Đóa hồng nhiều gai Chu Chỉ Nhược
Nhân vật Chu Chỉ Nhược trong Ỷ thiên đồ long ký của Kim Dung để lại trong lòng khán giả một hình ảnh ác nữ tà đạo, đặc biệt là món võ Cửu Âm Bạch Cốt Trảo đáng sợ của nàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vai diễn này cũng khiến người xem không khỏi nhức nhối và thương cảm cho số phận của cô gái có có tấm lòng trong sáng mà phải đối mặt với cuộc sống đầy bấn loạn nội tâm, đưa đẩy nàng ngày càng trượt dài vào tà lộ.
Chu Chỉ Nhược: Mỹ nhân nửa chính nửa tà
Dưới ngòi bút sắc sảo và tinh tế của Kim Dung, hình ảnh Chu Chỉ Nhược hiện ra trước mắt độc giả như một đóa hoa hồng nhiều gai, vô cùng xinh đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm.
Nàng là con gái của một người chèo đò trên sông Hán Thủy, tình cờ gặp Trương Vô Kỵ lúc mới khoảng 10 tuổi. Mặc dù còn nhỏ nhưng Chu Chỉ Nhược đã biết ân cần chăm sóc cho người anh hùng trong lúc đang bị Huyền Minh Thần Chưởng hành hạ đau đớn trăm bề. Chưởng môn trong sáng và nhân hậu của phái Nga Mi sau này đã đem lòng yêu thương sâu sắc Trương Vô Kỵ.
Tuy nhiên, trong mối tình đó lại đầy rẫy ghen tuông và hiểm độc. Chính vì sự ích kỷ trong tình yêu đã khiến Chu Chỉ Nhược dần trượt dài vào tà lộ, hậu quả là phải mất hết võ công Cửu Âm Chân Kinh và cũng chẳng có được người mình yêu.
Tạo hình của Chu Chỉ Nhược do Triệu Nhã Chi, Đặng Tụy Văn, Du Khả Hân (hàng trên, từ trái sang) và Châu Hải My, Cao Viên Viên và Xa Thị Mạn (hàng dưới) thể hiện
Để khắc họa nhân vật một cách độc đáo, Kim Dung đã “cấy ghép” một số phẩm chất của Triệu Mẫn vào Chu Chỉ Nhược để “đánh lạc hướng” độc giả. Bên cạnh đó, ông vừa để mỹ nhân nửa chính nửa tà này vạch những nhát dao độc ác lên gương mặt Ân Ly, vừa để nàng tự làm thương tai trái của mình rồi đổ lỗi cho Triệu Mẫn.
Những thủ đoạn thâm độc này khi xuất hiện song song với hình ảnh hiền dịu đoan trang đã khiến nhân vật Chu Chỉ Nhược hiện lên đầy mâu thuẫn mà cũng thật cuốn hút.
Chu Chỉ Nhược là nhân vật được xây dựng thành công về mặt diễn biến nội tâm. Chính vì vậy, những diễn viên được lựa chọn cho vai diễn này không chỉ có vẻ ngoài là tổng hợp của sự trong sáng, hiền thục, trầm tư, thuần hậu mà còn phải đáp ứng được sự đấu tranh nội tâm, diễn biến tâm lý phức tạp qua nhiều giai đoạn.
Trên màn ảnh Hoa ngữ từng xuất hiện 8 phiên bản Chu Chỉ Nhược do Triệu Nhã Chi (1978), Du Khả Hân (1984), Đặng Tụy Văn (1986), Lê Tư (1993), Châu Hải My (1994), Xa Thị Mạn (2000), Cao Viên Viên (2003) và gần đây nhất là Lưu Cạnh (2009) thể hiện.
Lê Tư xinh đẹp trong phục trang độc đáo và cá tính
Với số lượng và tần xuất “tái bản” nhân vật dầy đặc như trên, khán giả yêu mến tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung lại có thêm nhiều cơ hội để bình luận và so sánh về sự hơn kém của từng phiên bản.
