Doãn Chí Bình có phải là kẻ tội nghiệp nhất trong thế giới Kim Dung?
Doãn Chí Bình là hàng hậu bối đời thứ 3 của phái Toàn Chân được đánh giá là rất ưu tú, nhưng thực tế lại xảy ra hoàn toàn khác biệt với những gì người đời nghĩ về tên này.
Lý trí và dục vọng, cái nào trấn áp được cái nào ? Câu trả lời là cũng tùy con người, tùy trường hợp. Có rất nhiều người suốt cả cuộc đời sống với lý trí, gần như chẳng hề phạm một sai lầm nhỏ. Có những người cả đời đắm chìm trong dục vọng, để rồi sức cùng lực kiệt, kết thúc thương đau. Nhưng cũng có nguời suốt cả đời sống bằng lý trí, chỉ một lần duy nhất dục vọng áp đảo được. Và một lần duy nhất đó phải trả giá bằng danh dự, bằng mạng sống và tiêu tan cả một kiếp nguời. Một trong những kẻ đó mang tên Doãn Chí Bình.
Ảnh minh họa.
Doãn Chí Bình là đại đệ tử của Khưu Xứ Cơ. Y là hàng hậu bối đời thứ 3 của phái Toàn Chân. Cùng với vẻ bề ngoài tuấn tú, y có thể đuợc xem là kẻ văn thao võ lược bậc nhất ở cung Trùng Dương thời bấy giờ. Nếu như không có biến cố trong cuộc đời, y chắc sẽ trở thành chưởng môn của giáo phái. Và với biến cố đó, tất cả đều tan tành với họ Doãn. Người đời gọi y là kẻ bại hoại cũng đuợc, là tên dâm lòa cũng đuợc. Tất cả các cách gọi trên đều chính xác đến không sai một ly. Nhưng…
Lần đâu tiên xuất hiện, Doãn Chí Bình qua đại mạc tận bên Mông Cổ để thông báo tin tức cho Khưu Xứ Cơ. Tuy là đứa nhóc miệng còn hôi sữa, nhưng y cũng đã toát lên một dáng vẻ của một con nguời đầy uy lẫm. Điều này còn khẳng định rõ hơn ở việc tại thôn Ngưu Gia, trước một kẻ giết người không chớp mắt như Hoàng Dược Sư, y vẫn ngang nhiên chửi rủa. Tuy chưa đầy 20 tuổi nhưng rõ ràng y là một con người đầy khí phách. Rồi đến lần hội võ quần hùng ở lầu Túy Tiên, y vinh dự được sánh vai cùng 6 vị sư phụ sư bá và sư thúc khi là một mắt xích trong trận thế Thiên Cang Bắc Đẩu vang danh của sư môn. Điều đó để thấy họ Doãn không hề yếu kém tí nào. Nếu chỉ xét đến thời điểm lúc bấy giờ, về toàn diện một con người, Quách Tĩnh chỉ xứng đáng xách dép cho y.
Người đọc còn bắt gặp y ở phần 2 của bộ Xa Điêu tam khúc. Đó là lúc y thống lĩnh các sư huynh đệ và các đệ tử bảo vệ toàn núi Chung Nam cũng như Hoạt Tử Nhân Mộ. Chỉ là nhân vật thứ yếu và xuất hiện rất mờ nhạt nhưng ít ra là đến thời điểm này ta cũng thấy được những hành động đầy bản lĩnh của y.
Doãn Chí Bình phiên bản 1995.
