Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc tại Hà Giang
Trong 2 ngày 7 và 8/8, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Bộ trưởng Trần Hồng Hà làm Trưởng đoàn làm việc tại tỉnh Hà Giang về công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang: Là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, Hà Giang có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ quét, sạt lở đất. Trong bối cảnh những tháng đầu năm 2020, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn từ dịch COVID-19 chủ yếu trên các hoạt động như: Thu ngân sách Nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công, thu hút khách du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa, sản xuất, kinh doanh… Bên cạnh đó, diễn biến bất thường của thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh minh họa: Thanh Hà/TTXVN
Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Viện Khoa học Địa chất khoáng sản – Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng thử nghiệm ở khu vực thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (dự án KaWatech) sử dụng công nghẹ bơm không dùng điện (PAT) bơm nước từ thủy điện Séo Hồ lên vào bể chứa tại thôn Ma Ú, cấp nước cho toàn bộ thị trần Đồng Văn và các vùng phụ cận với lưu lượng 1.600 m3/ngày đêm, đến nay dự án đã đi vào vận hành hiệu quả.
Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, thời gian qua, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo UBND các huyện thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn… cũng như các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hà Giang, ông Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã đề xuất với Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hỗ trợ Hà Giang trong công tác ứng phó với tình hình phức tạp của biến đổi khí hậu trong thời gian tới, đặc biệt là công tác quan trắc dự báo để có thể chủ động và cảnh báo được vấn đề lũ quét, sạt lở đất…
Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh cho biết, Hà Giang sẽ không quy hoạch thêm các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn tỉnh để có thể điều tiết vấn đề quản lý nguồn nước, công tác xã lũ, chống ngập trên địa bàn và tập trung nguồn lực ngân sách tỉnh cho những công tác cấp thiết hơn…
Video đang HOT
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai, điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao, vùng khan hiếm nước theo Chương trình ứng phó Biến đổi khí hậu; hỗ trợ cho tỉnh Hà Giang thực hiện nâng cấp, cải tạo 3 bãi xử lý rác thải sinh hoạt tại các huyện Bắc Quang, Mèo Vạc và Hoàng Su Phì…
Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Giang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh Hà Giang trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 đã khắc phục mọi khó khăn, tập trung tháo gỡ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, tập trung lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế-xã hội; khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời có các giải pháp cụ thể để chỉ đạo khắc phục những tồn tài, hạn chế, chỉ đạo triển khai đồng bộ, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực trên địa bàn. Tỉnh cần thực hiện có hiệu quả thanh, kiểm tra xử lý sau thanh tra đối với các doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; hoàn thành báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020 gửi báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Hà Giang là tỉnh miền núi có đặc điểm địa hình độc đáo, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Chính vì vậy, Hà Giang cần tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, phân vùng phát triển trong đó xác định cụ thể các khu vực quy hoạch tĩnh để bảo vệ nghiêm ngặt các giá trị di sản, giá trị sinh thái, đa dạng sinh học đưa Hà Giang trở thành tỉnh giàu mạnh, phát triển bền vững, điểm sáng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác cũng đã đi kiểm tra cát điểm sạt trượt do mưa lũ và thăm, tặng quà động viên các hộ gia đình bị thiệt hại nặng trong đợt mưa lũ thiên tai vừa qua trên địa bàn thành phố Hà Giang và huyên Vị Xuyên. Bộ trưởng và đoàn công tác cũng tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên và Đài hương 468 thuộc thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên.
Thành phố Hà Giang chìm trong biển nước, 2 mẹ con bị vùi chết
Mưa lớn trong nhiều ngày gây ra sạt lở đất làm tê liệt nhà máy thủy điện Thái An, thành phố Hà Giang ngập sâu, 2 người chết do bị vùi lấp.
Theo Văn phòng ban chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai, những ngày qua do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến 40-80mm/24 giờ); riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn có mưa to đến rất to.
Nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi khu vực Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Thái Nguyên, Bắc Giang.
2 mẹ con bị vùi lấp (xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang), đó là bà Lý Già Tin (44 tuổi) và con Lý Thị Ơn (15 tuổi). Xác cả 2 mẹ con được tìm thấy vào lúc 8h20 phút sáng ngày 21/7.
Ngoài ra, 1 người bị thương do bị đá lở (Cao Bằng), hàng chục ngôi nhà bị hư hại; 18ha lúa bị ngập úng, hư hại.
Sáng nay (21/7), mưa to kéo dài khiến nhiều điểm trũng không kịp thoát nước gây ngập úng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân, nhất là khu vực thành phố Hà Giang.
Có những điểm bị ngập sâu đến 1m, nhiều đất đá cùng nước tràn vào nhà, nhất là thời điểm xảy ra vào lúc nửa đêm khiến người dân không kịp di dời tài sản, nhiều tuyến đường huyết mạch đã bị sạt lở và ngập cục bộ.
Mưa to, lũ ống đã làm hư hỏng nhiều công trình trên địa bàn tỉnh. Tại khu vực xã Thái An, mưa lớn gây lũ ống kéo theo hàng nghìn m3 đất, đá chảy xuống vùi lấp một số công trình và nhà điều hành nhà máy thủy điện Thái An, khiến nhà máy phải dừng hoạt động hoàn toàn.
Mưa lớn cũng gây sạt lở đất, đá làm hư hỏng nhiều điểm trên tuyến đường từ xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) đến khu vực nhà máy thủy điện Thái An.
Lực lượng chức năng xã Bản Nhùng, Hoàng Su Phì tham gia cứu hộ vụ sạt lở đất
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ tại thủy điện Thái An
Hà Nội mưa dông, khu vực Việt Bắc đề phòng thời tiết nguy hiểm Khu vực Bắc Bộ có mưa to đến rất to, các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn đề phòng cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ. Các tỉnh miền núi Bắc Bộ cần đề phòng hiện tượng thời tiết nguy hiểm. (Ảnh: TTXVN) Theo Trung tâm...