Về mặt tạo hình, Chu Chỉ Nhược là mỹ nhân được “biến hóa” nhiều nhất trên màn ảnh. Trong những năm thập niên 80, tạo hình của nàng được xây dựng khá truyền thống, không nhiều đột phá cả về trang phục lẫn hóa trang và đạo cụ. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1993, vai diễn Chu Chỉ Nhược do Lê Tư đảm nhiệm đã mở ra một trải nghiệm mới cho hình ảnh mỹ nhân nửa chính nửa tà. Phục trang màu trắng tuyền với màng che mặt bí ẩn và cách búi tóc cao cá tính đã mang đến một cảm nhận thật mới mẻ và độc đáo.
Video đang HOT
Tiếp đó, sang đến phiên bản do Châu Hải My thủ vai thì điểm chấm đỏ giữa hai hàng lông mày lại càng gây chú ý. Chi tiết này đã được Cao Viên Viên tái hiện năm 2003 và nhận được nhiều khen ngợi của công chúng.
Lý Cạnh với nét đẹp đầy biểu cảm trong mỗi trạng thái tâm lý đã được khán giả rất hài lòng
Tuy nhiên, nếu nhắc tới hình ảnh Chu Chỉ Nhược được lòng nhà văn và khán giả Trung Quốc nhất lại là Lý Cạnh trong Tân Ỷ thiên đồ long ký năm 2009. Gương mặt không thực sự nổi bật nhưng mỗi khi thể hiện bất kỳ cảm xúc nào đều mang đến cho người xem một ấn tượng sâu sắc khó quên.
Nỗi lòng Chu Chỉ Nhược
Ỷ thiên đồ long ký xoay quanh câu chuyện các giang hồ băng nhóm không tiếc sinh mệnh để theo đuổi và tranh giành 2 báu vật của võ lâm là Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm. Trong phim còn quán xuyến câu chuyện tình cảm phức tạp của nhân vật nam chính Trương Vô Kỵ và bốn cô nương xinh đẹp (Tiểu Siêu, Ân Ly, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược).
Chu Chỉ Nhược nửa chính nửa tà, là nhân vật khó đoán nhất trong Ỷ thiên đồ long ký
Một lời thề độc có thể khiến một người vác theo gánh nặng đi suốt cuộc đời, có thể thay đổi vận mệnh số phận của họ. Câu chuyện về lời thề độc tàn nhẫn này khi đặt vào câu chuyện của Kim Dung lại khiến người xem vô cùng nhức nhối và trăn trở.
Đó là bi kịch của Chu Chỉ Nhược – một người con gái bản chất ngây thơ và lương thiện nhưng vì gặp sức ép bên ngoài nên đã phải biến đổi tâm tính.
Nàng yêu Trương Vô Kỵ tha thiết nhưng vì bị sư phụ là Diệt Tuyệt sư thái bắt thề độc cấm giao du nên luôn phải đấu tranh gay gắt “bên hiếu bên tình”. Sau này khi có được Cửu Âm Chân Kinh thì Chu Chỉ Nhược lại luyện không đúng cách nên đi vào ma đạo. May mắn nhờ được Trương Vô Kỵ dùng Cửu Dương Chân Kinh hóa giải nên nàng đã hối lỗi và trở lại lương thiện.
Chu Chỉ Nhược vừa đáng thương vừa đáng trách
Lần đầu tiếp cận với Ỷ thiên đồ long ký, bạn sẽ cảm nhận được nỗi uất hận của Chu Chỉ Nhược khi tình yêu bị chối bỏ một cách phũ phàng, khiến nàng ngày một nhẫn tâm hiểm ác.
Tuy nhiên, càng đi sâu tìm hiểu tác phẩm thì tình cảm dành cho Chu Chỉ Nhược sẽ dần chuyển sang sự thương xót và thông cảm. Với tất cả những gì mà số phận đã an bài: bị ép nhận di mệnh của chưởng môn, bị ép ra Linh Xà Đảo, bị Triệu Mẫn phá vỡ hôn sự… thì có lẽ chúng ta nên dùng một cái nhìn rộng lượng cho nàng.