Và rồi, đến một ngày, định mệnh tình cờ, cho hắn gặp người con gái mang tên Tiểu Long Nữ. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, Doãn Chí Bình đã như si như dại nàng bạch y thiếu nữ thanh khiết như tiên giáng trần đó. Để rồi hắn ngày nhớ đêm mong, trong giấc mơ cũng thầm gọi tên nàng, nàng là tất cả trong mọi suy nghĩ của vị đạo sĩ. Hắn thầm thương trộm nhớ đến nỗi ngày ngày đều ra sau núi để mong gặp nàng. Dù chỉ được nhìn nàng thôi cũng đã là tất cả. Và trong một lần “tình cờ”, hắn đã gặp nàng trong tư thế bất động trước gian nhà nhỏ. Và… !!! Chính lần nông nỗi đó đã phủ nhận tất cả những hành động anh hùng mà mấy chục năm qua hắn cố công gầy dựng. Thân bại danh liệt, chẳng còn đất để dung thân, người đời ai cũng gọi hắn là kẻ dâm lòa, tệ hại.
Phái nữ khinh rẻ Doãn Chí Bình như một tên vô lại, phái nam cũng có kẻ xem chàng chẳng đáng một xu. Thành thật xin lỗi các bạn nữ nếu nói hơi quá một chút! Nhưng các độc giả nam có bao giờ tự hỏi ngược mình một câu hỏi, nếu bạn ở vào thời điểm đó như Doãn Chí Bình, bạn sẽ làm gì??? Trăng thanh gió mát, trước mặt là một nguời con gái như hoa như ngọc, người mà bao năm qua trong mơ cũng thầm thì gọi tên, đang ngồi bất động, bạn sẽ hành động ra sao ??? Bỏ về ư?? Một câu trả lời nghe có vẻ phi lý ! Người ta thuờng nói, muốn hiểu một người, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người đó. Thế bạn có chắc sẽ không “manh động”??? Nếu bạn vẫn chưa tin chắc bạn sẽ làm gì, thì hãy dành một chút cảm thông cho họ Doãn, dù biết rằng hành động lần đó của y là hoàn toàn không đúng.
Video đang HOT
Mà chúng ta cũng chớ vội kết luận về tội danh của Doãn Chí Bình. Y sống vào cái giai đoạn cuối của giáo phái Toàn Chân, cái thời mà đã qua rồi những bậc anh hùng và chỉ còn lại đám đạo sĩ mũi trâu đáng ghét. Cái giáo phái vang danh thiên hạ ngày xưa giờ lại là cái gai trong mắt của Dương Quá – vị anh hùng lẫm lẫm trong Thần Điêu Đại Hiệp. Có anh hùng tất phải có tiểu nhân. Người ta thường nói những kẻ tiểu nhân chính là bàn đạp để tô điểm cho anh hùng. Và với Dương Quá, tất cả các lão đạo sĩ đều đáng chết thảm thì lẽ mặc nhiên, họ sẽ đuợc tác giả “sắp xếp” vào hàng ngũ những kẻ tiểu nhân bỉ ổi nhất.
Doãn Chí Bình phiên bản 2014 dưới bàn tay của Vu Chính.
Thời truớc, Quách Tĩnh chịu ơn và “chơi thân” với Toàn Chân Thất tử, người của Trùng Dương cung được tác giả ca ngợi hết lời. Để rồi sau này Dương Quá – một nguời có tính cách hoàn toàn trái ngược với Quách Tĩnh, lớn lên và làm anh hùng, người của núi Toàn Chân cũng theo đó mà xiêu vẹo, mất đi hình ảnh của chính họ. Tuy lối dẫn truyện của tác giả rất khéo nhưng nếu tinh ý, ta sẽ nhận thấy sự “tuyệt tình” của tác giả. Dương Quá là anh hùng lẫm lẫm thì kẻ đối nghịch với y dĩ nhiên phải là kẻ hạ lưu vô sĩ. Lần lượt từng con nguời của Toàn Chân giáo như những kẻ bỏ đi, nhục nhã không ai bằng. Nào là Hách Đại Thông ê chề kề kiếm đòi tự vẫn, nào là Tôn Bất Nhị mất mặt trước quần hùng khi đưa thanh kiếm của Vương Trùng Dương mà Dương Quá thậm chí không thèm nhìn tới, rồi đến Triệu Chí Kính, rồi thì bọn hậu bối bệ rạc và đỉnh điểm nhất là Doãn Chí Bình.
