người đã tiêm vắc-xin.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, từ góc độ tiếp cận của ngành y tế, "hộ chiếu vắc-xin" thực chất là giấy chứng nhận đã tiêm chủng đầy đủ hai mũi vắc-xin ngừa Covid-19, được điều chỉnh theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điều lệ kiểm dịch Y tế quốc tế, cho phép người có "hộ chiếu vắc-xin" không phải cách ly, xét nghiệm Covid-19 (một số nước vẫn yêu cầu xét nghiệm Covid-19).
Hiện Việt Nam đang làm việc với các nước trên thế giới về việc chấp nhận "hộ chiếu vắc-xin" thông qua mã QR-code.
Cách thức này dựa vào hai dữ liệu cơ bản: Số thẻ bảo hiểm y tế hoặc chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân. Khi đến, người dân cung cấp thông tin cá nhân để được kiểm tra trên hệ thống xác nhận.
Sau khi tiêm đủ 2 mũi, hệ thống thông tin sẽ được cập nhật lên mã QR-code, xác thực cho người dân. Khi đi ra nước ngoài, người dân được quét mã QR-code, truy cập vào đúng nguồn dữ liệu, xác thực thông tin các mũi tiêm của người dân.
Bộ trưởng Y tế: Việt Nam cần 150 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm 2021 Việt Nam hiện đã đàm phán được 60 triệu liều vắc xin, cần thêm 90 triệu liều để có thêm tiêm đủ cho người dân. Đây là thông tin được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin tại cuộc trực tuyến phòng chống dịch Covid-19 sáng 19/2. Bộ trưởng Y tế cho biết, quan điểm chung của Bộ Chính trị là...