Dọa…chồng!
Chị khẽ khàng đến bên tôi hỏi: “Em biết phòng của thẩm phán Đ. không?”. Chị lại nói tiếp: “Không có gì… Tại cái giấy triệu tập ký tên thẩm phán này… chị muốn tìm ổng để… rút đơn… thương quá”.
ảnh minh họa
Tôi suýt bật cười cho cách nói của chị, nói như thế, hóa ra chị… thương ông thẩm phán à?
Chị bảo, hôm nay chắc chắn là chồng chị không tới, cả tuần nay, từ ngày có cái giấy triệu tập này, chả khóc hoài. Mà 44 tuổi đời, có sui gia rồi chứ trẻ trung gì nữa. Thấy chả khóc, rồi về ra vô năn nỉ bà già vợ mà chị thương làm sao. Đứa con gái ngày nào nín thinh nhìn mẹ làm đơn ly hôn ba, giờ lại bảo mẹ đi rút đơn vì “thấy thương ba quá”. Chị tên Lê Thị Ngọc Bé, 42 tuổi.
Hai đứa con, một đứa có gia đình, một đứa học lớp 10, thu nhập gia đình tạm ổn định, sao phải ly hôn? Chị cười. Ngoài 40 mà cười giòn như con gái, nói tại không chịu nổi cảnh mỗi lần chả nhậu về là rượt vợ con chạy có cờ khắp làng khắp xóm. Sao phải chạy? Không chạy để ăn đòn sao? Ngoài tật nhậu và rượt vợ con chạy vòng vòng thì… chả cũng được lắm. Siêng năng, thật thà, làm bao nhiêu đưa vợ hết bấy nhiêu, không bài bạc đề đóm… Được lắm vậy sao ly hôn? Là… hù chả thôi. Hơn hai năm nay đứa con gái lớn làm cho công ty nước ngoài, chị bán kẹo bánh, thu nhập của hai mẹ con một tháng mười mấy triệu đồng, nên con gái bảo ba đừng đi bốc vác, quét chợ nữa. Cực khổ 20 năm trời thế đủ rồi. Ở nhà phụ vợ, rảnh thì cà phê, xem phim cho… khỏe thân già. Năm đầu làm giỏi lắm, nhưng bây giờ chả nói, vợ con không hầu hạ mình thì thôi, tội gì làm Ôsin cho vợ? Vậy là nhậu suốt ngày. Tiền chợ cũng mang đi nhậu, tiền học phí của con cũng đãi bạn nhậu, tiền đám tiền tiệc cũng nướng vào quán nhậu…
Con gái lớn mới lấy chồng, nhà còn ba người mà con gái út đi học về nhiều bữa đói meo, điện thoại “méc” mẹ thì chả hăm “vặn họng”. Chị biểu con gái đi học về tự nấu ăn. Ăn xong thì đem nồi cơm chảo cá vô buồng khóa cửa cất. Chị suốt ngày bận buôn bán nào biết con gái không làm theo lời mình. Nó có nấu, nhưng ăn xong không cất vô buồng mà để sẵn ở bàn cho chả về ăn.
Video đang HOT
Rồi nó nhỏ to khuyên nhủ, rằng ba cứ nhậu hoài sẽ bệnh tật đầy người, chưa kịp già đã chết. Rằng con lớn rồi, có bạn bè, rồi có chồng, không lẽ ba muốn con gái ba bị chồng đối xử tệ bạc như ba đối với mẹ? Nó còn dặn mấy bà bán tạp hóa đầu đường không bán thiếu bia rượu cho chả nữa; tiền chợ, tiền tiêu vặt chị cũng không đưa cho chả. Nó lại khuyên ba mình nên tìm việc làm, không nặng nhọc như xưa, thu nhập bao nhiêu cũng được.
Nhưng chả chưa chịu hiểu lòng con gái, bạn con tới thì la hét đuổi hết. Chịu không nổi, chị quyết định “thôi” cho nhẹ lòng, cho con an tâm học hành. Nói đi còn nói lại, chả chỉ hung dữ lúc nhậu vô thôi. Khi tỉnh rồi thì chị có ngắt, có nhéo, có chửi xối xả…, chả cũng ngồi im chịu trận.