Nếu Doãn Chí Bình không làm việc trái đạo đó với Tiểu Long Nữ, thì chắc chắn tác giả cũng sẽ cho y làm một việc trái đạo khác có khi là ghê gớm hơn. Bởi Kim Dung đã cố tình như thế thì họ Doãn có mọc cánh cũng khó mà thoát đuợc. Có bao giờ bạn thử nghĩ, một mình Vương Trùng Dương ngày xưa suốt đời thương nhớ nàng Lâm Triều Anh mà vẫn dạy dỗ ra 7 đồ đệ có thể nói là tạm ổn. Mà sau này 7 nguời đồ đệ được cả giang hồ tôn sùng đó lại không dạy được tên đệ tử hoặc đồ tôn nào ra hồn. Bởi cái thời của giáo phái đã hết, bởi họ được xem là nghịch thiên – trái đạo của trời, thì âu đó cũng là một số mệnh. Không thể nào bênh vực cho hành động của họ Doãn, nhưng ở chừng mực nào đó ta vẫn có thể thấy tội nghiệp cho y. Y đã bị bức tử bởi chính nguời tạo ra y.
Ngày trước, khi còn giá trị lợi dụng, người ta tạo ra một Doãn Chí Bình thật hùng vĩ. Để rồi khi cái giá trị đó là không còn cần thiết, người ta đưa y vào tuyệt lộ. Đó không chỉ là ở trong truyện, mà còn là ở xã hội ngày nay. Cuộc sống, khi còn giá trị, nguời đời nâng niu bạn như quả trứng mỏng. Và khi thấy điều đó là không cần thiết, họ sẽ sẵn sàng phủ nhận bạn không chút tiếc thuơng. Thật không ngoa nếu nói rằng, Doãn Chí Bình như một quân cờ Pháo hay Mã, y cũng đã lập ra nhiều công trạng. Nhưng đến lúc cục diện cần thiết, để đổi lấy chiến thắng, người chơi cờ nào có tiếc gì một quân cờ nhỏ nhoi. Y làm nhục Cô Cô vào thời điểm truớc khi diễn ra đại hội anh hùng ở ải Đại Thắng không là bao. Chúng ta vẫn còn nhớ Quách Tĩnh anh hùng và đĩnh đạc như thế nào ở kỳ đại hội ấy. Doãn Chí Bình lớn hơn một tuổi so với Quách đại hiệp, dĩ nhiên phải trầm ổn hơn y, huống hồ y lại là người có đạo hạnh lâu năm. Lúc đó, y tức cũng đã trên dưới 40 tuổi. Theo như miêu tả của tác giả, Cô Cô càng lúc càng trẻ ra mà không hề già đi tí nào. Tức nàng về dung mạo thì cũng chỉ xấp xỉ Quách Phù đại tiểu thư. Chúng ta có thể tin được một nguời trên 20 năm chân tu như họ Doãn lại làm chuyện đồi bại đứa trẻ xấp xỉ hàng con cháu của mình ???
Nếu không có Doãn Chí Bình, có lẽ chuyện tình của Tiểu Long Nữ và Dương Quá sẽ viên mãn, đủ đầy hơn?
Mà phải chi y là kẻ dâm lòa hiếu sắc thì chắc cũng sẽ dễ tin hơn. Còn nhớ lần gặp Trình Dao Gia ở thôn Gia Ngưu. Lúc đó, y chưa đầy 20 tuổi, cái tuổi tràn đầy sinh lực của một đấng nam nhi. Tiểu thư họ Trình tuy không phải là tuyệt thế giai nhân nhưng cũng đáng xếp vào hàng các mỹ nữ thời ấy. Thế mà y vẫn không động thanh sắc. Điều này chứng tỏ họ Doãn đâu phải là con nguời bạ đâu là mê đó. Thế mà, sau thêm 20 năm hàm duỡng công phu – công phu của phái Toàn Chân lấy thanh tịnh làm đầu, y lại thay đổi. Liệu có một Doãn Chí Bình thay đổi nhanh chóng như thế khi lần đầu bắt gặp đã mất hồn vì Tiểu Long Nữ ??? Liệu có một kẻ anh hùng lẫm lẫm lại làm chuyện nhơ nhóp với cô gái chỉ đáng tuổi cháu mình ???Liệu Doãn Chí Bình có lỗi, hay y là nạn nhân ??? Y cũng chỉ là một quân cờ thí của chính nguời tạo ra y ???
Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật. Câu nói thốt ra từ của miệng của biết bao nhiêu nguời. Nhưng dường như ít nguời bỏ ra chút thông cảm khi Doãn Chí Bình thật sự đã “phóng hạ đồ đao”. Độc giả có thể tha thứ cho hành động của nhà sư Huyền Từ khi ông chọn cái chết để tạ lỗi. Họ cũng có thể vui và thậm chí là thích thú với hành động sau này của Điền Bá Quang dù trước đó hắn từng hãm hiếp hết cô gái này đến cô gái khác thậm chí có khi là ni cô. Nhưng họ không bao giờ tha thứ cho Doãn Chí Bình. Y dù làm mọi cách cũng không thể nào gột rửa. Kể từ sau cái đêm định mệnh ấy, y không lúc nào không hối hận, y đã bao lần xin tội truớc mặt tổ sư Vương Trùng Dương. Y buông kiếm xuôi tay cho Tiểu Long Nữ hạ sát, nàng cũng không ra tay. Phải chi nàng đâm một kiếm, chắc có lẽ nỗi khổ bị dày vò của y sẽ ít hơn. Lúc tử nạn, ta bắt gặp một hình ảnh Doãn Chí Bình thều thào đến tội nghiệp xin Tiểu Long Nữ tha thứ. Y đã hứng chịu trọn vẹn tấm kim luân của Kim Luân Pháp Vương để mong sửa chữa tội lỗi. Y hối hận bò lết truớc mặt nàng để tạ lỗi. Sau đó y lao thẳng vào 8, 9 thanh kiếm để tự vẫn.
Dưới ngòi bút của Kim Dung, Doãn Chí Bình thực sự là một tội nhân thiên cổ?
Một hình ảnh thật đáng thưong. Tác giả thật khéo léo khi mô tả cái chết của y. Bởi có lẽ, y chết vì 1 thanh kiếm thì không hết tội và phải chết bi thảm như thế.
Nếu được làm lại, không biết Doãn Chí Bình có làm như thế hay không nữa ??? Nhưng chắc y cũng không nên quá cố gắng, bởi như trên đã nói, y gắng sức cũng nào đuợc gì ! Các độc giả nam thuờng hay đùa giỡn với nhau: “Nếu được chọn làm giữa Doãn Chí Bình và Dương Quá, mày thích làm ai?”. Sẽ không ít người sẽ trả lời thích làm Doãn Chí Bình và cười phá lên. Họ Doãn mãi mãi sẽ bị nguyền rủa như thế. Càng ngày sẽ càng có thêm nhiều người đọc truyện Thần Điêu và lẽ dĩ nhiên, số lượng người ghét y cũng từ đó mà tăng lên. Người viết cũng thật sự không ủng hộ cho hành động của Doãn Chí Bình nhưng chỉ muốn chia sẻ một sự cảm thông. Trong cuộc đời, chẳng bao nhiêu người được làm quan to chức lớn, chúng ta cũng chỉ là những người nhân viên quèn trong một đơn vị. Chúng ta sẽ có đôi lần trong cuộc đời như một quân cờ cho người đời mặc sức định đoạt. Phạm tội biết hối là khó, y đã nếm trải biết bao sự đau thương, tại sao chúng ta không dành cho y một sự tha thứ và bao dung chân thành nhất ???
Không phải Xạ Điêu Tam Bộ hay Thiên Long Bát Bộ, đây mới là tiểu thuyết hay nhất của Kim Dung?
