Đoán bệnh qua nước bọt
Tiềm năng chẩn đoán của nước bọt (nước miếng) là rất lớn, từ các bệnh lý vùng miệng như sâu răng và nha chu cho đến các bệnh di truyền, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa hay ung thư.
Tại Trung tâm y khoa Medic TP.HCM đã thực hiện xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán bệnh mất ngủ, rối loạn nội tiết và tế bào di truyền. Trong ảnh: một bệnh nhân tự lấy mẫu nước bọt tại nhà – Ảnh: N.C.T.
Nước bọt đã được sử dụng trong chẩn đoán cách đây hơn… 2.000 năm. Những lương y ngày xưa của y học cổ truyền Trung Hoa đã kết luận nước bọt và máu là “anh em” trong cơ thể và chúng đến từ cùng một nguồn gốc. Người ta tin rằng những thay đổi ở nước bọt chỉ thị cho tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Chính xác 99,9%
Trả lời bệnh trong 1 giờ Phòng chẩn đoán chức năng khoa răng hàm mặt Đại học Y dược TP.HCM đã nhập các thiết bị, hóa chất chẩn đoán nguy cơ sâu răng, bệnh lý răng miệng qua nước bọt, kết quả được trả lời nhanh trong vòng một giờ. Phòng cũng đang nhập những xét nghiệm về hormon và ung thư.
Video đang HOT
Nước bọt như một dịch phẩm chẩn đoán các bệnh lý răng miệng và toàn thân đã được đề cập từ khá lâu, tuy nhiên mãi đến những năm gần đây y học mới thật sự có bước tiến nhảy vọt trong việc nghiên cứu nước bọt. Cách đây bảy năm, Viện Quốc gia nghiên cứu nha khoa và sọ mặt (NIDCR) Hoa Kỳ đặt mũi nhọn đầu tư phát triển việc sử dụng nước bọt như một công cụ chẩn đoán.
Các nhà khoa học đã dần hoàn thiện các bộ công cụ chẩn đoán nước bọt, trước hết là việc tập hợp các protein và tập hợp các sản phẩm phiên mã (transcriptome) có trong nước bọt để hình thành một “mục lục” chẩn đoán nước bọt.
Bản tin ABC News ra ngày 1-2-2010 có bài viết “Xét nghiệm di truyền mới giúp bố mẹ có được những đứa con khỏe mạnh” cho biết một dạng tầm soát mới được gọi là xét nghiệm di truyền phổ quát (Universal genetic test) giúp xác định các ông bố và bà mẹ tương lai có phải mang gen các bệnh di truyền hay không. Không như các xét nghiệm di truyền truyền thống (cần một mẫu máu cho một bệnh chuyên biệt và việc lấy mẫu được thực hiện tại bệnh viện), xét nghiệm mới này chỉ cần một lượng nhỏ nước bọt tự lấy tại nhà, gửi mẫu nước bọt đến phòng xét nghiệm, kết quả sẽ được trả lời qua email.
Thật thú vị, từ nước bọt có thể tìm kiếm hơn 400 đột biến của 109 bệnh di truyền khác nhau với độ chính xác 99,9%, trong đó có các bệnh khá phổ biến như các nang u xơ, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tay-sachs (bệnh đần độn và mù gia đình), bệnh thiếu máu vùng biển (beta thalassaemia), bệnh teo cơ tủy mãn tính…
Đoán trước việc sinh non
Người ta cũng đã sử dụng nước bọt để phát hiện các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm virus như HIV, HBV, HCV. Nhiều xét nghiệm dịch miệng đã được phát triển để chẩn đoán HIV. Xét nghiệm HIV bằng nước bọt đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thông qua và chứng nhận tốt hơn xét nghiệm máu.
Nhiều loại thuốc phát hiện được trong nước bọt. Hiện nay xét nghiệm nước bọt dùng để đánh giá tình trạng lạm dụng thuốc, chẳng hạn như cocaine, ethanol và các chất có thuốc phiện. Nước bọt cũng dùng để giám kiểm thuốc điều trị như digoxin, methadone, một số thuốc chống co giật… và sự tuân thủ đối với việc điều trị của các bệnh nhân tâm thần hay giám kiểm tình trạng hút thuốc lá và phơi nhiễm khói thuốc. Một khía cạnh khác của xét nghiệm nước bọt là đánh giá sử dụng thuốc trái phép, thường phục vụ mục đích pháp y.
Ngoài ra, nước bọt là dịch phẩm rất thích hợp để xác định hàm lượng của hầu hết hormone, trong đó có estrogen (estradiol), progesterone, dehydroepiandrosterone (DHEA) và cortisol. Đặc biệt quan trọng là estradiol vì đó có thể là một chỉ số của tình trạng sinh non và trẻ sinh nhẹ cân.
Chẩn đoán nước bọt có thể tạo ra một thay đổi lớn trong thực hành lâm sàng bằng việc đưa ra các xét nghiệm thuận tiện, chính xác và không gây đau, không làm bệnh nhân sợ, nhất là các bệnh nhi. Một chút nước bọt sẽ giúp việc theo dõi tình trạng sức khỏe, khởi phát, tiến triển bệnh và đánh giá kết quả điều trị có thể thực hiện ngay cả ở vùng xa xôi, hẻo lánh hay vùng nghèo khó.
Theo ThS-BS Cao Hữu Tiến
(Đại học Y dược TP.HCM)
Tuổi trẻ
Tự đoán bệnh đái tháo đường
Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y khoa Cornell(Mỹ) đã dựa vào kết quả nghiên cứu với 5.258 người để thiết kế một bảng có thể giúp mọi người dễ dàng dự đoán nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Bạn trả lời và tự cho điểm theo sáu câu hỏi sau:
1. Tuổi: dưới 40-0 điểm, 40-49-1 điểm, 50-59-2 điểm, 60-3 điểm.
2. Giới tính: nữ-0 điểm, nam-1 điểm.
3. Gia đình có người bị bệnh đái tháo đường: có-1 điểm.
4. Bị bệnh cao huyết áp: có-1 điểm.
5. Chỉ số BMI: 25-0 điểm, 25,9-30-1 điểm, 30-2 điểm.
6. Tập thể dục: nếu có-0 điểm.
Nếu tổng số điểm của bạn 5 thì bạn có nguy cơ cao bị mắc đái tháo đường mà không được chẩn đoán.
Theo BS NGUYỄN TẤT BÌNH
Tuổi trẻ/Annals of Internal Medicine