Mấy bữa nay, từ khi nhận cái giấy triệu tập của tòa, chị bỏ về nhà cha mẹ ruột. Chả theo qua đó, nằm ngoài mái hiên chờ chị đi bán về. Có khi chị bán ế, về trưa thì chả xách xe “đón lõng” chị ở đầu đường rồi rề rề chạy theo. Nói trống không rằng: “Bỏ nhậu rồi, hết quậy rồi, đừng “thôi”… sẽ đi xin việc làm, sẽ không “quậy” vợ con nữa…”. Thấy cũng thương em à, lại thêm con gái bảo rút đơn, thôi thì vợ chồng chín bỏ làm mười chứ già rồi mà còn ly hôn cũng mắc cỡ với con cháu lắm. Sáng nay chả không tới tòa vì phải đi nhận việc, làm bảo vệ thôi, lương ba triệu, tháng ngủ nhà 15 ngày, chả nói, vậy là bà khỏe, khỏi chạm mặt chồng nhiều.
Chị lại cười, nói vợ chồng sống với nhau hơn 20 năm sao mà ghét được, chỉ là bực quá làm giấy ly hôn “hù” chút thôi. Mà nghĩ lại, chắc tại công việc bếp núc, nhà cửa tù túng nên chồng chị mới trở chứng vậy thôi em hén? Chứ mấy chục năm nay ảnh toàn đi làm mà!
Ra về bất ngờ lại gặp nhau ngoài sân tòa. Chị cười nói đã rút được cái đơn ly hôn. Lại khoe, ông thẩm phán khen, vợ chồng nào cũng biết nghĩ như chị chắc ngành tòa án khỏe lắm.
Dáng gầy, gương mặt đã bắt đầu nám sạm nhiều vùng, chạy chiếc xe máy cũng không lấy gì làm đắt giá, lại cồng kềnh những bánh ngọt, kẹo mè, snack… nhưng nụ cười đậu mãi trên khóe môi. Chưa biết mặt, nhưng lòng tôi tự dưng tràn đầy cảm mến cô con gái lớp 10 đã giỏi làm “sứ giả hòa bình” cho anh chị.
Theo PNO
Xuân này con không về
Có không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết.
Tết năm nay được nghỉ khá dài ngày, nhiều nhà vui mừng vì được đoàn tụ gia đình ở quê, được du lịch đó đây. Nhưng, có những cảnh nhà dư thời gian mà lại thiếu tiền, hoặc quê chồng tận Hà Đông còn quê vợ giữa khúc ruột Huế thương, phải về nơi nào để đôi bên toại nguyện?
Chịu khổ vẫn không mua được vé
"Năm ngoái, trầy trật mãi chúng tôi mới tìm được hai chiếc vé ghế xếp để về quê chồng tận Hà Đông. Đồ đạc, người ngợm xếp nhau ngồi dưới sàn, ra đến Huế tôi mới có được ghế để ngồi. Chuyến về quê đó ám ảnh tôi cả năm nên lần này tôi quyết đón mua vé thật sớm" - đang xếp hàng tại quầy vé xe khách Hà Nội, chị Minh Lan chia sẻ. Nhưng mới đầu tháng 12, hãng xe chị mua chưa bán vé tết, mất nửa tiếng xếp hàng chỉ để nghe câu từ chối, chị Minh bực bội bỏ về.
Xe đò vẫn là ưu tiên số một cho những gia đình có thu nhập bình dân. Mặc dù giờ đây thay vì chen chúc xếp hàng, khách có thể đặt vé xe qua điện thoại, rồi hẹn ngày giờ lấy vé, nhưng nỗi lo thiếu vé, không có vé về vẫn không giảm chút nào. Chị Thanh Hiếu 38 tuổi, chia sẻ: "Mấy tuần gần đây, tuần nào tôi cũng ghé hỏi mua vé tết về Quảng Ngãi, nhưng các quầy đều dán thông báo "Chưa bán vé tết". Đợi đến khi họ mở bán thì chắc không tới lượt mình. Tôi mừng như bắt được vàng khi một quầy nói có bán vé Quảng Ngãi nhưng phải trả gấp ba vì đây là tuyến ra... Hà Nội".