Có điều người đọc tiểu thuyết của tôi (Kim Dung) có rất nhiều thiếu niên thiếu nữ, vậy thì cũng nên nhắc nhở với những người bạn trẻ trong trắng ấy một câu: Vi Tiểu Bảo coi trọng nghĩa khí, đó là phẩm đức tốt, còn như những hành vi còn lại, thì ngàn vạn lần đừng nên học theo.
Trong lời tựa của bộ truyện Lộc Đỉnh Ký xuất bản năm 1981, Kim Dung đã khẳng định đây chính là tác phẩm mà ông tâm đắc nhất trong suốt sự nghiệp cầm bút.
Kim Dung cho rằng Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm mà ông tâm đắc nhất trong suốt sự nghiệp.
Lộc Đỉnh ký bắt đầu khởi đăng trên Minh báo từ ngày 24/10/1969, đến ngày 23/9/1972 thì kết thúc, tổng cộng đăng liên tục trong hai năm mười một tháng. Trước nay thói quen của tôi khi viết đăng báo nhiều kỳ là mỗi ngày viết một đoạn, hôm sau đăng báo, nên bộ tiểu thuyết này cũng viết liên tục trong hai năm mười một tháng. Nếu không có chuyện bất ngờ đặc biệt (trong cuộc sống luôn luôn có chuyện bất ngờ đặc biệt), thì đây là bộ tiểu thuyết cuối cùng của tôi.
Nhưng Lộc Đỉnh ký không mấy giống tiểu thuyết võ hiệp, cũng không thể nói là tiểu thuyết lịch sử. Lúc bộ tiểu thuyết này đăng trên báo, có nhiều độc giả liên tiếp gửi thư tới hỏi Lộc Đỉnh ký có phải do người khác viết không?. Vì họ phát giác ra rằng giữa bộ này với các tác phẩm trước đây của tôi có sự khác biệt rất lớn. Thật ra bộ này đương nhiên hoàn toàn do chính tôi viết. Rất cảm ơn người đọc đã yêu mến và khoan dung đối với tôi, lúc không thích một tác phẩm hay một đoạn văn của tôi là đoán rằng "Đây là do người khác viết thay", dành những lời khen ngợi cho tôi, đẩy sự bất mãn vào một "người viết thay" trong tâm tưởng.
Lộc Đỉnh Ký phiên bản Châu Tinh Trì.
Lộc Đỉnh ký khác hẳn với những tiểu thuyết võ hiệp trước đó của tôi, đó là cố ý. Một tác giả không nên lặp lại phong cách và hình thức của mình, phải cố gắng hết sức tìm kiếm những sáng tạo mới.
Có những độc giả bất mãn Lộc Đỉnh ký, vì nhân phẩm của nhân vật chính Vi Tiểu Bảo quá trái ngược với các quan niệm giá trị thông thường. Độc giả tiểu thuyết võ hiệp quen đem mình thay cho anh hùng trong tiểu thuyết, nhưng Vi Tiểu Bảo thì không thể thay được. Trên phương diện này, cướp đi mất niềm vui của bấy nhiêu độc giả, tôi cảm thấy rất có lỗi.
Nhưng nhân vật chính trong tiểu thuyết không nhất định phải là "người tốt". Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của tiểu thuyết là sáng tạo nhân vật, người tốt, người xấu, người tốt có khuyết điểm, người xấu có ưu điểm... đều có thể miêu tả. Việc Trung Quốc thời Khang Hy có loại nhân vật như Vi Tiểu Bảo hoàn toàn không phải là chuyện không có khả năng.
