Đổ xô xem heo 4 nanh
Ba ngày qua, nhiều người dân kéo nhau đến thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa để xem con heo có 4 nanh.
Có mặt tại thôn Phước Lâm, chúng tôi dễ dàng nhận ra nhà của con heo lạ đang “cư trú” vì có rất đông người tụ tập bàn tán xôn xao. Đây là nhà của bà Nguyễn Thị Nhiên (63 tuổi), nằm trên Quốc lộ 26, nối huyện Ninh Hòa và tỉnh Đắk Lắk.
Con heo lạ nằm phía sau vườn, gần khu thờ Phật của bà Nhiên. Heo nặng khoảng 60 kg, có 4 răng nanh lòi ra ngoài. Hai răng dưới khá nhọn, dài khoảng 10 cm, 2 răng trên ngắn hơn, chừng 3 cm. Heo có màu đen trắng, lông dày và dài. Kinh nghiệm của một số nông dân cho biết đây là gi ống heo ỉ Móng Cái nhưng ở vùng này có nhiều người nuôi heo rừng nên có thể heo đã bị lai.
Câu chuyện được đồn thổi đến nỗi có người đem cả lư hương, đốt nhang cầu khấn. Mỗi người vào xem heo phải bỏ 10.000 – 20.000 đồng để cúng “ông” heo.
Bà Nhiên đã phát cho nhiều người một số tài liệu kể chuyện heo vẫy đuôi thích thú khi nghe bà tụng kinh, sau đó họ truyền tai nhau đến xem vì hiếu kỳ.
Video đang HOT
Người dân kéo nhau xem heo 4 nanh
Qua tìm hiểu, chủ nhân con heo là bà Nguyễn Thị Hoài, ngụ cùng thôn Phước Lâm. Bà Hoài cho biết con heo này bà nuôi đã được mười mấy năm. Ban đầu nuôi theo kiểu thả rông, heo đi lang thang kiếm ăn rồi về nhà. Thấy heo khôn nên bà Hoài giữ lại nuôi như chó mèo chứ không giết thịt. Cách đây không lâu, heo lên am bà Nhiên rồi ở lại đấy. “Tôi nuôi mười mấy năm trời nay chưa thấy heo khóc bao giờ. Ngay cả chuyện lạy Phật, nghe kinh, tôi cũng chưa thấy. Răng con heo nuôi lâu nó lú dần lên, đó cũng là điều bình thường. Vậy mà người ta đơm đặt khiến gia đình tôi mấy hôm này bị làm phiền quá” – bà Hoài nói.
Ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng Công an xã Ninh Xuân, cho biết: “Những câu chuyện đồn thổi xung quanh con heo này đều là tin đồn nhảm. Trước mắt, xã cử người đến nhà bà Nhiên vận động người dân không nên tụ tập bàn tán, làm mất trật tự địa phương. Xã đã yêu cầu bà Hoài đưa heo về. Công an đã yêu cầu bà Nhiên đóng cửa nhà, giải thích cho mọi người hiểu và thu lại toàn bộ tài liệu mà bà Nhiên đã phát tán cho mọi người”.
Theo 24h
Kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa
Vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ, khách không được ngồi gian giữa, vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ và ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù họ đã mất khách cũng không được ngồi vào.
Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.
Sapa nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, một huyện miền núi thuộc tỉnh Lào Cai. Gần đây, du khách, đặc biệt giới trẻ (cả tây lẫn ta) lại rất thích loại hình trekking, đi theo vết xe bò, len lỏi qua các đồi nương, suối khe, ruộng bậc thang để vào các bản xa xôi của đồng bào các dân tộc anh em.
Du lịch Sapa cần tìm hiểu văn hóa của người dân tộc nơi đây. Ảnh: Do Phong.
Đặt chân vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ nhưng nếu bản đang bận cúng thần hay đuổi tà ma, họ không muốn cho người lạ tham dự. Lúc đó trước cổng bản thường có một chùm lá xanh treo trên cây cột cao dựng nơi trang trọng để ai cũng nhìn thấy được mà tránh không vào.
Đi lại trong bản không cười đùa huyên náo như ngoài vườn hoa, công viên mà phải từ tốn, lịch lãm, tôn trọng cảnh quan tĩnh lặng vốn có của bản làng. Với các cháu nhỏ, dù yêu trẻ đến đâu cũng không xoa đầu chúng. Đồng bào cho rằng xoa đầu, hôn đầu trẻ làm chúng hoảng sợ, trẻ dễ bị đau ốm sài đẹn.
Trong bản thường có một khu vực chung thờ cúng rất linh thiêng: một khu rừng cấm, một gốc cây cổ thụ xum xuê cành lá nhiều năm tuổi, một hòn đá kỳ vĩ thờ thần thánh. Đó thường là nơi sạch, đẹp, mát mẻ, song du khách chớ đến đó dừng chân ngồi nghỉ ngơi, tâm tình, ăn uống, nằm ngả ngốn, vứt rác bừa bãi. Tối kỵ là không huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản. Bà con cho rằng âm thanh tiếng huýt sáo là gọi ma quỷ về bản.
Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi ở đấy. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.
Nhà người Mông xây dựng có cây cột to chôn sâu xuống đất, đụng cao đến nóc nhà, các cột khác nhỏ hơn. Cột đều kê trên mặt đất, cột cao nhất gọi là cột cái, nơi con ma trú ngụ, du khách không treo quần áo, ngồi dựa lưng vào cây cột "linh hồn" đó. Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.
Ngoài ra, khi gia chủ mời uống nước, uống rượu, nếu khước từ thì khách nên có lời nói khéo léo để chủ nhà hiểu, thông cảm, chớ úp bát xuống bàn, chỉ thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.
Trang phục mặc vào thăm bản không mặc loại lanh trắng chưa nhuộm, đó là màu sắc của tang lễ. Du khách đến với Sapa đừng quên tắm nước suối được pha nhiều vị lá cây của người Dao đỏ sẽ làm cho nước da săn chắc, khỏe khoắn và thưởng thức thắng cố bốc khói nghi ngút bên bếp lửa hồng, uống rượu ngô với thịt thú rừng nướng ngào ngạt thơm phúc.
Theo VNE
Bức màn huyền bí quanh đền Chẹ Đã từ lâu, người dân xã Quang Trung (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) chăm lo hương khói cho đền Chẹ không chỉ vì sự linh thiêng, mà ngôi đền này còn thờ một vị tướng dân tộc Mường có tên Lê Hắc Y dưới thời nhà Lê. Điều đáng quan tâm là trong khi tranh cãi về xuất thân của tướng Hắc Y trong...