Chi phí ngất ngưởng, lương thưởng bèo bọt
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa (Ảnh minh họa)
Chuyện tàu xe chỉ là yếu tố nhỏ làm cho những chuyến về quê ngày một xa. Lương thưởng cuối năm bèo bọt, kinh tế eo hẹp là nỗi lo chính cho cả nhà, đặc biệt với những cặp vợ chồng là trụ cột của cả dòng họ. Sau nhiều đêm trăn trở, chị Như Ý, nhân viên ngân hàng, nhà ở Thủ Đức vẫn không tính được bài toán thu chi cho chuyến về quê chồng cuối năm nay. "Nhà tôi ở Bến Tre, còn nhà chồng tận Nghệ An. Năm ngoái cả hai về quê vợ nên năm nay phải là quê chồng. Chồng tôi là con một nhưng thuộc trưởng chi, trưởng tộc. Vì lần đầu tiên về ra mắt dâu họ nên tôi phải chuẩn bị quà cho từng gia đình. Mỗi gói quà ít nhất cũng 200.000 đồng, chưa kể phong bao lì xì cho chục đứa nhỏ. Rồi tiền tàu xe đi lại, hai cái vé máy bay khứ hồi ít nhất cũng tốn chục triệu đồng. Mới nghe năm nay ngân hàng làm ăn thua lỗ, lại sắp sáp nhập với ngân hàng khác nên đến giờ vẫn chưa biết lương thưởng cuối năm thế nào. Nếu không có thưởng thì không biết lấy đâu tiền về quê. Tôi bàn với chồng thôi để sang năm ăn tết lớn, nhưng chưa hết câu thì đã bị trách: "Em tiếng làm dâu mà chưa về nhà chồng thử một ngày!"
Cũng không ít chuyện buồn khi đồng lương eo hẹp chi phối quá lớn đến chuyện sum họp ngày tết. Anh Hoàng Long (quận 3) thổ lộ: "Đã năm cái tết vợ chồng tôi không được gần nhau. Lúc vợ tôi về Cà Mau (quê vợ) để tôi lại Sài Gòn, lúc tôi chắt chiu mua vé bay về Bắc thăm mẹ già để vợ ở lại với con nhỏ. Coi như thoả thuận đó giúp ông bà hai bên vui lòng, nhưng tết nhất mà chồng một nơi, vợ một ngả ai chẳng buồn".
"Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm"
Với những trường hợp khá giả như Kim Chi - hàng xóm nhà bên cạnh, thì không có khái niệm tết phải về thăm quê: "Cả năm vùi mặt ở văn phòng, cuối năm phải là dịp để hưởng thụ, thư giãn chứ? Về quê thì lúc nào cũng nấu nướng, cúng kiếng, dọn dẹp, xong là hết tết. Nếu lấy tiếng thăm bố mẹ mà về tết thì thời gian nghỉ phép trong năm thăm ông bà cũng được vậy". Nhưng theo ý anh Thành - chồng của Chi, "Tết là phải về nhà, thăm ông bà, dòng họ, chuyện chơi bời để ra tết hãy tính".
Bà cụ ở căn hộ nhà đối diện, tết rồi mỗi mình bà ra vào khoá cửa. Hỏi con cháu đâu cả rồi, bà bỏm bẻm nhai trầu, cố gắng nói thật vui vẻ: "Cả năm chúng nó vất vả, cuối năm mình ở nhà giữ cửa cho chúng thoải mái dắt con cháu đi chơi. Mình già rồi, đi xa đâu được. Ở nhà thắp hương, trò chuyện với ông bà cũng ấm lòng rồi". Nếu con cháu bà cụ nghe được điều này, hẳn họ sẽ chạnh lòng suy nghĩ lại.
Theo VNE
Cô gái 13 tuổi sinh con của "yêu râu xanh" Cô gái bị người đàn ông 61 tuổi cưỡng hiếp vừa sinh ba đứa trẻ tại thủ đô Dominica. Cô gái 13 tuổi vừa trải qua một ca đẻ sinh ba tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica. Được biết, cha của ca sinh ba này là một người đàn ông 61 tuổi. Sau khi thực hiện hành vi cưỡng bức trẻ...