Lộc Đỉnh Ký phiên bản Trương Vệ Kiện
Ha Mầu Lai Đặc ưu nhu quyết đoán, La Đình nói được không làm được, mục sư trong "Hồng tự" thông gian với người ta, An Ná Tạp Liệt Ni Ná phản bội chồng, tác giả chỉ là miêu tả những nhân vật như thế chứ không phải khuyến khích độc giả làm theo hành vi của họ. Độc giả Thủy Hử thích nhất không phải loại người như Lý Quỳ, đánh bạc thua thì cướp tiền, cũng không phải là loại người như Tống Giang, một đao chém chết người vợ bạc tình không ngừng làm tiền. Lâm Đại Ngọc rõ ràng không phải là đối tượng mà độc giả phụ nữ hiện đại học theo, số phụ nữ có quan hệ tình dục với Vi Tiểu Bảo không nhiều hơn Giả Bảo Ngọc bao nhiêu, nhưng ít nhất Vi Tiểu Bảo cũng không đồng tính luyến ái như Giả Bảo Ngọc, đã có Tần Chung, lại có Tưởng Ngọc Hàm. Lỗ Tấn miêu tả AQ, cũng hoàn toàn không phải khuyến khích phép thắng lợi tinh thần.
Nếu nhân vật trong tiểu thuyết trọn vẹn mười phần, thì không thể chân thực. Tiểu thuyết phản ảnh xã hội, trong hiện thực xã hội không có con người hoàn mỹ tuyệt đổi. Tiểu thuyết hoàn toàn không phải là sách giáo khoa đạo đức. Có điều người đọc tiểu thuyết của tôi có rất nhiều thiếu niên thiếu nữ, vậy thì cũng nên nhắc nhở với những người bạn trẻ trong trắng ấy một câu: Vi Tiểu Bảo coi trọng nghĩa khí, đó là phẩm đức tốt, còn như những hành vi còn lại, thì ngàn vạn lần đừng nên học theo.
3 Vi Tiểu Bảo gần nhất xuất hiện trên màn ảnh nhỏ: Huyền Hiểu Minh, Trương Vệ Kiện và Hàn Đống
Tôi viết tiểu thuyết võ hiệp tổng cộng có mười hai bộ truyện dài, ba bộ truyện ngắn. Từng dùng mười bốn chữ đầu tên sách làm một đôi câu đối "Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc, Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên" (Bay tuyết liền trời bắn hươu trắng, Cười sách thân hiệp dựa uyên xanh), bộ Việt nữ kiếm viết sau cùng không có trong đó.
Bộ Thư kiếm ân cừu lục viết sớm nhất năm 1955, bộ Việt nữ kiếm viết cuối cùng tháng 1/1970. Mười lăm bộ tiểu thuyết dài ngắn viết trong mười lăm năm. Công việc sữa chữa bắt đầu từ tháng 3/1970, đến giữa 1980 thì kết thúc, tất cả trong mười năm. Đương nhiên trong khoảng thời gian ấy tôi còn làm nhiều việc khác, chủ yếu là biện lý tờ Minh báo và viết xã luận trên Minh báo.
Lúc gặp các độc giả gặp nhau lần đầu, câu hỏi mà tôi thường gặp nhất là "Ông thích bộ tiểu thuyết nào của mình nhất?". Câu hỏi này rất khó trả lời, nên tôi thường không trả lời. Còn nếu bàn về "mình thích", thì tôi thích mấy bộ có tình cảm mãnh liệt như Thần điêu hiệp lữ, Ỷ thiên Đồ long ký, Phi hồ ngoại truyện, Tiếu ngạo giang hồ. Lại thường có người hỏi "Theo ông bộ tiểu thuyết nào của mình là hay nhất?", thì bộ này là hay nhất. Có điều rất nhiều độc giả hoàn toàn không đồng ý. Tôi rất thích sự không đồng ý của họ.
Sao nữ TVB đóng nhiều phim kiếm hiệp Kim Dung nhất bây giờ ra sao? Ở tuổi 60, Trần An Oánh vẫn đóng phim nhưng không còn cộng tác với TVB. Trần An Oánh sinh ra tại Mỹ trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật kinh kịch Quảng Đông. Từ nhỏ mẹ ruột đã cho cô theo học diễn kịch từ người dì là nữ hoa đán nổi tiếng Đặng Bích Vân và theo cố nghệ...