Theo TTVN
Quận chúa Triệu Mẫn: Dám yêu, dám hận
Nếu một người phụ nữ bản tính nham hiểm, độc ác thì sẽ bị xem thường và gọi là kẻ xấu xa vô dụng. Tuy nhiên, nếu một cô gái sinh ra vừa có nhan sắc, trí tuệ và thêm đôi phần tham vọng, tàn nhẫn thì mới thực sự là mẫu phụ nữ khiến người khác phải kiêng nể. Nhân vật Quận chúa Mông cổ Triệu Mẫn trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký của nhà văn Kim Dung thuộc vế thứ 2 đó.
Kim Dung không đặt nhiều tự tin cho nhân vật nam giới. Trong truyện của ông, phần lớn nhân vật nam đều thể hiện sự thiếu hoàn hảo, ví như Quách Tĩnh khù khờ ngốc nghếch hay Dương Quá nửa tà nửa chính... Tuy nhiên, nhân vật nữ dưới ngòi bút của Kim Dung lại luôn khiến người ta phải ấn tượng từ dung mạo, tính cách cho đến tài năng. Quận chúa Mông cổ Triệu Mẫn trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký là một trong những đại diện tiêu biểu nhất, được người hâm mộ tôn lên hàng "tuyệt phẩm" trong số các mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành.
Triệu Mẫn tài sắc vẹn toàn
Quận chúa Mông Cổ Triệu Mẫn trong tưởng tượng của người yêu truyện Kim Dung
Triệu Mẫn có tên là Triệu Minh, tên thật là Minh Minh Đặc Mục Nhĩ, là cành vàng lá ngọc trong phủ Nhữ Dương Vương. Nàng sở hữu sắc đẹp tuyệt trần, thông minh tài trí, võ công rất giỏi nhưng vì sinh ra trong nhung lụa nên tính cách rất ngang bướng, tự kiêu và ích kỷ trong chuyện tình cảm.
Trong truyện miêu tả, Triệu Mẫn là người thủ đoạn tàn nhẫn: dám hạ độc Trương Vô Kỵ, chặt ngón tay của các cao thủ võ lâm, định rạch mặt tình địch Chu Chỉ Nhược và thậm chí còn muốn bắt chước tổ tiên giết thật nhiều người để gây dựng sự nghiệp...Tuy nhiên, sau khi có tình cảm sâu nặng với Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn đã thay đổi hoàn toàn với quan niệm "xuất giá tòng phu".
Tất cả những miêu tả này của Kim Dung đều đứng trên quan điểm cá nhân Trương Vô Kỵ quan sát để diễn giải. Từ góc độ này cho thấy, mọi đánh giá về nhân vật đều chỉ mang tính tham khảo, cảm nhận từ phía người đọc, người xem mới là căn cứ chính xác hơn cả.
Ở thời kỳ đầu, các diễn viên vào vai Triệu Mẫn đều có nhiều nét tương đồng từ trang phục cho tới mái tóc
Trên màn ảnh Hoa ngữ từng nhiều lần xuất hiện hình ảnh Triệu Mẫn cá tính. Trong đó, 8 phiên bản được nhắc đến nhiều nhất là Uông Minh Thuyên (1979), Lưu Ngọc Phác (1984), Lê Mỹ Nhàn (1986), Trương Mẫn (1993), Diệp Đồng (1994), Lê Tư (2000), Giả Tịnh Văn (2002) và An Dĩ Hiên 2009.
Tạo hình nàng Quận chúa Triệu Mẫn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký qua từng thời kỳ cũng có rất nhiều thay đổi. Những năm thập nienen 70, 80, Uông Minh Thuyên, Lưu Ngọc Phác và Lê Mỹ Nhàn đều được bới kiểu tóc truyền thống phim cổ trang với phần mái hiển nhi sấy bồng trẻ trung. Khác biệt duy nhất giữa họ là kiểu bới cao thấp và độ dài ngắn của những lọn tóc xõa bên thái dương.
Hai mỹ nhân cổ trang Giả Tịnh Văn (trên) và Lê Tư xây dựng hình ảnh Triệu Mẫn duyên dáng, thông minh mưu trí
Về phần trang phục, những màu sắc được ưa chuộng là trắng, xanh nhạt và hồng phấn. Đặc điểm này thể hiện xuyên suốt lịch sử phát triển hình ảnh Triệu Mẫn. Đến thời điểm của Lê Tư, Giả Tịnh Văn vẫn được ưa chuộng. Tuy nhiên, sang đến phiên bản mới nhất năm 2009 do An Dĩ Hiên thủ vai thì nét văn hóa Mông Cổ đã được nhấn mạnh khắc họa. Triệu Mẫn lúc này thường xuyên xuất hiện trong các trang phục màu thổ cẩm đặc sắc, kết hợp thêm với mũ lông và trang sức đặc trưng.
Ở phiên bản mới nhất năm 2009, An Dĩ Hiên được bố trí nhiều trang phục mang đậm nét văn hóa thảo nguyên của người Mông Cổ
Về diễn xuất, hai mỹ nhân được khán giả dành cho nhiều khen ngợi là Lê Tư và An Dĩ Hiên. Với kinh nghiệm biểu diễn dạn dầy, hai mỹ nhân này đã mang đến cho Triệu Mẫn những cung bậc cảm xúc thật tinh tế, giúp người xem hiểu rõ hơn về nhiều mặt đối lập trong tính cách của nàng Quận chúa xinh đẹp này.
Triệu Mẫn dám yêu dám hận
Có thể nhiều người không thích nhân vật Triệu Mẫn. Cho rằng cô quá ranh mãnh và sắc sảo. Tuy nhiên, cũng chính nhờ những đặc điểm này đã giúp nàng thực hiện được nhiều thành công trong đời: khuất phục Lục đại môn phái đang chống phá người Mông Cổ, thống nhất Trung Nguyên và giới giang hồ... Tình yêu mù quáng cũng từng khiến Triệu Mẫn hạ độc các cao thủ Minh Giáo, lừa Trương Vô Kỵ ngã xuống hầm tối và phá đám cưới của Chu Chỉ Nhược.
Hình ảnh Triệu Mẫn dám yêu dám hận làm xúc động hàng triệu trái tim khán giả (An Dĩ Hiên, Đặng Siêu trong phiên bản năm 2009)
Tuy nhiên, mặc dù giàu tham vọng như vậy nhưng Triệu Mẫn lại có thể vứt bỏ tất cả gia đình, quyền lực để dấn thân vào nguy hiểm, bỏ nhà theo Trương Vô Kỵ. Trước người yêu, nàng dám thú nhận mọi lỗi lầm của mình, sám hối về những sai trái đã gây ra. Cách nàng bày tỏ tình yêu cũng rất mạnh mẽ, theo đúng phong thái của người Mông Cổ nhưng cũng không kém phần chân thành và đáng yêu. Vì Vô Kỵ, Triệu Mẫn đã chấp nhận từ bỏ thân phận, cũng chẳng còn thấy một Quận chúa độc ác, tai quái mà chỉ còn là một nàng Triệu Mẫn hiền lành, thông minh, yêu thương sâu sắc và hết mình.
Cuối truyện, Triệu Mẫn trải qua bao sóng gió đã được hạnh phúc đích thực bên Trương Vô Kỵ. Sau khi nhường lại chức giáo chủ Minh giáo cho Quang Minh tả sứ Dương Tiêu, họ lui về ẩn cư tại băng hỏa đảo, sống một cuộc sống mới giản dị và hạnh phúc.
Theo TTVN
Mỹ nhân trong phim kiếm hiệp Kim Dung Với tính phổ cập và được nhiều tầng lớp độc giả ái mộ, tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung đã được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất phải nhắc tới những tác phẩm truyền hình phản ánh sinh động cốt truyện, khắc họa tinh tế đặc thù riêng của nhân vật. Và một...